Giao dịch Futures là một trong những cách thức giao dịch trên Binance. Đây được xem là một tính năng đặc biệt được nhiều nhà giao dịch sử dụng và yêu thích trên Binance.
Bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách thức hoạt động của giao dịch Futures trên Binance nhé!
Một số thông tin có bản về giao dịch Futures trên Binance:
Sàn Binance đã cho ra mắt nền tảng giao dịch mới có tên là Binance Futures (hợp đồng tương lai). Giao dịch Futures hoạt động gần giống với các nền tảng giao dịch khác trên Binance, tuy nhiên có một vài điều ngoại lệ đáng chú ý như sau:
Giao dịch Futures trên Binance là một nền tảng giao dịch hợp đồng tương lai của Binance. Nghĩa là bạn có thể kiếm được lợi nhuận khi thị trường lên hoặc xuống bằng cách đoán giá của một loại tiền điện tử nhất định trong tương lai với Binance Futures. Đây được xem là điểm phân biệt giữa các thị trường giao dịch khác và thị trường Futures.
Khi nhắc đến giao dịch hợp đồng tương lai tiền điện tử, các nhà giao dịch sẽ đặt cược vào giá của một đồng tiền mã hóa hay tiền điện tử cụ thể tại một thời điểm nhất định mong muốn trong tương lai. Điểm thu hút của loại hợp đồng này chúng cho phép các nhà đầu tư được đặt cược giá tiền ngay cả khi bạn không sở hữu chúng.
Giao dịch Futures (Hợp đồng tương lai) tiền điện tử có phương thức hoạt động giống hệt như hợp động đầu cơ giá của tài sản hữu hình.
Các khái niệm trong thị trường futures mà bạn cần biết:
- Khái niệm “vị thế”: Thể hiện trạng thái Mua/Bán (Long/Short) mà bạn đang thực hiện.
- Khái niệm “vị thế Mua/Long”: khi bạn mua một coin mà khi giá tăng bán sẽ có lãi và lỗ nếu giá giảm.
- Khái niệm “Vị thế Bán/Short”: nghĩa là bạn muốn bán coin, khi giá giảm bạn có lãi và ngược lại khi giá tăng bạn sẽ bị lỗ.
- Khái niệm “Ký quỹ ban đầu”: Trước khi sử dụng đòn bẩy bạn phải sử dụng số tiền để mở một vị thế.
- Khái niệm “Ký quỹ duy trì”: Là tiền ít nhất cần có để duy trì vị thế của bạn. Vị thế của bạn sẽ tự động bị thanh lý khi số dư ký quỹ của bạn giảm xuống thấp hơn số tiền ký quỹ duy trì.
- Khái niệm “Thanh lý”: Khi số dư ký quỹ ít hơn mức kí quỹ duy trì thì bắt buộc bạn phải đóng vị thế.
Những loại hợp đồng tương lai trên Binance:
Trong thị trường Future có 2 loại hợp đồng chính mà bạn cần biết gồm có: USDⓈ-M và Coin-M.
Trong đó, hợp đồng Coin-M bao gồm hợp đồng không kỳ hạn (vĩnh viễn) và có kỳ hạn
Còn hợp đồng USDⓈ-M lại chứa: giao dịch tỷ giá của một loại tiền điện tử với stablecoin USDT hoặc BUSD. Nói rõ hơn thì hợp đồng USDT có loại hợp đồng có kỳ hạn trong khi hai loại hợp đồng USDT và BUSDT là loại hợp đồng không kỳ hạn.
Lưu ý:
Những loại hợp đồng không kỳ hạn sẽ có ngày đáo hạn. Vì thế, bạn sẽ tự quyết định bao giờ đóng giao dịch hợp đồng này.
Tuy nhiên, đối với hợp đồng có kỳ hạn thì sẽ được ấn định một ngày đáo hạn đã xác định từ trước. Khi đến ngày đáo hạn đó, dù xảy ra bất cứ trường hợp nào hoặc bạn không muốn giao dịch thì giao dịch cũng sẽ tự động đóng.
Các lệnh giao dịch Futures cách phân biệt
Các loại lệnh giao dịch của thị trường Futures cũng khá giống với thị trường giao dịch Spot. Chúng gồm các loại lệnh giao dịch như sau:
- Lệnh giao dịch Limit (Giới hạn): Thực hiện đặt lệnh này bạn sẽ phải điền một mức giá bất kỳ vào ô Lệnh “Giá” trên thanh công cụ, lệnh sẽ được khớp khi thị trường đạt mức giá đó.
- Lệnh giao dịch Market (Thị trường): Khi bạn thực hiện đặt lệnh Market, tại mức giá thị trường đang giao dịch nếu bạn đặt lệnh thì ngay lập tức lệnh của bạn sẽ được khớp.
- Lệnh giao dịch Stop Limit: Loại lệnh này bao gồm mức giá dừng (Stop) và lệnh giới hạn (Limit). Lệnh chờ sẽ được mở tới mức giá giới hạn bạn đã đặt từ trước, khi thị trường chạm mốc giá dừng.
- Lệnh Stop Market: Loại lệnh này bao gồm mức giá Stop và lệnh Market. Lệnh này sẽ được khớp ngay lập tức với giá thị trường khi giá thị trường chạm mốc giá dừng.
- Lệnh Trailling stop: Tại mức giá kích hoạt lệnh sẽ được khớp. Khi đó, lệnh Trailling stop sẽ được tự động thiết lập mức chặn lỗ khi giá đi theo hướng có lợi theo tỷ lệ đã đặt trước (có thể là 1% hoặc 2%).
- Lệnh Trailing Stop sẽ không điều chỉnh theo hướng ngược lại sau khi đã thiết lập một mức dừng lỗ mới.
- Lệnh Post Only: Lệnh dùng để thêm vào sổ lệnh nhưng thời gian khớp sẽ lâu và chậm hơn chứ không khớp ngay lập tức.
Các tùy chọn khi đặt lệnh:
- Lệnh TP/SL: Lệnh này giúp bạn đặt mức chốt lãi và chặn lỗ
- Lệnh chỉ giảm: Khi bạn chọn ô này để đóng vị thế và không mở thêm vị thế khi thực hiện lệnh.
Các chế độ khớp lệnh:
- Thứ nhất, GTC: Bạn có thể bấm chọn chế độ mặc định “GTC” để lệnh được thực hiện đến khi khớp hoàn toàn.
- Thứ hai, IOC: Lệnh của bạn sẽ có một phần khớp và phần còn lại bị hủy.
- Thứ ba, FOK: Lệnh của bạn sẽ được hủy hoặc khớp lệnh hoàn toàn.
Trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về một số thông tin cơ bản về giao dịch Futures (hợp đồng tương lai) trên Binance. Hi vọng bạn sẽ giải đáp được những thắc mắc về các loại lệnh, tính năng và cách thức hoạt động trong giao dịch hợp đồng tương lai (Futures) trên Binance nhé!
Các bài viết tham khảo:
- Binance Chain là gì? Cập nhật những Thông tin mới nhất
- Tether (USDT) là gì? Hướng dẫn giao dịch chi tiết dành cho nhà đầu tư mới
- Sàn Binance là gì? Tổng quan những thông tin cơ bản.
- Những phần mềm đào bitcoin tốt nhất hiện nay
- Đào Bitcoin là gì? Hướng dẫn cách đào bitcoin đúng cách
- Bitcoin có hợp pháp ở Việt Nam không?
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien