Có thể nói với những nhà giao dịch theo trường phái Price Action, người ta thường chú trọng đến những mình cổ điện thay vì các chỉ báo. Với xu hướng giao dịch hiện nay, Price Action đang đứng đầu xu hướng bởi nó mang đến những hiệu quả và lợi ích trông thấy.
Chính vì vậy, đối với những nhà giao dịch Price Action nói riêng và các nhà đầu tư nói chung, việc nắm bắt được các mô hình cổ điện rất là quan trọng.
Có 5 mô hình cổ điện trong Forex mà các trader nên biết, bài biết sau đây sẽ chỉ cho các bạn biết một trong năm mô hình đấy. Và để bắt đầu, hãy cùng tìm hiểu mô hình tam giác được hiểu như thế nào, và cách giao dịch với nó.
(Triangle) là gì? Hay mô hình tam giác là gì? Bạn hiểu như thế nào về nó?
- Mô hình tam giác được hiểu như thế nào? Có thể nói ngay ở cái tên mô hình tam giác, chúng ta cũng đã mường tượng ra được nó được cấu tạo như thế nào.
- Khái quát lại, mô hình tam giác hay còn được gọi với tên tiếng anh là Triangle là một mô hình giá, nó xuất hiện sau xu hướng giảm. Ngoài ra, nó còn thể hiện một giai đoạn tạm ngưng ở xu hướng hiện tại, hay nói dễ hiểu hơn là cán cân giữa mua và bán đang bằng nhau.
- Cấu tạo: mô hình tam giác được cấu tạo bởi hai đường kháng cự và hỗ trợ, và hai đường này hội tụ tại một điểm, giá sẽ giao động qua lại ở hai đường này, mô hình tam giác được hình thành khi có ít nhất 2 lần giá giao động và chạm kháng cự hỗ trợ. Chính vì hình dạng như thế này, nên mô hình này mới được gọi là mô hình tam giác.
- Tuy nhiên cần phân biệt mô hình tam giác với mô hình cái nêm và mô hình cờ đuôi nheo, rất dễ nhầm lẫn với ba mô hình này.
Các mô hình tam giác phổ biến hiện nay và cách giao dịch hiệu quả
Hiện nay có ba mô hình tam giác phổ biến đó là mô hình tam giác hướng lên, mô hình tam giác hướng xuống và mô hình tam giác cân.
-
Mô hình tam giác hướng lên (hay còn gọi là mô hình tam giác tăng)
Cấu tạo: Mô hình này được tạo thành bởi hai đường là một đường kháng cự ngang và một đường xu hướng được tạo bởi các đáy mới cao hơn đáy cũ. Khi giá liên tục chạm vào vùng kháng cự và có sự phá vỡ thì nó sẽ tiếp tục xu hướng tăng rất mạnh.
Cách vẽ: Nếu bạn vẽ một đường xu hướng dọc theo các mức cao, đường xu hướng sẽ giống như một đường ngang. Nhưng nếu bạn vẽ một đường xu hướng dọc theo swing lows, đường này sẽ giống như một xu hướng tăng. Nó sẽ giống như một hình tam giác tăng dần. Vì vậy, mô hình này mới có tên gọi là mô hình tam giác tăng hoặc mô hình tam giác hướng lên.
Ở mô hình này, có thể thấy đây đang là một xu hướng tăng, vì mô hình này được hình thành khi có những đáy mới cao hơn đáy cũ. Song nếu đáy mới cao hơn đáy cũ thì đây sẽ là một xu hướng tăng.
Cách giao dịch:
Đặt lệnh mua ngay khi giá phá vỡ đường kháng cự và lệnh bán ở dưới đường kháng cự.
Stop Loss bạn sẽ đặt ở đáy gần nhất khi giá phá vỡ. Take profit bạn sẽ tìm ra bằng cách đo đáy của mô hình, từ trên đường kháng cự, đo độ dài từ đường kháng cự hướng lên trên sao cho độ dài bằng độ dài đáy. Và đặt take frofit ngay tại điểm đó.
-
Mô hình tam giác dốc xuống. (Hay còn gọi là mô hình tam giác giảm)
Cấu tạo: Mô hình này ngược lại với mô hình tam giác hướng lên, mô hình này được tạo thành với một đường hỗ trợ nằm ngang và đường xu hướng đi xuống được vẽ qua các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.
Cách vẽ: Đây là một mô hình biểu đồ tam giác có các đáy mới thấp hơn đáy cũ. Nếu bạn vẽ một đường xu hướng dọc theo mức dao động thấp, đường xu hướng sẽ giống như một đường nằm ngang. Nhưng nếu bạn vẽ một đường xu hướng dọc theo mức xoay cao, đường này sẽ giống như một xu hướng giảm. Hai đường này sẽ tạo nên một mô hình tam giác dốc xuống.
Giá đang xu hướng đi xuống, và giá phá vỡ đường kháng cự sẽ tạo ra một lực giảm rất là mạnh.
Cách giao dịch:
Đặt lệnh bán ở ngay khi giá phá vỡ đường hỗ trợ và đặt lệnh mua ở đường xu hướng. Tuy nhiên, hãy chờ khi có nến báo hiệu giá đã phá vỡ xu hướng thì mới đặt lệnh.
Stop Loss bạn sẽ đặt ở đỉnh gần nhất khi giá phá vỡ. Take Profit bạn xác định tương tự như mô hình tam giác hướng tên.
-
Mô hình tam giác cân
Cấu tạo: Mô hình này được tạo bởi hai đường trendline, đó là một đường tăng và một đường giảm. Hai đường trendline sẽ hội tụ tại một điểm.
Một điều lưu ý đối với mô hình này là đây là một mô hình trung tính. Điều này có nghĩa là nó khác với hai mô hình trên, mô hình này không xác định chính xác xu hướng, giá có thể đi lên hoặc có thể đi xuống. Chính vì vậy, bạn tuyệt đối không nên đặt lệnh trước khi có một sự phá vỡ.
Cách giao dịch:
Hãy giao dịch khi giá được xác định là phá vỡ theo một hướng xác định. Khi giá phá vỡ tăng lên hoặc giảm xuống bạn chỉ cần đặt Buy và Sell như đã hướng dẫn ở hai mô hình trên.
Take profit và Stop Loss cũng tương tự như hai mô hình tam giác còn lại.
Một số lưu ý khi giao dịch với mô hình tam giác
- Phải phân được được mô hình tam giác với mô hình cái nêm hay mô hình cờ đuôi nheo
- Một mô hình tam giác “đẹp” thì cần chờ ít nhất hai lần giá chạm vào kháng cự và hỗ trợ của mô hình và sau đó quay đầu.
- Đối với mô hình tam giác cân, chỉ đặt lệnh khi xác định được sự phá vỡ theo xu hướng nhất định.
- Điều hòa Volume giao dịch cho hợp lý
- Nên kết hợp với một số chỉ báo để tối ưu hóa các lệnh của mình.
Lời kết
Hy vọng quy bài viết này, các bạn đã hiểu được mô hình tam giác, cũng như cách giao dịch hiệu quả với nó. Chúc các bạn thành công
Bài viết liên quan:
- Tại sao nên đầu tư Forex ngay bây giờ
- Tìm hiểu về đầu tư ngoại hối Forex
- Tìm hiểu về thị trường giao dịch Forex (Ngoại hối) ở Việt Nam
- Chia sẻ 1 số công cụ phân tích kỹ thuật cơ bản
- Moving Average là gì ? Cách sử dụng đường trung bình động (MA) hiệu quả
- Các sàn giao dịch forex uy tín 2021