CAPEX là gì? Làm thế nào để ứng dụng CAPEX hiệu quả trong đầu tư chứng khoán? Ngay trong bài viết này sẽ cung cấp cho nhà đầu tư các kiến thức vô cùng thú vị về CAPEX. Mở màn bài học hôm nay chính là khái niệm CAPEX là gì? Mời bạn đọc tìm hiểu cùng Thuvientaichinh nhé!
CAPEX là gì?
Các biến động tăng giảm giá của một cổ phiếu bị ảnh hưởng rất nhiều từ hoạt động của công ty phát hành cổ phiếu. Trong đó, CAPEX là một yếu tố không thể thiếu và có sức ảnh hưởng rất lớn đến chi phí hoạt động của một công ty. Cụ thể hơn thì CAPEX sẽ phản ánh chi phí đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp. Đó có thể là chi phí cho khởi công xây dựng một nhà máy mới hoặc đầu tư thêm vào thiết bị máy móc.
Bạn thấy đó, những khoản chi phi đầu tư vào các hạng mục cố định là vô cùng lớn. Từ đó, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận cuối cùng mà các doanh nghiệp đạt được. Chính vì vậy, chi phí CAPEX được xem là quyết định tài chính lớn và quan trọng của doanh nghiệp.
Đặc điểm của CAPEX
- Các khoản chi phí CAPEX sử dụng thường liên quan đến giá trị lớn hoặc quy mô lớn hoặc cả 2. Do đó, số tiền này sẽ được sử dụng trong nhiều năm liền và sau khi hoàn thành chúng sẽ trở thành tài sản cố định của doanh nghiệp.
- Khi chi phí CAPEX được sử dụng thì cần phải có một thời gian dài để thu hồi vốn. Nếu như chi phí vốn giảm sẽ kéo theo sự tụt giảm giá trị của tài sản cố định sau mỗi kỳ kế toán.
- Trong bảng báo cáo, CAPEX sẽ được ghi nhận với nhiều hạng mục khác nhau. Các doanh nghiệp có thể sử dụng chi phí này vào mua bất động sản, đầu tư máy móc, thiết bị hay xây dựng nhà xưởng.
- Đặc biệt trong mỗi lĩnh vực ngành nghề kinh doanh khác nhau, chi phí CAPEX sẽ cho ra giá trị khác nhau. Nhìn chung ngành viễn thông, khai thác dầu mỏ và sản xuất sẽ cho ra chỉ số CAPEX cao nhất. Vì chi phí vốn họ bỏ ra để đầu tư cho hạng mục cố định cao hơn những ngành khác.
Ứng dụng chỉ số CAPEX hiệu quả trong đầu tư chứng khoán
Để tạo nên kết quả phân tích tình hình hoạt động doanh nghiệp tốt nhất, nhà đầu tư nên kết hợp chỉ số CAPEX với một số chỉ số tài chính khác. Chẳng hạn như trong bài viết này, Thuvientaichinh sẽ kết hợp chỉ số CAPEX với CFO, FCFF và FCFE.
Mời bạn cùng đọc qua thông tin phân tích và hướng dẫn cách áp dụng chỉ số CAPEX trong đầu tư chứng khoán ngay sau đây nhé!
Kết hợp chỉ số CAPEX và CFO
- Chúng ta có được công thức CFO/CAPEX. Trong đó, CFO chính là dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh.
- Nếu như giá trị ghi nhận được > 1 thì hoạt động kinh doanh của công ty A có đủ khả năng tạo ra tiền mặt chi trả cho các khoản chi phí dài hạn.
- Nếu như giá trị ghi nhận được < 1 thì hoạt động kinh doanh của công ty A đang được đánh giá thấp vì không đủ khả năng tạo ra tiền mặt chi trả cho việc duy trì sản xuất kinh doanh và mua sắm tài sản cố định.
Kết hợp chỉ số CAPEX và FCFF
- Công thức tính FCFF dựa trên CAPEX bằng EBIT x (1 – Thuế thu nhập doanh nghiệp) + Khấu hao – CAPEX – Thay đổi vốn lưu động.
- Dựa trên sự kết hợp này bạn sẽ đánh giá được ban lãnh đạo của công ty có đang quản lý tốt nguồn tài chính của mình hay không. Vì nó phản ánh lên dòng tiền tự do của một doanh nghiệp được đo lường sau khi trừ đi các khoản thuế.
Kết hợp chỉ số CAPEX và FCFE
- Công thức tính FCFE dựa trên CAPEX bằng (EBIT – Chi phí lãi vay) x (1 – Thuế thu nhập doanh nghiệp) + Khấu hao – CAPEX – Thay đổi vốn lưu động + (Vay nợ mới – Trả nợ cũ).
- Với FCFE chúng ta sẽ hiểu đây là một dòng tiền sau khi trừ đi các khoản thuế, lãi suất, nợ hay chi phí đầu tư. Chính vì vậy, chúng ta có thể dựa vào sự kết hợp này để nhận định một công ty đang kinh doanh có lãi hay không.
- Từ đó, chúng ta có thể đánh giá được triển vọng của một mã cổ phiếu trong tương lai. Cũng như việc chi trả cổ tức cho các cổ đông của doanh nghiệp.
Chỉ số CAPEX bao nhiêu là tốt?
Việc đánh giá chỉ số CAPEX bao nhiêu là tốt sẽ phụ thuộc vào 4 yếu tố sau đây:
- Giai đoạn phát triển: Nếu một công ty mới sẽ chi rất nhiều vào các danh mục tài sản cố định và chỉ số CAPEX sẽ có một số liệu khác. Còn với những công ty làm đã đi vào hoạt động ổn định thì chỉ số CAPEX sẽ được đánh giá vào việc “trùng tu” máy móc, nhà xưởng.
- Năng lực tài chính: Nếu một công ty đang muốn đầu tư vào một dự án mới thì họ cần phải kiểm định năng lực tài chính hiện tại có đủ đáp ứng hay không. Cụ thể ở đây là khả năng sử dụng chi phí CAPEX cho các dự án.
- Biên lợi nhuận gộp: Các hạng mục chi trả cho tài sản cố định là không thể thiếu. Tuy nhiên, bạn cần xem xét đến biên lợi nhuận gộp của một công ty đang hiệu quả hay không để đánh giá hoạt động tái đầu tư của công ty ấy là như thế nào.
- Lợi nhuận sau thuế: Dựa vào báo cáo tài chính sau mỗi năm, nhà đầu tư chứng khoán hãy so sánh CAPEX với lợi nhuận sau thuế của công ty phát hành cổ phiếu. Vì từ đó bạn sẽ biết được lợi thuế cạnh tranh cũng như triển vọng cổ phiếu trong tương lai.
Bài viết liên quan:
- Tìm hiểu về ngoại hối forex là gì?
- Hướng dẫn forex đầy đủ nhất
- Làm giàu từ forex được không? Forex kiếm tiền có dễ
- Đầu tư forex là gì? Cách đầu tư forex
- Top các sàn forex uy tín nhất hiện nay
- Hiện nay, đầu tư forex có hợp pháp không?
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien