Lạm phát là một tin tức đáng sợ nhất đối với thị trường đầu tư chứng khoán. Một khi lạm phát diễn ra thì nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình chung của toàn ngành. Thậm chí các trader phải lao đao và khó khăn trong khoảng thời gian thị trường chứng khoán gặp lạm phát. Vậy lạm phát là gì? Lạm phát ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán như thế nào? Mời bạn cùng Thuvientaichinh tìm hiểu nhé!
Lạm phát là gì?
Lạm phát là tình trạng tiền tệ mất giá và sự tăng giá chung liên tục của hàng hóa trong một thời gian nhất định. Trong khi mức giá chung tăng cao thì người tiêu dùng cần phải bỏ ra nhiều hơn để sở hữu một mặt hàng nào đó.
Đặc điểm của lạm phát:
- Lạm phát sẽ tác động đến tất cả sản phẩm, dịch vụ chứ không riêng một nhóm ngành nào cả.
- Lạm phát không phải là hiện tượng ngẫu nhiên, trong một số tình huống lạm phát xuất hiện do sự biến động giá tương đối. Tức nghĩa thị trường kinh tế đang có cung và cầu biến động trong một khoản thời gian ngắn.
Nguyên nhân lạm phát
Hiện có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát, với tư cách là một nhà đầu tư bạn cần phải biết được các nguyên nhân này để lập cho mình một kế hoạch “backup” kịp thời.
Lạm phát tiền tệ
- Lượng tiền trong nước lưu thông tăng sẽ là nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Lúc này lượng tiền tạo ra dư thừa quá mức so với số hàng hóa, dịch vụ đang có trong nước.
- Một vài lý do của nguyên nhân này là ngân hàng trung ương thực hiện mua công trái phiếu hoặc ngân hàng mua ngoại tệ để giữ đồng tiền trong nước không bị mất giá.
Lạm phát do cầu kéo
- Nhu cầu về một mặt hàng tăng lên kéo theo giá của nó tăng và một số mặt hàng liên quan khác tăng theo.
- Ví dụ nhu cầu về xăng dầu tăng => giá dầu tăng => kéo theo chi phí vận chuyển tăng.
Lạm phát do chi phí đẩy
- Chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng kéo theo giá sản phẩm tạo ra tăng.
- Ví dụ chi phí bột bánh mì và thịt heo tăng do nguồn xăng tăng, nên các đơn vị sản xuất sẽ tăng giá bánh mì lên để bù đắp lại cho khoản chi phí đẩy đầu vào.
Phân loại lạm phát
Dựa vào mức độ thì chúng ta sẽ có được 3 khung lạm phát như sau:
- Lạm phát tự nhiên (0 – 10%): Ở giai đoạn này tình hình kinh tế vẫn chưa có gì là căng thẳng, mọi chuyện vẫn hoạt động bình thường.
- Lạm phát phi mã (10% – 1000%): Giá cả sẽ gia tăng lên nhanh chóng và tâm lý của người tiêu dùng chính là mua trữ hàng hóa, vàng bạc, bất động sản và hạn chế cho vay ở hạn mức thông thường.
- Siêu lạm phát (trên 1000%): Đây là tình trạng lạm phát kinh khủng nhất và ảnh hưởng xấu nhất đến nền kinh tế. Lúc đó, các quốc gia sẽ khó khôi phục lại nền kinh tế như thời điểm ban đầu.
Dựa vào tính chất lạm phát thì chúng ta sẽ có được 2 hình thức lạm phát như sau:
- Lạm phát dự kiến: Hình thức lạm phát này xuất hiện khi có một số nhóm đối tượng dự đoán về tốc độ tăng giá trong tương lai. Tuy nhiên nó sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến tình hình của kinh tế.
- Lạm phát không dự kiến: Lạm phát sẽ xuất hiện do một cú sốc hoặc các biến cố không thể nào lường trước được.
Ảnh hưởng của lạm phát đối với thị trường chứng khoán
Một trong những ảnh hưởng lớn nhất của lạm phát là làm cho thị trường chứng khoán suy kiệt mạnh mẽ. Nếu như không mây lạm phát tăng mạnh kèm theo sự thắt chặt tiền tệ thì không còn gì xấu hơn. Các nhà đầu tư đang chuẩn bị đối mặt với rất nhiều biến động lớn trên thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên không phải bao giờ lạm phát xuất hiện cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường tài chính. Đôi khi đây còn là cơ hội dành cho các nhà đầu tư nào biết nắm bắt nó. Chúng tôi sẽ tóm lược lại 4 tình huống mà trader có thể gặp khi lạm phát xuất hiện như sau:
- Trường hợp 1: Nếu lạm phát tăng kèm theo việc cung tiền tăng và mở rộng chi tiêu thì thị trường chứng khoán sẽ tăng nóng, bứt phá.
- Trường hợp 2: Nếu lạm phát tăng không thể khống chế được kèm theo sự thắt chặt tiền tệ thì đây chính là mối nguy hại cho thị trường chứng khoán.
- Trường hợp 3: Nếu lạm phát giảm kèm theo sự nới lỏng chính sách tiền tệ thì thị trường chứng khoán sẽ khởi sắc trở lại.
- Trường hợp 4: Nếu lạm phát tăng ổn định và không quá cao kèm với chính sách tiền tệ bị thu hẹp thì thị trường chứng khoán sẽ đi ngang – sideway.
Với từng tình huống cụ thể như thế này nhà đầu tư sẽ biết cách tận dụng cơ hội đầu tư để kiếm tiền từ chứng khoán. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ dễ dàng đưa ra các chiến lược hạn chế rủi ro giao dịch ở mức thấp nhất. Nhưng để đạt được điều đó, đòi hỏi trader phải dành thời gian để nghiên cứu tin tức thị trường. Bởi những chính sách hay sự kiện chính trị – kinh tế nóng hỏi rất dễ làm cho thị trường chứng khoán rung lắc.
Từ những thông tin trên, Thuvientaichinh hy vọng độc giả đã giải đáp được câu hỏi lạm phát là gì? Đặc biệt đối với nhà đầu tư chứng khoán thì bạn cần phải đi trước một bước cũng như đo lường được tình trạng lạm phát. Chúc bạn may mắn và thành công!
Bài viết liên quan:
- Đầu tư forex là gì? Đầu tư forex có được công nhận không?
- Tổng hợp các sàn forex uy tín thế giới
- Nhà giao dịch mới có nên đầu tư sàn forex?
- Các thuật ngữ trong forex cơ bản thường dùng
- Thời gian giao dịch forex và các phiên giao dịch ngoại hối
- Cách đăng ký tài khoản forex trên sàn uy tín
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien