Để đạt được những mức lợi nhuận tối ưu trong đầu tư chứng khoán thì đòi hỏi bạn phải xây dựng cho mình một chiến lược. Tất nhiên để có một chiến lược giao dịch hiệu quả thì không thể nào thiếu các phương pháp phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản. Tuy nhiên giữa hai phương pháp này có gì khác nhau? Ưu điểm và nhược điểm của nó là? Nhà giao dịch có thể kết hợp cả hai phương pháp này trong cùng một chiến lược đầu tư hay không? Bài viết này sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc của bạn cũng như thực hiện so sánh ưu và nhược điểm của phương pháp phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản.
Tìm hiểu về phân tích kỹ thuật
Trước khi chúng ta bắt đầu so sánh ưu và nhược điểm thì nhà đầu tư cần phải hiểu khái quát về những phương pháp phân tích kỹ thuật này là gì.
Định nghĩa phân tích kỹ thuật là gì?
Hiểu một cách đơn giản khi nhà đầu tư sẽ thực hiện phân tích kỹ thuật thông qua biến động của thị trường giá, đồ thị và khối lượng giao dịch trong quá khứ để dự đoán tương lai của tài sản sẽ đi theo hướng nào. Từ đó mà bạn đưa ra quyết định thời điểm nên mua vào, bán ra hay giữ cổ phiếu trên thị trường.
Bên cạnh đó, phân tích kỹ thuật được phân nhánh thêm nhiều bộ công cụ giao dịch cực kỳ tối ưu. Điển hình như bạn có thể sử dụng các chỉ báo là đường trung bình động, MACD, Stochastic, Relative Strength Index,…cùng nhiều loại khác để tiên đoán xu hướng và biến động của thị trường.
Ưu điểm của phân tích kỹ thuật
- Bằng cách tập trung quan sát vào diễn biến giá trên đồ thị mà các nhà giao dịch có thể phán đoán được xu hướng dịch chuyển giá trong tương lai. Nguyên nhân làm được điều này là do diễn biến giá thường đi trước phân tích cơ bản.
- Nhà đầu tư không cần biết chuyên sâu về kiến thức tài chính nhưng vẫn có thể tham gia đầu tư và nhìn nhận thị trường một cách khách quan nhất.
- Theo đánh giá của Thuvientaichinh thì tỷ lệ xác định được điểm vào lệnh, chặn lỗ, chốt lời thông qua phân tích kỹ thuật là cực kỳ cao. Một phần là nhờ vào các công cụ chỉ báo được xây dựng từ những chuyên gia đầu tư lão luyện.
- Cùng với nhiều công cụ phân tích kỹ thuật chứng khoán khác nhau mà bạn có thể tự do lựa chọn cái phù hợp với chiến lược của mình. Cũng như bạn có thể đa dạng chiến thuật giao dịch cổ phiếu.
Nhược điểm của phân tích kỹ thuật
Để so sánh ưu và nhược điểm tối ưu nhất, Thuvientaichinh sẽ cung cấp đến bạn một số thông tin nhược điểm của phương pháp này.
- Không phải công cụ hay mô hình nào cũng đưa ra tín hiệu chính xác 100% ở mọi thời điểm. Và các thông tin đó chỉ mang tính chất tương đối và tham khảo.
- Phần lớn các nhà đầu tư sẽ bị ảnh hưởng bởi tâm lý giao dịch và đưa ra quyết định đầu tư thiếu thông thái.
Tìm hiểu về phân tích cơ bản
Định nghĩa phân tích cơ bản là gì?
Với phương pháp này các nhà đầu tư sẽ xác định giá cổ phiếu thông qua giá trị nội tại của doanh nghiệp. Bằng cách bạn sẽ xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, kinh tế vĩ mô, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, lãi suất,…Và chúng ta có thể đưa ra nhận định như sau:
- Nếu như dữ liệu giá trị thực của công ty cao hơn giá trị hiện tại của thị trường thì giá cổ phiếu được đánh giá là thấp. Và bạn cũng có thể tìm kiếm lợi nhuận những khoảng trống chênh lệch này.
- Ngược lại, nếu như dữ liệu giá trị thực của công ty thấp hơn giá trị hiện tại của thị trường thì giá cổ phiếu được đánh giá là cao. Thậm chí khi đạt đến đỉnh thì giá sẽ có xu hướng giảm dài hạn.
Ưu điểm của phân tích cơ bản
- Nhà đầu tư sẽ xác định được xu hướng dài hạn và tìm kiếm nguồn lợi nhuận dài lâu.
- Bạn có thể đánh giá giá trị của một công ty mạnh hay yếu, từ đó đưa ra quyết định lựa chọn cổ phiếu phù hợp.
Nhược điểm của phân tích cơ bản
- Nhà đầu tư cần phải bỏ ra rất nhiều nhiều gian và công sức để phân tích các dữ liệu báo cáo.
- Mọi thông tin bạn phân tích sẽ phụ thuộc vào tính chính xác của dữ liệu. Do đó, nó sẽ mang tính chủ quan một chút.
- Các nhà đầu tư rất dễ bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông, từ đó đưa ra quyết định giao dịch không chính xác và ảnh hưởng lợi nhuận.
So sánh ưu và nhược điểm của phương pháp phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản
Điểm giống nhau duy nhất khi so sánh ưu và nhược điểm của 2 phương pháp này chính là mục tiêu. Hay nói theo cách khác, mục tiêu của nó là giúp cho nhà giao dịch xác định được xu hướng và chuyển động giá. Từ đó bạn sẽ lựa chọn được thời điểm vào lệnh đẹp nhất.
Điểm khác nhau được thể hiện qua bảng thông tin sau
Điểm khác nhau | Phân tích kỹ thuật | Phân tích cơ bản |
Khái niệm | Sử dụng biến động của giá trên biểu đồ để xác định xu hướng của cổ phiếu. | Sử dụng giá trị nội tại của doanh nghiệp để phân tích thị trường và sản phẩm chứng khoán. |
Công cụ phân tích | Nhà đầu tư sẽ sử dụng các chỉ báo kỹ thuật như Volume, dải Bollinger, kênh Keltner, các đường kháng cự và hỗ trợ, điểm xoay Pivot… | Nhà đầu tư sẽ phân tích kinh tế vĩ mô, phân tích dữ liệu hoặc báo cáo tài chính,… |
Đối tượng | Nhà giao dịch ngắn hạn và trung hạn. | Nhà giao dịch dài hạn. |
Tín hiệu tham gia thị trường | Dựa vào các tín hiệu từ chỉ báo và mô hình giá cung cấp. | Dựa vào tính hiệu từ giá trị nội tại của thị trường. Cụ thể bạn sẽ mua vào khi giá cổ phiếu nhỏ hơn giá trị nội tại. |
Bài viết liên quan:
- Tìm hiểu forex ngoại hối là gì?
- Hướng dẫn cách chơi forex cho người mới bắt đầu
- Làm giàu từ Forex được không? Cách làm giàu từ Forex có dễ?
- Hướng dẫn cách kiếm tiền từ forex chi tiết nhất 2022
- Sàn giao dịch Forex uy tín. Những sàn giao dịch forex tốt nhất thế giới 2022
- Tại Việt Nam, đầu tư forex có hợp pháp không?
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien