Oanda Review | Đánh giá sàn Oanda mới nhất 2023
Oanda

Oanda

Phí: từ 0 pip đến 1 pip
Đòn bẩy: 1:100
7 /10
lượt bình chọn

Với khối lượng giao dịch mỗi ngày hơn 7000 tỷ USD như Forex thì nơi đây đã trở thành kênh đầu tư cực kỳ hấp dẫn với trader. Không chỉ thế các nhà cung cấp thanh khoản và các quỹ đầu tư cũng đang rót rất nhiều vốn vào đây. Nhưng bạn biết đấy để […]

ƯU ĐIỂM:
  • Ưu điểm lớn nhất của sàn chính là một công ty uy tín với các giấy phép hoạt động được cung cấp bởi những cơ quan tài chính đứng đầu thế giới.
  • Các chính sách bảo vệ quyền lợi khách hàng vô cùng rõ ràng và minh bạch.
  • Mức nạp tiền tối thiểu yêu cầu đối với tài khoản tiêu chuẩn thấp.
  • Sàn cung cấp nền tảng giao dịch độc quyền kết hợp với MT4 cùng nhiều công cụ tài chính khác.
  • Hình thức nạp tiền và rút tiền của sàn của khá đa dạng.
NHƯỢC ĐIỂM:
  • Hiện tại số lượng tài khoản giao dịch của sàn còn quá hạn chế, một là tiêu chuẩn và hai là cao cấp.
  • Sản phẩm giao dịch cũng hạn chế theo, những tài sản bùng nổ tính thanh khoản như cổ phiếu và tiền điện tử lại không được Oanda hỗ trợ.
  • Chi phí spread của sàn quá cao so với mặt bằng chung, gây ra nhiều hạn chế cho các nhà đầu tư ít vốn.
  • Tỷ lệ đòn bẩy mà sàn cung cấp cũng không hấp dẫn.
  • Hình thức nạp và rút tiền sàn giao dịch Oanda đều mất phí.
  • Hiện tại sàn không hỗ trợ ngôn ngữ Tiếng Việt, gây ra nhiều bất lợi cho các trader nước ta.

Thông tin chung: Oanda

Giấy phép

CFTC, FCA, ASIC

Trụ sở chính

California

Năm thành lập

1995

Sản phẩm giao dịch

Forex, Chỉ số, Kim loại, Hàng hóa, Trái phiếu

Phí

từ 0 pip đến 1 pip

Đòn bẩy

1:100

Tiền nạp tối thiểu

từ 1 USD

Khuyến mãi

N/A

Nền tảng giao dịch

MT4

Ứng dụng di động

Hình thức nạp tiền

Support

Nội dung đánh giá:

Với khối lượng giao dịch mỗi ngày hơn 7000 tỷ USD như Forex thì nơi đây đã trở thành kênh đầu tư cực kỳ hấp dẫn với trader. Không chỉ thế các nhà cung cấp thanh khoản và các quỹ đầu tư cũng đang rót rất nhiều vốn vào đây. Nhưng bạn biết đấy để đầu tư Forex độc giả cần phải tìm cho mình các sàn giao dịch uy tín và chất lượng. 

Tuy nhiên có thực trạng một số sàn giao dịch “sớm nở tối tàn” đang gây hoang mang cho các nhà đầu tư. Vậy làm thế nào để chọn sàn giao dịch ngoại hối tối ưu nhất. Sau đây Thuvientaichinh sẽ giới thiệu đến bạn một sàn giao dịch đã được thành lập hơn 2 thế kỷ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thực hiện đánh giá sàn giao dịch Oanda. Hy vọng sẽ cung cấp cho bạn các thông tin kiến thức hữu ích nhé.

Đánh giá tổng quan về sàn giao dịch Oanda

Sàn giao dịch Oanda là một trong những cái tên “gạo cội” được thành lập từ năm 1996 và có trụ sở chính được đặt tại New York. Có thể nói đang là một trong những sàn giao dịch Forex được rất nhiều đội ngũ phát triển khác nôi theo vì họ đi lên từ bàn tay trắng của 2 nhà nghiên cứu Tiến sĩ Michael Stumm và Tiến sĩ Richard Olsen. 

Các hoạt động của sàn giao dịch Oanda luôn đi đầu trong thị trường tài chính. Họ cũng là một trong những sàn giao dịch tiền tệ trực tuyến đầu tiên vào năm 2001. Nếu một số nhà đầu tư nhạy bén thì sẽ phát hiện Oanda chính là nhà cung cấp tỷ giá hối đoái cho nền tảng TradingView

Chưa dừng tại đó, Oanda còn đưa ra hàng loạt công cụ giao dịch tài chính trên nền tảng giao dịch V20 từng đoạt giải thưởng. Thêm một điểm nổi bật nữa, Oanda chính là tổ chức đã phát hiện và giới thiệu đơn vị thập phân  thứ 5 xuất hiện trong các cặp tiền tệ giao dịch forex. Ngày nay chúng ta hay thường gọi nó là đơn vị Pipette.

Tính đến thời điểm này, trang sử của sàn giao dịch Oanda đã được viết hơn 26 năm. Trải qua 4 cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trậm đã ảnh hưởng đến rất nhiều tổ chức tài chính, Oanda cũng không ngoại lệ. Nhưng điều đáng nói là họ vẫn đứng vững, phát triển và được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng đến thời điểm này. 

Không chỉ là một người anh đi đầu trong tổ chức tài chính mà Oanda còn thực hiện nhiều thương vụ mua lại nổi tiếng. Điển hình như cách đây 2 năm, 2020 Oanda đã mua lại 100% cổ phần của nhà môi giới đa tài sản hàng đầu Ba Lan – Dom Maklerski TMS. Hành động này đã giúp cho sàn giao dịch Oanda có thêm sức mạnh để “bành trướng” ở Đông Âu.

Đánh giá tổng quan về sàn giao dịch Oanda
Đánh giá tổng quan về sàn giao dịch Oanda

Quy mô của sàn giao dịch Oanda

Kể từ khi thành lập cho đến nay sàn giao dịch Oanda đã nhận được rất nhiều sự tin tưởng tư các tổ chức đầu tư khác. Điển hình như vào năm 2007, Oanda đã nhận được 100 triệu USD đầu tư mạo hiểm để mở rộng sang châu Á. Trong thời điểm này họ đã chính thức mở văn phòng đại diện tại đảo quốc Singapore. 

Kể từ thời gian này, sàn Oanda tiếp tục mở rộng quy mô của mình ở khắp 3 khu vực trọng tâm là Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ với tổng số lượng văn phòng đại diện mà Thuvientaichinh ghi nhận được là 10. Cụ thể chúng được đặt tại Hoa Kỳ, Canada, Singapore, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ, Anh, Đức và Ba Lan.

Các giải thưởng mà sàn giao dịch Oanda đã nhận được

Tiếp tục đánh giá sàn giao dịch Oanda, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bao năm tháng hoạt động kinh doanh tổ chức này đã tạo nên được các dấu ấn lịch sử nào nhé. Cụ thể như sau:

  • Nhà môi giới ngoại hối số 1 Singapore giai đoạn từ năm 2013 đến 2017.
  • Nền tảng FX bán lẻ tốt nhất thế giới vào năm 2016.
  • Nhà giao dịch ngoại hối tốt nhất toàn cầu vào năm 2008.
  • Nền tảng giao dịch Forex tốt nhất 2018.
  • Công nghệ giao dịch Forex tốt nhất 2017.

Với những giải thưởng trên chúng ta cũng có thể đánh giá sơ bộ về sự uy tín của sàn Oanda trong suốt hơn 26 năm qua. Tuy nhiên, dựa vào giải thưởng thôi chưa đủ, điều quan trognj nhất để đánh giá một sàn giao dịch chính là giấy phép hoạt động kinh doanh của họ.

Các giải thưởng mà sàn giao dịch Oanda đã nhận được
Các giải thưởng mà sàn giao dịch Oanda đã nhận được

Sàn giao dịch Oanda uy tín hay lừa đảo?

Để đánh giá sàn giao dịch Oanda một cách khách quan nhất thì chúng ta cần phải tìm hiểu xem giấy phép đăng ký của tổ chức này là như thế nào? Có thể nói điểm mạnh lớn nhất của Oanda là một trong những tổ chức chịu nhiều giám sát từ các cơ quan tài chính uy tín hàng đầu thế giới. 

➤ Nên xem thêm:  Exness Review | Đánh giá sàn Exness mới nhất 2023

Giấy phép hoạt động

  • Vì sàn giao dịch Oanda có trụ sở chính được đặt tại New York nên họ đang chịu sự quản lý nghiêm ngặt của Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC).
  • Chưa kể đến sàn cũng nhận được giấy phép hoạt động từ 2 cơ quan quản lý tài chính lớn nhất nhì thế giới là cơ quan Kiểm soát Tài chính Vương Quốc Anh (FCA) và Ủy ban chứng khoán và Đầu tư Úc (ASIC).
  • Để nhận được 2 loại giấy phép của 2 cơ quan này các broker cần phải vượt qua các vòng thử thách vô cùng khắt khe. Cũng như sàn Oanda phải đáp ứng được các tiêu chí sàn giao dịch Forex uy tín hàng đầu.

Các chính sách bảo vệ quyền lợi trader

  • Cơ chế tách biệt tài khoản: Với cơ chế này tiền ký gửi của nhà đầu tư trên sàn giao dịch Oanda sẽ được tách biệt hoàn toàn với tài khoản của broker. Số tiền của bạn sẽ được gửi vào một ngân hàng uy tín nhất thế giới. Nếu không may sàn Oanda bị tê liệt thì số tiền đầu tư của bạn cũng được an toàn.
  • Chính sách bảo hiểm trader: Cách chính sách bảo hiểm trader nhằm mục đích đảm bảo công bằng cho các nhà đầu tư. Theo đó nếu xảy ra tranh chấp giữa bạn và Oanda thì bạn sẽ được bồi thưởng. Không những thế sàn giao dịch này còn đang tuân thủ theo quy định bồi thường của FCA lên đến 85.000 bảng Anh.
Các chính sách bảo vệ quyền lợi trader
Các chính sách bảo vệ quyền lợi trader

Các sản phẩm giao dịch của sàn Oanda

Mặc dù sàn giao dịch Oanda đã được hình thành rất lâu nhưng danh mục đầu tư của họ vẫn còn khá hạn chế. Hiện tại sàn không cung cấp giao dịch đầu tư với cổ phiếu, quỹ ETF, tiền điện tử. Còn những sản phẩm giao dịch hiện hữu của sàn Oanda là:

  • 70 cặp Forex.
  • 16 mã chỉ số bao gồm một số mã lớn như SPX 500, UK 100, Wall St 30,…
  • 4 mã kim loại bao gồm vàng, bạch kim, bạc.
  • 8 mã hàng hóa bao gồm 2 nhóm lớn là hàng hóa mềm và năng lượng.
  • 6 mã trái phiếu bao gồm Bund, UK 10Y Gilt, US 10Y T-Note, US 2Y T-Note, US 5Y T-Note và US T-Bond.

Hiện nay các sản phẩm của sàn giao dịch Oanda cung cấp không quá đa dạng và nó tạo nên sự nhàm chán cho người chơi. Đặc biệt hơn hết là xu hướng đầu tư tiền điện tử cùng cổ phiếu ngày càng bùng nổ nhưng Oanda vẫn không bổ sung vào danh mục đầu tư. 

Các loại tài khoản trên sàn giao dịch Oanda

Không những sản phẩm giao dịch của sàn Oanda còn nhiều hạn chế mà ngay cả tài khoản cũng chỉ cung cấp 2 loại cố định. Tuy nhiên 2 loại này sẽ phù hợp với tất cả nhà đầu tư từ trader mới cho đến trader chuyên nghiệp. Hãy cùng Thuvientaichinh tìm hiểu qua các đặc trưng của từng loại tài khoản ấy nhé.

Tài khoản Standard

  • Tài khoản phù hợp với những nhà đầu tư mới, tiêu chuẩn
  • Mức nạp tối thiểu là từ 1 USD.
  • Spread từ 1.3 pip.
  • Tiền hoa hồng là 7 USD/lot.
  • Đòn bẩy tối đa là 1:50.
  • Nền tảng giao dịch được hỗ trợ là MT4.

Tài khoản Premium

  • Đây là loại tài khoản cao cấp dành cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp, đã có nhiều năm hành nghề.
  • Mức nạp tối thiểu là từ 25.000 CA, nếu tính ra tiền USD thì tương đương 20.000 USD.
  • Spread từ 0.6 pip.
  • Tiền hoa hồng là miễn phí.
  • Đòn bẩy tối đa là 1:50.
  • Nền tảng giao dịch được hỗ trợ là MT4.

Từ hai thông tin về tài khoản sàn giao dịch Oanda trên thì chúng ta thấy được rằng tỷ lệ đòn bẩy mà nền tảng này đang hỗ trợ tương đối thấp. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào từng tài sản giao dịch mà bạn sẽ được sử dụng tỷ lệ đòn bẩy khác nhau. Nhưng cao nhất vẫn chỉ nằm ở mức 1:50 mà thôi.

Nếu so với mặt bằng chung của những trader khác thì mức đòn bẩy này chưa đủ “cơn khát” của các nhà đầu tư Forex. Vô hình chung điều này tạo ra nhiều hạn chế cho các trader đang có nguồn vốn thấp nhưng mong muốn được đầu tư trên sàn.

Các loại tài khoản trên sàn giao dịch Oanda
Các loại tài khoản trên sàn giao dịch Oanda

Các loại phí trên sàn giao dịch Oanda

Chi phí một sàn giao dịch là yếu tố quan trọng nhất mà các nhà đầu tư cần phải xem xét qua. Từ đó bạn mới có thể đánh giá sàn giao dịch Oanda có thật sự tối ưu và phù hợp với mục tiêu cũng như nguồn tài chính của mình hay không. 

Nói riêng về chi phí Spread của sàn thì tổ chức này đã làm buồn lòng khá nhiều nhà đầu tư vì phí quá cao. Nếu so sánh với phí spread thả nổi của các sàn thì chỉ từ 0 pip nhưng đối với Oanda đã lên đến 1 pip. Chính sự chênh lệch này sẽ dẫn đến sự hao hụt tương đối với trong lợi nhuận của nhà đầu tư.

➤ Nên xem thêm:  KVB Prime Review | Đánh giá sàn KVB Prime mới nhất 2023

Theo đó tùy vào từng loại tài sản mà phí spread bạn phải trả sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

  • EUR/USD: 1.3 pip.
  • USD/JPY: 1.4 pip .
  • GBP/USD: 1.4 pip.
  • USD/CHF: 1.6 pip.
  • AUD/USD: 1.3 pip.
  • USD/CAD: 1.9 pip.
  • NZD/USD: 1.7 pip.

Trên đây chỉ là một mức spread cơ bản, trong điều kiện thị trường biến động mạnh thì chi phí này sẽ co giãn hơn nữa. Chính vì vậy nếu như bạn đã quyết định đầu tư vào sàn giao dịch Oanda thì hãy cân nhắc thật kỹ về các sản phẩm cũng như chi phí của nó nhé.

Nếu như phí spread của sàn quá cao thì phù hợp phí hoa hồng của sàn Oanda đang nằm ở mức tương đối. Như thông tin chúng tôi giới thiệu ở trên thì tiền hoa hồng đối với tài khoản tiêu chuẩn là 7 USD/lot/2 chiều. Còn đối với tài khoản cao cấp thì tiền hoa hồng sẽ được hoàn toàn miễn phí. 

Nhìn chung nếu như nhà giao dịch đang chú trọng nhiều vào chi phí đầu tư thì hãy cân nhắc thật kỹ trước khi rót vốn vào sàn giao dịch Oanda nhé.

Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của sàn giao dịch Oanda

Với những thông tin giới thiệu trên đây chắc hẳn các nhà đầu tư cũng đã nhận biết được sơ bộ đâu là ưu điểm và đâu là nhược điểm của sàn giao dịch Oanda rồi phải không nào. Nhằm giúp cho nhà đầu tư khái quát lại vấn đề thì chúng tôi sẽ tổng kết lại một số thông tin quan trọng sau đây.

Ưu điểm của sàn giao dịch Oanda

  • Ưu điểm lớn nhất của sàn chính là một công ty uy tín với các giấy phép hoạt động được cung cấp bởi những cơ quan tài chính đứng đầu thế giới.
  • Các chính sách bảo vệ quyền lợi khách hàng vô cùng rõ ràng và minh bạch.
  • Mức nạp tiền tối thiểu yêu cầu đối với tài khoản tiêu chuẩn thấp.
  • Sàn cung cấp nền tảng giao dịch độc quyền kết hợp với MT4 cùng nhiều công cụ tài chính khác.
  • Hình thức nạp tiền và rút tiền của sàn của khá đa dạng.

Nhược điểm của sàn giao dịch Oanda

  • Hiện tại số lượng tài khoản giao dịch của sàn còn quá hạn chế, một là tiêu chuẩn và hai là cao cấp.
  • Sản phẩm giao dịch cũng hạn chế theo, những tài sản bùng nổ tính thanh khoản như cổ phiếu và tiền điện tử lại không được Oanda hỗ trợ.
  • Chi phí spread của sàn quá cao so với mặt bằng chung, gây ra nhiều hạn chế cho các nhà đầu tư ít vốn.
  • Tỷ lệ đòn bẩy mà sàn cung cấp cũng không hấp dẫn.
  • Hình thức nạp và rút tiền sàn giao dịch Oanda đều mất phí.
  • Hiện tại sàn không hỗ trợ ngôn ngữ Tiếng Việt, gây ra nhiều bất lợi cho các trader nước ta.

Kết luận

Từ những thông tin đánh giá sàn giao dịch Oanda chúng tôi nhận thấy rằng nếu như bạn đang muốn tìm kiếm một cơ hội đầu tư ở sàn giao dịch có chi phí hợp lý thì Oanda không phải là một lựa chọn sáng suốt. Còn nếu bạn mong muốn lựa chọn một sàn giao dịch đáp ứng đủ yêu cầu an toàn và có giấy phép hoạt động kinh doanh thì nên xem xét đến Oanda.

Chung quy việc lựa chọn một sàn giao dịch tùy thuộc vào nhu cầu, mục tiêu và chiến lược của từng nhà đầu tư. Nhưng từ trước đến nay sàn giao dịch Oanda vẫn chưa ghi nhận thông tin nào liên quan đến lừa đảo khách hàng. Chính vì vậy bạn có thể hoàn toàn an tâm khi giao dịch tại đây nhé.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên bạn đã hiểu rõ hơn cũng như đánh giá sàn giao dịch Oanda một cách tổng quan nhất. Chúc bạn sớm tìm được lựa chọn ưng ý và đầu tư thành công nhé.

Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để biết thêm về kiến thức và tin tức đầu tư bạn nhé! Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.

Bài viết liên quan:

 

Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien

Facebook
Youtube
Telegram
Zalo Zalo
Zalo Tiktok