Nội dung đánh giá:
Sàn giao dịch Pepperstone là một cái tên broker sáng giá đến từ Australia. Thậm chí, Pepperstone đã từng xuất hiện trên bảng vàng các nhà môi giới xuất sắc nhất thế giới. Chính vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm một broker uy tín và có nền tảng công nghệ vượt trội thì không nên bỏ qua bài đánh giá sàn giao dịch Pepperstone ngay sau đây nhé!
Đánh giá tổng quan về sàn giao dịch Pepperstone
Úc là quốc gia có số lượng sàn giao dịch Forex lớn nhất trên thế giới. Và sàn giao dịch Pepperstone cũng có trụ sở chính được đặt tại Melbourne, Úc từ năm 2010. Điều đặc biệt là sàn giao dịch Pepperstone được thành lập bởi một nhóm các trader tài chính dày dặn kinh nghiệm.
Ngay từ thời điểm mới thành lập, sàn giao dịch Pepperstone đã mong muốn mang lại một cái nhìn mới, một trải nghiệm mới dành cho khách hàng của mình. Chính vì vậy họ đã không ngừng nỗ lực cung cấp các dịch vụ tối ưu cùng tốc độ khớp lệnh cao và mức phí chênh lệch spread thấp hơn so với những broker khác. Và thật tốt khi sàn giao dịch Pepperstone đã duy trì được điều này hơn 12 năm qua.
Hiện tại sàn giao dịch Pepperstone đang phục vụ cho hơn 300.000 khách hàng ở hơn 150 quốc gia. Bình quân mỗi ngày sàn ghi nhận được 12.55 tỷ USD giao dịch được xử lý mỗi ngày.
Trong hơn 1 thập kỷ hoạt động, sàn giao dịch Pepperstone cũng đã nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá, uy tín. Cụ thể họ đã nhận được giải thưởng từ Investment Trends, Deloitte và Compare Forex Brokers.
Sàn giao dịch Pepperstone uy tín hay lừa đảo?
Để đánh giá được sàn giao dịch Pepperstone uy tín hay lừa đảo, Thuvientaichinh sẽ căn cứ vào giấy phép hoạt động của họ cũng như quyền lợi sàn Pepperstone dành cho khách hàng của mình. Hãy tiếp tục cùng Thuvientaichinh theo dõi phần nội dung hấp dẫn sau nhé!
Giấy phép hoạt động của sàn giao dịch Pepperstone
Với thời gian hoạt động trên thị trường tài chính, sàn giao dịch Pepperstone đang nhận được sự giám sát của 2 cơ quan tài chính hàng đầu thế giới. Đó chính là:
- ASIC: Uỷ ban Chứng khoán và đầu tư Úc.
- FCA: Cơ quan quản lý tài chính vương quốc Anh.
Không giống như các đối thủ khác của mình, sàn giao dịch Pepperstone không sở hữu quá nhiều giấy phép hoạt động. Tuy nhiên chỉ với 2 loại giấy phép ASIC và FCA cũng đã đủ khẳng định mức độ uy tín của nhà môi giới này. Như vậy, các chứng chỉ này sẽ trở thành “tấm áo giáp” giúp cho các nhà đầu tư cảm thấy an tâm hơn khi giao dịch tại đây.
Và hiện tại sàn giao dịch Pepperstone đã được phép hoạt động ở hơn 150 quốc gia cùng nhiều giải thưởng danh giá khác. Điển hình như:
- Sàn có điều kiện giao dịch chuyên nghiệp phù hợp nhất.
- Nhà môi giới Forex ECN toàn cầu tốt nhất.
- Nhà môi giới số 1 về phí chênh lệch.
Quyền lợi dành cho nhà đầu tư Forex
Để đạt được các loại giấy phép hoạt động như trên, sàn giao dịch Pepperstone phải xây dựng cũng như duy trì được rất nhiều tiêu chí. Cụ thể nhà đầu tư sẽ được đảm bảo quyền lợi như sau:
- Tài khoản tách biệt hoàn toàn: Mấu chốt lớn nhất của 2 cơ quan tài chính ASIC và FCA là họ yêu cầu các broker phải tách biệt toàn khoản của mình với khách hàng. Cụ thể khi bạn gửi tiền vào sàn Pepperstone thì tiền của bạn sẽ được lưu trữ ở Ngân hàng Quốc gia Úc (NBA). Không những thế, sàn giao dịch phải đảm bảo được số vốn tối thiểu tương đương 1 triệu bảng Anh hoặc 1 triệu USD Úc. Thông tin này như minh chứng đảm bảo sàn giao dịch Pepperstone có tiềm lực tài chính tốt.
- Sàn giao dịch Pepperstone phải là thành viên của Cơ Quan Khiếu Nại Tài Chính Úc (AFCA). Vì như vậy sẽ đảm bảo được quyền lợi của các bên tham gia hoạt động tài chính. Nếu xảy ra tranh chấp, các đơn vị này sẽ đứng ra giải quyết vấn đề một cách công bằng nhất.
- Trong trường hợp Pepperstone mất khả năng thanh toán thì họ phải đảm bảo được khoản đền bù dành cho tất cả khách hàng của mình lên đến 85,000 bảng Anh.
- Đồng thời để đảm bảo hoạt động minh bạch của mình, sàn giao dịch Pepperstone phải tuân thủ cơ chế kiểm toán độc lập. Như vậy sàn sẽ không làm các báo cáo thiếu uy tín, lừa đảo khách hàng của mình. Thêm một thông tin thú vị hơn nữa là báo cáo tài chính của sàn Pepperstone được thực hiện bởi Ernst and Young (1 trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới).
Từ những thông tin về giấy phép hoạt động và quyền lợi dành cho khách hàng ở trên. Riêng quan điểm cá nhân của admin thì chúng tôi đánh giá rất cao sàn giao dịch Pepperstone. Còn bạn thì sao? Nếu bạn đang cần phân tích thêm thông tin thì hãy tiếp tục theo dõi phần nội dung bên dưới đây nhé!
Các sản phẩm giao dịch tại sàn Pepperstone
Hiện tại, sàn giao dịch Pepperstone cung cấp đủ các sản phẩm tài chính dành cho khách hàng của mình. Tuy nhiên mỗi nhóm sản phẩm có số lượng cũng chỉ vừa đủ mà thôi. Nhưng với mức đòn bẩy phù hợp cùng spread thấp chỉ từ 0 pip trở lên sẽ giúp cho trader trải nghiệm đầu tư tốt nhất.
Sau đây là các sản phẩm giao dịch tại sàn Pepperstone:
- Hơn +1800 cổ phiếu hàng đầu sàn chứng khoán Mỹ, Châu Âu, Châu Úc.
- Hơn +100 quỹ đầu tư ETF, trái phiếu hàng đầu thế giới.
- Hơn +17 loại hàng hóa, bao gồm cà phê, ca cao, bông, nước cam, đường…
- Hơn +61 cặp tiền tệ forex.
- 14 chỉ số chứng khoán, chỉ số tiền tệ hàng đầu như (SP500, USD Index,…)
- 4 loại kim loại quý, bao gồm vàng và bạc, Bạch kim và Paladi chia thành hơn 20 sản phẩm giao dịch khác nhau.
- Nhiều loại sản phẩm năng lượng, bao gồm dầu thô Brent, dầu thô WTI, khí gas…
- Nhiều loại tiền điện tử hàng đầu bao gồm Bitcoin, Bitcoin Cash, Dash, Ethereum, Litecoin…
Các loại tài khoản giao dịch tại sàn Pepperstone
Sàn giao dịch Pepperstone đang cung cấp 4 loại tài khoản khác nhau. Như vậy nhà đầu tư sẽ được tự do trải nghiệm các điều kiện giao dịch tại broker này. Thuvientaichinh sẽ nêu ra đặc điểm của từng tài khoản hiện có trên Pepperstone nhé!
Tài khoản Edge Standard
- Đây chính là dạng tài khoản tiêu chuẩn dành cho tất cả các nhà đầu tư.
- Mức nạp tiền tối thiểu là 10 đô la Mỹ.
- Mức đòn bẩy tối đa là 1:500.
- Không tính phí hoa hồng.
- Sản phẩm được giao dịch là 6 loại bao gồm Forex, chỉ số, kim loại, năng lượng, hàng hóa và tiền điện tử.
- Mức spread từ 1 pips.
- Mức giao dịch tối thiểu là 0.01 lot.
- Mức giao dịch tối đa là 100 lot.
Tài khoản Edge Razor
- Tài khoản này sẽ chuyên dành với những trader nào có nhiều kinh nghiệm, giao dịch khối lượng lớn hoặc lướt sóng.
- Mức nạp tiền tối thiểu là 10 đô la Mỹ.
- Mức đòn bẩy tối đa là 1:500.
- Có tính phí hoa hồng là 7 USD/lot/2 chiều.
- Sản phẩm được giao dịch là 6 loại bao gồm Forex, chỉ số, kim loại, năng lượng, hàng hóa và tiền điện tử.
- Mức spread từ 0 pip.
- Mức giao dịch tối thiểu là 0.01 lot.
- Mức giao dịch tối đa là 100 lot.
Tài khoản Hồi giáo Pepperstone
- Đặc điểm của tài khoản này chính là không hoán đổi.
- Mức nạp tiền tối thiểu là 10 đô la Mỹ.
- Không tính phí hoa hồng.
- Mức spread từ 1 pips đến 1,2 pips.
- Tài khoản này cho phép mở rộng quy mô, bảo hiểm rủi ro và EA.
Tài khoản Active Trader
- Tài khoản này dành cho những trader, tổ chức nào có thể dịch chuyển số lượng nguồn vốn lớn.
- Tài khoản được hỗ trợ thêm một số tính năng nâng cao. Điển hình như quản lý tài khoản tùy chỉnh, lưu trữ VPS, báo cáo nâng cao và giải pháp giao dịch tùy chỉnh.
- Thậm chí nhà đầu tư hoàn toàn có thể trải nghiệm giao dịch thông qua API hoặc trader khác.
Các loại phí giao dịch tại sàn Pepperstone
Theo đánh giá thị trường chung thì Pepperstone là sàn giao dịch có mức phí thấp cũng như tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho những trader nào thực hiện lệnh trong ngày. Không những thế, họ còn không tính phí nạp rút tiền, phí hoa hồng và phí giao dịch cực kỳ cạnh tranh. Đặc biệt, sàn giao dịch Pepperstone cam kết không có mức phí bổ sung thêm. Chính vì vậy chúng ta có thể đánh giá được tính minh bạch của nhà môi giới này.
Riêng về phí spread chênh lệch của các sản phẩm Forex thì sàn Pepperstone đang áp dụng nhiều mức khác nhau. Cụ thể đó là:
- Múc phí spread của EUR / USD là 0.13 pips.
- Mức phí spread của AUD / USD là 0.18 pips.
Còn về phí hoa hồng thì sàn có thể thu hoặc không thu tùy thuộc vào từng loại tài khoản. Tuy nhiên mức chung tối thiểu là 3,50 USD / lot trên nhiều loại tiền tệ và 0,02 USD mỗi cổ phiếu CFD. Theo đó, nền tảng khác nhau thì mức phí hoa hồng cũng sẽ khác nhau.
Bên cạnh đó, phí qua đêm của sàn giao dịch Pepperstone được tính theo công thức cố định là lãi suất chuẩn khu vực + 2,5%.
Kết luận lại về các loại phí giao dịch trên sàn Pepperstone thì broker này thuộc dạng có mức phí thấp. Cũng như:
- Phí giao dịch trên sàn Pepperstone chỉ được tính khi bạn tiến hành đặt lệnh. Từ đó bạn phải chấp nhận các loại phí bao gồm phí hoa hồng, phí chênh lệch, phí qua đêm và phí chuyển đổi tiền tệ.
- Có thể đối với nhiều trader cho rằng phí giao dịch sẽ không liên quan đến lệnh giao dịch. Tuy nhiên, bạn cần xem xét yếu tố này để xác định được nhà môi giới phù hợp với nguồn tài chính của mình hay không.
Các hình thức nạp và rút tiền trên sàn Pepperstone
Hiện tại các hình thức nạp và rút tiền trên sàn Pepperstone khá đa dạng. Theo đó bạn có thể lựa chọn 1 trong các hình thức như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, Skrill, Neteller, Union Pay, BPay, POLi và PayPal.
Điểm đặc biệt ở đây là nhà đầu tư được cấp quyền truy cập vào khu vực khách hàng an toàn của riêng mình. Do đó quá trình quản lý tài khoản và thanh toán cũng trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Đặc biệt mọi quá trình này được đảm bảo an toàn và bảo mật.
Tuy nhiên trong quá trình nạp rút tiền sàn Pepperstone thì chúng ta không thể nào tránh được tình trạng thời gian nhận được tiền lâu hơn. Và không chỉ riêng sàn giao dịch Pepperstone, mà các nhà môi giới khác cũng không thể tránh được sự cố này. Nên đây là vấn đề nhỏ mà các trader có thể bỏ qua nhé!
Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của sàn giao dịch Pepperstone
Như vậy là chúng ta đã tìm thấy được nhiều khía cạnh tốt của sàn giao dịch Pepperstone. Tuy nhiên không một nhà môi giới nào là tốt nhất 100%. Sàn Pepperstone cũng như vậy vì họ cũng có các ưu điểm và nhược điểm.
Ưu điểm của sàn giao dịch Pepperstone
- Nhà môi giới này nhận được sự giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan tài chính uy tín nhất thế giới, bao gồm ASIC và FCA. Với thông tin này các nhà đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm giao dịch một cách thoải mái nhất.
- Mức chênh lệch thấp vì giá trị tài sản mà sàn giao dịch Pepperstone ghi nhận được là từ 22 ngân hàng lớn.
- Mức tiền nạp tối thiểu chỉ từ 10 đô la Mỹ, nếu so với những broker khác thì có sàn yêu cầu đến 1.000 đô la.
- Tốc độ khớp lệnh của sàn Pepperstone được đánh giá là rất nhanh.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng cực kỳ tốt, sẵn sàng hỗ trợ tất cả vấn đề của trader.
- Nền tảng giao dịch hỗ trợ đa ngôn ngữ.
Nhược điểm của sàn giao dịch Pepperstone
- Nền tảng giao dịch của Pepperstone còn khá hạn chế vì họ cũng cho phép khách hàng giao dịch trên Metatrader.
- Nhóm đối tượng khách hàng đến từ Hoa Kỳ, Ấn Độ và New Zealand sẽ không được giao dịch trên broker. Đây là một điểm hạn chế lớn của Pepperstone.
- Các chương trình khuyến mãi vẫn còn hạn chế và không đa dạng, phong phú. Như vậy các nhà đầu tư sẽ không thể nào trải nghiệm giao dịch với mức chi phí tối ưu nhất.
Có nên giao dịch trên sàn Pepperstone?
Với những thông tin trên, sàn Pepperstone xứng đáng ghi nhận được các phản hồi tích cực từ nhà đầu tư. Đặc biệt nhất là phần lệ phí của sàn Pepperstone đang cực kỳ cạnh tranh với doanh tiếng ngày càng vương xa.
Tiếp tục đến phương diện kiểm soát thì sàn Pepperstone được quản lý tốt bởi nhiều cơ quan tài chính lớn trên thế giới. Không những thế họ còn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình dành cho quyền của khách hàng. Do đó, các nhà đầu tư trên thế giới mới ngày càng tin tưởng broker này.
Trong tương lai, Thuvientaichinh tin rằng Pepperstone sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công hơn nữa. Với phương diện cung cấp các giao dịch tự động, nghiên cứu được cung cấp nội bộ và thông qua quan hệ đối tác của bên thứ ba đã giúp ích cho Pepperstone rất nhiều.
Hy vọng với những thông tin này, nhà đầu tư đã nhìn nhận được bức tranh tổng quan về review đánh giá sàn Pepperstone. Chúc bạn mau chóng tìm được sàn giao dịch phù hợp với điều kiện của mình nhé!
Chân thành cảm ơn bạn đã bài viết này. Hãy tiếp tục theo dõi chuỗi đánh giá sàn giao dịch của Thuvientaichinh bạn nhé. Mỗi lượt xem bài viết của bạn như động lực để chúng tôi được phát triển thêm trong tương lai.
Bài viết liên quan:
- Tickmill Review | Đánh giá sàn Tickmill mới nhất 2023
- Exness Review | Đánh giá sàn Exness mới nhất 2023
- LiteFinance Review | Đánh giá sàn LiteFinance mới nhất 2023
- eToro Review | Đánh giá sàn eToro mới nhất 2023
- XTB Review | Đánh giá sàn XTB mới nhất 2023
- XM Review | Đánh giá sàn XM mới nhất năm 2023
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien