RSI là một chỉ báo phân tích kỹ thuật được rất nhiều trader sử dụng để tìm kiếm cơ hội giao dịch trên thị trường chứng khoán. Chủ đề trong bài viết này Thuvientaichinh sẽ hướng dẫn bạn cách ứng dụng RSI trong đầu tư chứng khoán. Với những kiến thức cơ bản này trader sẽ biết cách áp dụng nó vào giao dịch của mình một cách tối ưu nhất.
Chỉ số RSI là gì?
Chỉ số RSI hay còn được gọi là chỉ số sức mạnh tương đối, khi sử dụng chỉ số này nhà đầu tư sẽ đo lường được “sức khỏe” giá cổ phiếu trong thời gian gần nhất. Từ những thông số nhận được, trader sẽ xác định được mức quá mua quá bán trên thị trường chứng khoán.
Giá trị của chỉ số RSI sẽ dao động từ 0 đến 100 và mỗi mức giá trị sẽ cho nhà đầu tư biết được tâm lý thị trường khác nhau.
Ý nghĩa của chỉ số RSI
Việc nắm bắt được xu hướng của thị trường chứng khoán sẽ giúp cho trader vào lệnh tối ưu hơn. Hiểu được tầm quan trọng này, chỉ số RSI ra đời với những ý nghĩa đặc trưng sau:
- Nhà đầu tư rất dễ dàng nhận biết tình trạng quá mua trên thị trường chứng khoán. Cụ thể khi RSI < 30 thì chứng tỏ giá tài sản đang nằm gần chạm đáy. Còn khi RSI > 70 thì giá cổ phiếu đang nằm gần mức đỉnh và có khả năng giảm giá.
- Bên cạnh việc xác định xu hướng, chỉ số RSI còn giúp cho nhà đầu tư tập trung vào tín hiệu cũng như phân tích kỹ thuật giao dịch. Chẳng hạn như trong một xu hướng giảm thì RSI hiếm khi vượt qua mức 70. Thay vào đó chỉ số này sẽ thường dao động quanh mức 30 hoặc thấp hơn. Còn trong một xu hướng tăng, chỉ số RSI sẽ nằm quanh mức 70 hoặc cao hơn.
- Dựa vào những ý nghĩa của chỉ số RSI, nhà đầu tư rất dễ phán đoán ra các tín hiệu đảo chiều thị trường. Cụ thể nếu như chỉ số RSI chỉ đạt đến 70 trong nhiều lần giao động giá liên tiếp trong xu hướng tăng, nhưng sau đó nó giảm ngay xuống mức 30. Đây là một thời cơ tốt để nhà đầu tư nắm bắt tín hiệu giao dịch vì một xu hướng đảo chiều tiềm năng đang bắt đầu hình thành.
Ứng dụng RSI trong đầu tư chứng khoán
Ứng dụng RSI theo xu hướng
Với khái niệm của chỉ số RSI là một chỉ số động lượng thì chúng ta có thể ứng dụng RSI trong đầu tư chứng khoán tùy theo từng trường hợp xu hướng. Chẳng hạn như trong ví dụ giao dịch cổ phiếu HPG bên dưới đây. Chúng ta sẽ có được một số phân tích cụ thể như trong một xu hướng tăng, chỉ số RSI sẽ không chạm được ngưỡng 30 điểm trở xuống. Chính vì vậy mà trader có thể tận dụng thời điểm RSI đạt 40 để thiết lập điểm mua vào.
Trong tình huống ngược lại, khi thị trường đang có xu hướng giảm thì chỉ số RSI nằm ở trên mức 60 hoặc 70. Tại đây nhà đầu tư có thể cân nhắc lựa chọn điểm bán ra và chốt lời. Tuy nhiên, việc thiết lập lệnh mua vào khi giá rớt xuống vùng RSI = 30 cũng là một chiến lược tốt. Nhưng khi thực hiện phương án này trader cần phải đảm bảo nghiên cứu thị trường thật tỉ mỉ để tránh trường hợp rủi ro.
Ứng dụng RSI phân kỳ
Với ứng dụng RSI trong đầu tư chứng khoán dựa trên tín hiệu phân kỳ thì trader có thể phát hiện ra các điểm giá đảo chiều cổ phiếu. Thuvientaichinh sẽ chia sẻ đến bạn kinh nghiệm nhận biết tín hiệu giao dịch như sau:
- Một khi xu hướng của chỉ báo RSI giảm + giá cổ phiếu tăng => Thông số phân kỳ RSI âm => thị trường đưa ra các tín hiệu đảo chiều giảm giá.
- Đối với xu hướng của chỉ báo RSI tăng + giá cổ phiếu giảm => RSI phân kỳ dương => cổ phiếu có khả năng lớn sẽ đảo chiều tăng giá.
Ứng dụng RSI kết hợp với đường MA
Để đạt được kết quả tín hiệu đáng tin cậy nhất, rất nhiều trader thành công đã lựa chọn ứng dụng RSI trong đầu tư chứng khoán với các chỉ báo phân tích kỹ thuật khác. Như trong bài viết này Thuvientaichinh sẽ sử dụng đường MA để chứng minh tính hiệu quả của chiến lược này. Để thực hiện hóa ý tưởng nhà đầu tư cần:
- Bước 1: Vẽ một đường ngang chỉ số RSI 50.
- Bước 2: Thiết lập lệnh mua khi SMA30 cắt lên SMA 100 và chỉ số RSI lớn hơn 50. Song song, bạn sẽ thiết lập lệnh bán khi SMA30 cắt xuống SMA 100 và RSI nhỏ hơn 30.
Hạn chế khi ứng dụng RSI trong đầu tư chứng khoán
Ứng dụng RSI trong đầu tư chứng khoán chỉ thật sự tốt khi bạn giao dịch dài hạn. Nhưng tương ứng với các chỉ báo khác thì nó cũng có một số hạn chế nhất định.
Đặc biệt nhà đầu tư cần lưu ý:
- Khi RSI thể hiện mức quá bán => bạn mua cổ phiếu.
- Giá vẫn dao động quanh mức quá bán trong một thời gian dài mới tăng lại => Rủi ro mức giá thấp tiếp tục gây áp lực cho các nhà đầu tư.
- Thị trường cần thêm một thời gian dài để tăng giá trở lại => Như vậy bạn sẽ lỗ vốn nếu chỉ dựa vào chỉ báo RSI để phân tích thị trường.
- Trường hợp tương tự với quá mua cũng có thể xuất hiện.
Chính vì những hạn chế này của ứng dụng RSI trong đầu tư chứng khoán nên trader cần phải kết hợp thêm với những chỉ báo khác. Có như vậy trader mới thật sự đạt được kết quả giao dịch tối ưu nhất.
Bài viết liên quan:
- Các thuật ngữ trong forex quan trọng trader cần biết
- Tìm hiểu thị trường forex mấy giờ mở cửa
- Hướng dẫn mở tài khoản forex chi tiết từng bước dễ dàng
- Cách phân tích biểu đồ forex để giao dịch thành công
- Hướng dẫn cách sử dụng mt4 mới nhất 2022
- Hướng dẫn cách sử dụng mt5 chi tiết nhất
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien