Bước quan trọng khi tìm hiểu về công nghệ của thị trường tiền điện tử là bạn phải biết đến Hashing trong Blockchain là gì? Đây là thuật ngữ nhận được nhiều thảo luận trong các group chia sẻ kiến thức đầu tư. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu thông tin chi tiết về Hashing trong Blockchain thì hãy cùng Thuvientaichinh khám phá ngay nhé!
Hashing trong Blockchain là gì?
Blockchain là gì?
Blockchain là động lực đã giúp cho thị trường tiền điện tử phát triển mạnh mẽ như ngày hôm nay. Nó là cơ sở dữ liệu cho phép các dự án có thể lưu trữ cũng như truyền tải thông tin. Bên cạnh các khối dữ liệu hoạt động một cách độc lập và có thể mở rộng hơn bất cứ lúc nào. Đặc biệt, các dữ liệu trong blockchain được lưu trữ bởi những người tham gia chứ không qua một kênh trung gian nào cả.
Hashing là gì?
Hashing hay còn được gọi là hàm băm, trong công nghệ thông tin Hashing thể hiện cho việc biến một đầu dữ liệu vào có kích thước hay nội dung bất kỳ thành một đầu dữ liệu ra có độ dài nhất định. Để thực hiện được điều đó, Hashing sẽ sử dụng đến các thuật toán cũng như công thức toán học.
Một ví dụ đơn giản nhất về Hashing, đó chính là đồng tiền điện tử Bitcoin. Các dữ liệu đầu vào của Bitcoin được đưa qua một thuật toán đặc biệt được gọi là sha-256. Sau đó, thuật toán này sẽ trả dữ liệu đầu ra là một chuỗi dữ liệu có kích thước vỏn vẹn chỉ 256 ký tự. Như vậy, dữ liệu đầu vào của Bitcoin dù có to hay nhỏ thì nó cũng được quy chuẩn thành 256 ký tự.
Hashing trong Blockchain là gì?
Hashing trong Blockchain vẫn giữ được ý nghĩa hoạt động cơ bản của hàm băng và sổ cái. Hiểu một cách đơn giản là thuật toán hàm băm sẽ lấy một dãy số vô hạn của bit và thực hiện bước chuyển đổi để đầu ra dữ liệu là một dãy số bit cố định. Và tương tự, bất kể kích thước dữ liệu đầu vào như thế nào thì kích thước đầu ra là luôn cố định theo một quy chuẩn.
Với cơ chế hoạt động của Hashing trong Blockchain, các dữ liệu trong thị trường tiền điện tử sẽ được chuẩn hóa hơn. Những thông tin này sẽ không thể nào đảo chiều ngược lại khi nó bị thay đổi trong kho dữ liệu của sổ cái blockchain. Và các thông tin quan trọng được xác định trong một khối, bao gồm:
- Số phiên bản thực hiện của một blockchain.
- Con trỏ hash như chỉ số dẫn đường đến đúng địa chỉ.
- Giá trị của một miner khi họ có thể tạo ra một khối nào đó.
Làm thế nào để giải mã Hashing trong Blockchain?
Việc giải mã Hashing trong Blockchain đòi hỏi người tham gia phải có kiến thức về công nghệ cũng như tính toán. Bởi lẽ bạn sẽ thực hiện rất nhiều phép toán khó có chứa dữ liệu trên tiêu đề khối. Tuy nhiên, trước khi thực hiện hoạt động này các miner phải chuẩn bị trước và tham gia vào quá trình trial-and-error để tìm kiếm giá trị của một miner khi họ có thể tạo ra một khối nào đó, hay còn được gọi là nonce.
Sau khi đã xác định được một nonce, hành động tiếp theo của các thợ đào chính là tập trung vào giải quyết các nội dung của khối trước đó. Nếu bạn muốn chắc chắn hash của mình có thành công hay không, bạn phải xem giá trị của nó phải nhỏ hoặc ít nhất là bằng hash mục tiêu. Và sau khi xác định các khối thành công, thợ đào sẽ được “trả công” bằng một phần thưởng xứng đáng. Đó có thể là token của mạng lưới blockchain nên bạn xác thực các khối giao dịch.
Tại sao Hashing trong Blockchain có thể hạn chế được tội phạm lừa đảo?
Hashing trong Blockchain rất hữu dụng trong việc điều tiết các dữ liệu trong nền tảng. Tuy nhiên để một thợ đào nhận được phần thưởng từ mạng lưới, họ phải cung cấp tận 2 hash cho mạng, bao gồm:
- 01 hash cho toàn bộ các giao dịch chain.
- 01 hash liên quan đến việc các miner đã tiêu tốn tài nguyên để tạo ra một khối.
Cho dù mạng lưới blockchain có phát triển đến nhường nào thì phần thưởng dành cho các miner vẫn nhỏ. Thậm chí theo một số chuyên gia họ cho rằng việc cân nhắc tài nguyên tham gia vào xác thực khối đôi khi không mang lại lợi nhuận lớn. Nhưng bằng một sự hấp dẫn nào đó, các thợ đào vẫn sẵn sàng tham gia và nhận về các phần thưởng trong mạng. Chưa kể đến các thợ đào còn phải chơi một trò chơi xổ số may mắn, chỉ những người “luck” nhất mới thắng cuộc.
Chưa kể đến nếu các miner không sử dụng một bộ máy tính siêu khủng thì tốc độ xử lý giao dịch là cực kỳ chậm. Song song, máy tính càng khủng thì khả năng tiêu thụ điện năng sẽ càng lớn. Từ đó toàn bộ quá trình không mang lại lợi nhuận tối ưu cho những thợ đào khi mong muốn tìm một hash hợp lệ.
Cuối cùng, nếu như bạn xác minh một khối sai thì coi như “công sức đổ sông đỗ biển”. Bởi vì toàn bộ hệ thống mạng sẽ từ chối xác minh khối của bạn, đồng nghĩa họ không thể nào nhận được phần thưởng của mình.
Từ những lý do trên chúng ta thấy được rằng Hashing trong Blockchain đã tạo ra một rào cản giúp cho mạng lưới gia tăng độ bảo mật cũng như tránh khỏi các hacker. Bởi lẽ, việc xác thực và tấn công vào mạng lưới tốn rất nhiều tài nguyên, trong khi đó lợi nhuận nhận về thật sự không cao nếu như bạn không giỏi.
Hy vọng với những thông tin này của Thuvientaichinh đã giúp cho người dùng hiểu rõ hơn về Hashing trong Blockchain trong là gì? Hãy tiếp tục theo dõi trang website của chúng tôi để khám phá thêm nhiều kiến thức đầu tư tiền điện tử khác bạn nhé!
Bài viết liên quan:
- Các bước cơ bản để mua bán đồng coin trên sàn binance
- Làm cách nào để mua coin trên binance bằng usdt an toàn
- Swap coin là gì? Những bí kiếp kiếm tiền từ swap coin
- Hướng dẫn trader phương pháp trade coin đạt hiệu quả cao
- Hold Coin là gì? 3 chiến lược Hold Coin phổ biến và hiệu quả
- Hướng dẫn đầu tư tiền điện tử cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien