Bất kể nhà giao dịch nào cũng cần phải biết cách sử dụng chỉ báo phân tích kỹ thuật để theo dõi và dự đoán xu hướng giá trên thị trường. Trong bài học hôm nay, Thư Viện Tài Chính sẽ cùng các bạn phân biệt hai loại chỉ báo là chỉ báo đi trước xu hướng (leading indicator) và chỉ báo theo sau xu hướng (lagging indicator). Hãy theo dõi để chọn lọc chỉ báo phù hợp và giao dịch hiệu quả!
Trong giao dịch Forex có 2 dạng chỉ báo chính
- Chỉ báo đi trước xu hướng (leading indicator): đây còn được gọi là chỉ báo nhanh hoặc chỉ báo dẫn dắt.
- Chỉ báo theo sau xu hướng (lagging indicator): đây là chỉ báo chậm, hay còn gọi là chỉ báo động lượng (momentum), phản ánh những tín hiệu sau khi xu hướng đã hình thành.
Để đưa ra tín hiệu giao dịch một cách hiệu quả nhất, nhà đầu tư cần phải biết cách kết hợp 2 loại chỉ báo đi trước xu hướng và theo sau xu hướng. Tại sao lại như vậy? Hãy cùng tìm hiểu về ưu nhược điểm của 2 loại chỉ báo để hiểu rõ hơn!
Tại sao chỉ báo kỹ thuật nên được sử dụng?
Thông thường, các chỉ báo kỹ thuật sẽ có ba chức năng: cảnh báo, xác nhận và dự đoán.
- Chức năng cảnh báo: Tất nhiên khi được biểu hiện thông qua đồ thị thì tất cả những xu thế của thị trường cũng đều được hiện lên mồn một. Các chỉ báo đi trước xu hướng và chỉ báo đi sau xu hướng sẽ cảnh báo đến các nhà đầu tư để họ thực sự có những điểm tin chính xác liên quan đến giao dịch của mình.
- Chức năng xác nhận: Xác nhận lại tất cả những thông tin, xu thế của thị trường để một lần nữa kiểm chứng những diễn biến, xu thế có thể xảy ra.
- Chức năng dự đoán: Hầu hết các nhà đầu tư đều xem đây là một chức năng quan trọng bởi đường đi nước bước của thị trường đều có thể ghi nhận tại đây, nhà đầu tư có thể căn cứ vào đó để đưa ra những diễn biến trên thị trường.
Chỉ báo đi trước xu hướng (leading indicator)
Đây chỉ báo đi trước biến động giá, có sự dao động (oscillator), tính toán và mô tả sự dao động giá tại khoảng thời gian cụ thể, từ đó giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát về thị trường và đưa ra kế hoạch nên mua hay bán trong thời gian tới. Chỉ báo dẫn dắt có thể đưa ra tín hiệu dự báo về xu hướng giá hoặc cảnh báo về sự đảo chiều.
Chỉ báo có thể giúp nhà đầu tư xác định tình trạng quá bán và tìm cơ hội mua trong xu hướng tăng. Hoặc xác định trạng thái quá mua và giúp nhà đầu tư tìm cơ hội bán trong xu hướng giảm.
Những chỉ báo đi trước xu hướng bao gồm Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI), Xung lượng (Momentum), ATR, Stochastic, ADX….
Ưu điểm của chỉ báo leading:
- Chỉ báo đưa ra tín hiệu giúp nhà đầu tư dự đoán về tình trạng của nền kinh tế so với xu hướng của thị trường sắp diễn ra, từ đó nhà đầu tư có thể theo dõi, dự đoán xu hướng giá và nắm bắt cơ hội giao dịch.
Nhược điểm của chỉ báo leading:
- Bởi vì là chỉ báo nhanh, nên nhà đầu tư có thể gặp rủi ro hoặc bị nhiễu tín hiệu khi sử dụng.
- Chỉ báo có thể đưa ra tín hiệu thiếu chính xác, do đó các nhà đầu tư nên kết hợp sử dụng những loại chỉ báo phù hợp.
Chỉ báo theo sau xu hướng (lagging indicator)
Đây là chỉ báo bám theo hành động giá, thuộc loại chỉ báo chậm, phản ánh những tín hiệu sau khi xu hướng đã hình thành, thường cho tín hiệu tốt nhất khi thị trường có xu hướng mạnh.
Thông thường, chỉ báo này sẽ báo hiệu sau khi xu hướng được hình thành, đồng thời thu hút thêm nhiều nhà đầu tư khi xu hướng chưa bị phá vỡ.
Những chỉ báo đi sau xu hướng được sử dụng nhiều nhất là các đường trung bình động MA và chỉ báo MACD,…
Ưu điểm của chỉ báo lagging:
- Mang lại tín hiệu đáng tin cậy hơn so với chỉ báo trước xu hướng.
Nhược điểm của chỉ báo lagging:
- Không hiệu quả khi thị trường không có xu hướng (đi ngang)
- Chỉ báo có độ trễ và có thể gây nhiễu tín hiệu.
Lưu ý trong việc sử dụng các chỉ báo
- Các chỉ báo không phải là thần thánh vậy nên chúng ta không nên tuyệt đối hóa chúng. Đây chỉ là những công cụ hỗ trợ cho các nhà đầu tư để theo dõi, phân tích và nghiên cứu thị trường. Cuối cùng là góp phần đem đến những quyết định đầu tư thật chính xác đem lại những cơ hợi kiếm lời thật sự hiệu quả.
- Với chức năng quan trọng của các chỉ báo chúng chỉ được phát huy có hiệu quả khi được kết hợp với những công cụ phân tích khác đi kèm. Vậy nên để xác định thời điểm vào lệnh, chốt lời hay cắt lỗ thì mỗi nhà đầu tư bắt buộc phải vận dụng nhiều kiến thức giao dịch Forex chứ không thể trông chờ vào 01 chỉ báo.
- Bên cạnh đó việc lựa chọn sử dụng chỉ báo nào cũng rất quan trọng. Nếu dùng không đúng hiểu không đến nơi không những làm bạn mất thời gian mà còn ảnh hưởng đến chất lượng giao dịch của bạn. Kết hợp các chỉ báo có chức năng bổ sung sẽ đem lại hiệu quat tuyệt vời.
Bài viết này giới thiệu khái niệm về các chỉ báo kỹ thuật và giải thích cách sử dụng chúng trong phân tích. Từ đó, bạn có thể biết cách đọc các chỉ báo dao động và tín hiệu từ chỉ báo. Cuối cùng ta sẽ đi vào phân tích từng loại chỉ báo với ví dụ cụ thể. Chúc các bạn sớm thành công.
Bài viết liên quan
- Hỗ trợ và kháng cự là gì? Cách xác định và giao dịch hiệu quả
- Margin Level là gì? Cách tính mức ký quỹ trong Forex chính xác
- Price Action là gì? Tìm hiểu về phương pháp giao dịch hành động giá
- MT4 là gì? Hướng dẫn cách sử dụng MetaTrader 4 mới nhất
- MT5 là gì? Hướng dẫn cách sử dụng MetaTrader 5 mới nhất
- Trendline là gì? Cách vẽ Trendline (đường xu hướng) đúng chuẩn