Dù báo cáo thu nhập hồi tuần trước đã cho thấy sự tích cực, nhưng tuần này các nhà đầu tư đã chuyển sự chú ý đến các dữ liệu kinh tế, dự kiến có một số dữ liệu sẽ không quá khả quan.
Trong tuần này, các báo cáo thu nhập có thể là chất xúc tác chính cho thị trường. Nhưng với việc lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ suy yếu, các nhà đầu tư đang cảm thấy lo ngại dù Fed đã nhiều lần đảm bảo rằng chính sách nới lỏng tiền tệ vẫn sẽ được duy trì.
Có thế thấy rằng dù các công ty vẫn có kết quả kinh doanh khá tốt, nhưng dường như các nhà đầu tư đang nâng danh mục đầu tư bằng trái phiếu chính phủ do tạm lý lo ngại, điều này được thể hiện qua việc lợi suất sụt giảm. Thêm vào đó, những cổ phiếu phòng thủ đang có xu hướng tăng.
Cổ phiếu đang chịu áp lực từ lo ngại lạm phát
Bốn chỉ số chính của Mỹ, bao gồm chỉ số Dow Jones, chỉ số S&P 500, Nasdaq và chỉ số Russell 2000 – đều bán tháo vào hôm thứ Sáu, do các nhà đầu tư lo ngại rằng việc lạm phát tăng sẽ làm ảnh hưởng đến sự phục hồi của nền kinh tế. Dù doanh số bán lẻ đang rất tích cực, vốn là thước đo nghịch đảo của việc tăng tốc lạm phát, cũng không thể giúp thị trường bớt lo ngại.
Hôm thứ Sáu, các cổ phiếu đã tăng giá, dù chỉ số tiêu dùng của Michigan giảm xuống từ mức 85,5 của tháng trước, xuống còn 80,8, điều này đã khiến thị trường thất vọng.
Chỉ số S&P 500 đã giảm 0,75%. Các cổ phiếu phòng thủ đã được hỗ trợ khi thị trường cho rằng nền kinh tế sẽ không thể tăng trưởng nhanh chóng như kỳ vọng. Những cổ phiếu thuộc nhóm ngành tiện ích, hàng tiêu dùng thiết yếu và chăm sóc sức khoẻ đang tăng trưởng, trong khi các cổ phiếu của nhóm ngành phụ thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế đã dẫn đầu sự sụt giảm. Cổ phiếu của ngành năng lượng cũng không khả quan khi giảm 2,8%, do nhóm OPEC+ dường như đang chuẩn bị thống nhất để gia tăng sản lượng dầu thô.
Những cố phiếu có tình chu kỳ cũng đang suy yếu. Cổ phiều ngành nguyên vật liệu đã giảm khoảng 1,5%, cố phiếu ngành công nghiệp giảm 0,9% và cổ phiếu ngành tài chính giảm 1,4%. Môt số cổ phiều tăng trưởng cũng giảm, dù nhóm này đã được hưởng lợi trong thời kỳ đóng cửa nền kinh tế.
Nhóm cổ phiếu ngành công nghệ đã giảm khoảng 1% giá trị, cổ phiếu ngành dịch vụ cũng giảm 0,6%, trong khi các ca nhiễm Covid-19 liên quan đến biến thể Delta đang tăng nhanh ở Mỹ.
Trong tuần, chỉ số S&P 500 đã giảm 1% giá trị sau khi tăng lên mức cao kỷ lục vào hôm thứ Hai. Các cổ phiếu ngành năng lượng cũng giảm khá mạnh với 7,9%, cổ phiếu ngành nguyên vật liệu cũng giảm 2,3%, cố phiếu ngành tài chính giảm 1,6% và cổ phiếu của ngành công nghệ cũng giảm 1,5%,
Cổ phiều ngành dịch vụ truyền thông giảm gần 1%, trong khi cố phiếu ngành công nghệ giảm 0,6%. Xét trong tháng, chu kỳ 3 tháng và 6 tháng, các chỉ số vẫn cho thấy kết quả tương tự. Giao dịch theo kỳ vọng lạm phát chỉ chiếm ưu thế khi xét trong chu kỳ 1 năm.
Chỉ số Russell 2000 – đại diện cho giao dịch theo kỳ vọng lạm phát, đã hoạt động yếu hơn so với 3 chỉ số chính vào thứ Sáu. Chỉ số này đã giảm 1,3%.
Chỉ số tiêu biểu cho các công ty có vốn hóa nhỏ cũng đã giảm 5,1% trong tuần, đây là đợt bán tháo hàng tuần lớn nhất kể từ tháng Mười. Chỉ số này đã giảm gần gấp 5 lần so với Chỉ số Nasdaq 100, vốn là chỉ số đại diện cho những công ty công nghệ hàng đầu – đã được hỗ trợ trong thời gian đại dịch. Chỉ số Nasdaq 100 đã giảm 1,07% giá trị.
Hôm thứ Ba, bản cáo cáo lạm phát tiêu dùng được công bố với mức tăng trong 1 tháng là 0,9%, đây là mức tăng lớn nhất kể từ năm 2008. Bản báo cáo đã cho thấy chi phí tăng cao hơn khi nền kinh tế mở cửa trở lại sau đại dịch.
Bất chấp việc lạm phát đang tiếp tục gia tăng, Chủ tịch Fed – ông Jerome Powell vẫn cho biết chính sách tiền tệ nới lỏng vẫn sẽ được duy trì. Trong quá khứ, Fed sẽ phải duy trì các biện pháp hỗ trợ khi nền kinh tế hoạt động yếu kém, những thời điểm đó các cổ phiếu đều tăng vọt. Giờ đây, chúng ta có thể thấy cách thị trường phản ứng với những số liệu thực tế của nền kinh tế.
Xét về mặt kỹ thuật, chỉ số Nasdaq dường như đang điều chỉnh theo xu hướng tăng.
Trên biểu đồ có thể thấy, chỉ số Nasdaq đã hoàn thành mô hình nến Evening Star, cho thấy xu hướng giảm có thể xảy ra khi giá test lại mô hình tam giác vuông ở bêndưới.
Trong khi đó, chỉ số Russell 2000 đang hoàn thành đỉnh mà chỉ báo đã cho thấy sự phân kỳ âm trước đó.
Hôm thứ Sáu, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 đã đóng cửa ở mức 1,3%, gần với mức thấp nhất kể từ tháng 2, đây là dấu hiệu cho thấy thị trường đang trở nên thận trọng.
Trên biểu đố có thể thấy lợi suất đã hoàn thành mô hình lá cờ tăng, cho thấy một mô hình giảm giá thứ ba khác khi xu hướng giảm bắt đầu.
Đồng USD đã tăng phiên thứ hai liên tiếp vào hôm thứ Sáu, lên gần mức cao nhất kể từ tháng 4. Trong khi đó, già vàng đã suy yếu.
Hôm thứ Sáu, vàng đã ở trong mô hình nến Evening Star, biểu đồ trên cho thấy nêm tăng cuối cùng cũng sẽ hoàn thành.
Về Bitcoin, đồng tiền điện tử này đã tăng nhẹ và hiện đang ở gần các mức đáy kể từ tháng 1.
Thị trường dầu thô ghi nhận mức giảm hàng tuần mạnh nhất trong tháng, nguyên nhân là do triển vọng nguồn cung tăng khi liên minh OPEC + sắp đạt được thỏa thuận gia tăng sản lượng.
Hôm thứ Sáu, giá dầu WTI đã cố gắng tăng lên, nhưng vẫn đóng cửa với mức giảm 3,7% trong tuần, đây là mức giảm nhiều nhất kể từ tháng 3 đến nay. Trên biểu đồ hàng ngày, chỉ báo RSI đang cho thấy sự phân kỳ âm, chạm đỉnh ở bên dưới mức cao nhất của tháng 3, trong khi giá đang tăng 13%. Liệu đường MA 50 có thể tìm thấy ngưỡng kháng cự dưới đường MA 200 hay không? Đây sẽ là dấu hiệu cho xu hướng giảm hay bật lên trên?
Trong tuần này, một số công ty thuộc nhóm ngành hàng không, đường sắt và doanh nghiệp bán lẻ như Johnson & Johnson, International Business Machines, Netflix và Coca-Cola sẽ công bố báo kết quả thu nhập của quý 2/2021.
Lịch kinh tế trong tuần
Thứ Hai
- Úc – Công bố biên bản cuộc họp của RBA
Thứ Ba
- Mỹ – Công bố báo cáo giấy phép xây dựng: Có thể tăng từ 1,683 triệu của tháng trước lên 1.700 triệu.
Thứ Tư
- Mỹ – Công bố trữ lượng dầu thô: dự kiến sẽ tăng từ -7.897 triệu thùng lên -4.359 triệu thùng.
Thứ Năm
- Khu vực EU – Công bố quyết định về lãi suất của Ngân hàng ECB: dự kiến vẫn duy trì ở mức 0,00%
- Khu vực EU – Cuộc họp báo ECB
- Mỹ – Công bố doanh số bán nhà hiện tại: dự báo rằng sẽ tăng lên 5,90 triệu, từ mức 5,80 triệu của tháng trước.
Thứ Sáu
- Vương quốc Anh – Công bố doanh số bán lẻ: dự kiến sẽ tăng từ -1,4% lên mức 0,5%.
- Đức – Chỉ số PMI Sản xuất: dự kiến có thể giảm từ 65,1 xuống mức 64,1.
- Vương quốc Anh – Công bố Chỉ số PMI sản xuất: dự kiến sẽ giảm từ 63,7 xuống 62,9.
- Vương quốc Anh – Chỉ số PMI dịch vụ: dự báo sẽ giảm từ 62,4 xuống còn 62,0.
- Nga – Công bố Quyết định về lãi suất: dự kiến sẽ tăng từ 5,50% lên mức 6,00%.
- Canada – Dữ liệu doanh số bán lẻ cơ bản: dự kiến sẽ tăng từ -7,2% lên mức -2,0%.
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien
Tôi là Nguyễn Minh Tâm – Admin Website, Cộng Đồng Thư Viện Tài Chính | Nơi chia sẻ kiến thức, thông tin về giao dịch và đầu tư tài chính hàng đầu tại Việt Nam. Với gần 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trên các thị trường tài chính khác nhau và hơn 4 năm đào tạo huấn luyện, tôi đã giúp hơn +5000 nhà đầu tư, +300 đối tác, nhân viên có được cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn thông qua việc hiểu và thực thi các chiến lược giao dịch, đầu tư hiệu quả thị trường tài chính.Hãy theo dõi Tâm và Thư Viện Tài Chính để công việc đầu tư của bạn thuận lợi hơn nhé! Chúc bạn thành công!