Bạn đã từng nghe ai nhắc đến “lạm phát lõi” nhưng không biết nó là gì? Bạn thấy số liệu lạm phát lõi được cung cấp trong báo cáo lạm phát của Mỹ nhưng không hiểu rõ nghĩa của nó? Vậy thì Thuvientaichinh sẽ giúp bạn tìm hiểu lạm phát lõi là gì ngay trong bài viết này nhé. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ giúp bạn nhận thấy được điểm khác biệt giữa lạm phát lõi và lạm phát thông thường. Mời bạn cùng đọc qua và tìm hiểu!
Lạm phát lõi là gì?
Từ khóa “lạm phát” dường như đã quá quen thuộc đối với các nhà đầu tư chứng khoán. Nhưng lạm phát lõi thì còn khá xa lạ với nhiều trader mới. Ở đây, lạm phát lõi thể hiện cho sự thay đổi giá hàng hóa và dịch vụ nhưng trừ đi lương thực và năng lượng. Tại sao lại trừ đi lương thực và năng lượng? Chúng tôi sẽ giải thích ở phần tiếp theo trong bài viết này nhé!
Bên cạnh đó, rất nhiều nhà kinh tế học sử dụng lạm phát lõi hơn là lạm phát thông thường. Bởi vì Core Inflation sẽ phản ánh sát sao nhất tình hình xu hướng lạm phát cơ bản. Hay nói theo cách dễ hiểu hơn thì lạm phát lõi như thước đo các tác động hoặc áp lực lâu dài của cầu lên giá cả của hàng hóa, dịch vụ.
Tại sao lạm phát lõi lại trừ lương thực và năng lượng?
Lý do duy nhất lạm phát lõi lại trừ đi chi phí lương thực và năng lượng bởi vì chúng biến đổi liên tục và khó kiểm soát. Bên cạnh đó, nhu cầu của người dân về lương thực và năng lượng luôn cần thiết và ổn định theo dài hạn ngay cả khi giá cả của các hàng hóa, dịch vụ khác tăng lên.
Ví dụ thực tế nhất về thời gian giá dầu gần đây, mặc dù bạn phải bỏ ra nhiều tiền hơn để đổ xăng dầu vì giá tăng cao. Nhưng bạn vẫn cần phải đổ đầy bình thì mới lái xe đi làm được. Tương tự như ví dụ trên, cho dù giá lương thực cho tăng lên thì bạn cũng phải mua nó về phục vụ cho đời sống.
Thêm một yếu tố quan trọng khác, dầu, khí đốt, lúa mì, gạo và thịt lợn có thể được mua bán trên các sàn giao dịch. Chính vì vậy rất dễ xuất hiện tình trạng đầu cơ tích trữ, dẫn đến giá của chúng sẽ có biến động mạnh. Vô hình chung dẫn đến sự biến động lớn với số lượng lạm phát của một quốc gia.
Chẳng hạn, thiên tai lũ lụt diễn ra làm ảnh hưởng đến giá nông sản, nếu như chúng ta tính chi phí này vào lạm phát thì biến động sẽ cực kỳ lớn. Bạn cần phải biết rằng những tác động này chỉ mang tính ngắn hạn và nhất thời mà thôi. Sau đó, thị trường kinh tế sẽ tiếp tục được điều chỉnh về với trạng thái cân bằng của nó. Chính vì vậy, năng lượng và lương thực chắc chắn sẽ không được tính vào lạm phát lõi.
Công thức tính lạm phát lõi
Lạm phát lõi là thuật ngữ được cục dự trữ liên bang Mỹ đề ra ý tưởng từ năm 2012. Theo đó, chỉ số này sẽ sử dụng giá trị của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân cốt lõi (PCE). Tất nhiên, lạm phát lõi sẽ không tính chi phí năng lượng và lương thực như thông tin từ đầu bài admin có giới thiệu đến.
Dành cho những ai biết nhiều về chỉ số CPI và PCE. Cụ thể:
- CPI: Chỉ số này được tạo ra bằng cách khảo sát giá thành của tổng cộng 80 nghìn hàng hóa tiêu dùng khác nhau. Từ số liệu ghi nhận được, CPI sẽ thể hiện cho sự chính xác về biến động giá cả. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn được đánh giá là chưa tối ưu bằng PCE.
- PCE: PCE có nguồn gốc từ Cục Thống Kê Lao Động Hoa Kỳ, đây cũng là chỉ số mà admin cho rằng sẽ thể hiện rõ nét nhất về tình hình lạm phát lõi của một quốc gia. Chi tiết hơn thì PCE sẽ thay đổi giá cả hàng hóa dựa trên GDP.
Ở Việt Nam có lạm phát lõi không?
Theo thông tin chúng tôi tìm hiểu được thì tại nước ta vẫn chưa có chỉ số lạm phát lõi. Tuy nhiên, với sự thay đổi giá cả của hàng hóa và dịch vụ gần đây đã làm cho nhu cầu sử dụng lạm phát lõi trở nên cần thiết hơn.
Admin Thuvientaichinh cũng có tìm hiểu về chia sẻ của IMF đối với lạm phát lõi. Họ cho rằng lạm phát lõi sẽ trở thành thước đo chuẩn nhất đối với sự ảnh hưởng của các chính sách tiền tệ đến lạm phát. Không những thế, rất nhiều bộ máy nhà nước ở các quốc gia khác đã sử dụng lạm phát lõi để làm công cụ trong quản lý điều hành. Ví dụ cụ thể nhất là Mỹ, Nhật Bản, Canada và Thái Lan.
Lạm phát lõi khác gì so với lạm phát thông thường?
Theo quan điểm của admin về điểm khác nhau giữa lạm phát lõi và lạm phát thông thường rất rõ ràng. Vì lạm phát lõi chính là thước đo lạm phát dài hạn của một nền kinh tế. Trong khi đó, lạm phát lõi sẽ loại trừ đi chi phí của năng lượng và năng lượng. Còn lạm phát thông thường sẽ dựa trên giá cả của tất cả hàng hóa và dịch vụ.
Như vậy, thông qua lạm phát lõi nhà đầu tư sẽ đánh giá được chính xác cung cầu của người dân khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng lên. Từ đó, bạn sẽ đưa ra được quyết định nên đầu tư vào cổ phiếu nào là tối ưu nhất.
Bài viết liên quan:
- 3 loại biểu đồ Forex. Tìm hiểu chi tiết các loại biểu đồ
- Bảng tổng hợp các mô hình biểu đồ Forex có thể tham khảo
- Bid và Ask là gì? Giá Bid và Ask ảnh hưởng như thế nào đến giao dịch
- Hướng dẫn phân tích biểu đồ forex chi tiết nhất
- MetaTrader 4 là gì? Hướng dẫn các thao tác cơ bản trên MetaTrader 4
- MT5 là gì? Hướng dẫn cách sử dụng MetaTrader 5 trên điện thoại
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien