Bắt đầu tìm hiểu lĩnh vực đầu tư tài chính cũng đồng nghĩa bạn phải khai thác thông tin ở nhiều khía cạnh khác nhau. Trong đó, Benchmark là một thuật ngữ được sử dụng vô cùng phổ biến trong ngoại hối. Nhiều vấn đề đặt ra là Benchmark có tầm quan trọng như thế nào đối với hoạt động kinh tế toàn cầu? Trong bài viết này sẽ giải đáp cho bạn.
Tìm hiểu Benchmark là gì?
- Theo nghĩa được dịch ra từ tiếng Anh thì Benchmark có nghĩa là điểm chuẩn. Hiểu theo cách khác thì nó có nghĩa là tiêu chí đánh giá hiệu suất của một sản phẩm tài chính.
- Một số tiêu chí cơ bản dùng để đo lường Benchmark là thời gian, chất lượng, chi phí, sự hài lòng của khách hàng và hiệu quả.
- Chỉ số Benchmark hiện tại được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực tài chính. Vì thông qua nó bạn có thể so sánh bất kỳ tiến trình hay sản phẩm nào.
- Đồng thời nhiều nhà quản trị và hoạch định chiến lược đã thông qua số liệu của Benchmark để tiến quy trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Cấp độ hoạt động của Benchmark
Hiện tại, Benchmark đang được chia ra thành 3 cấp độ hoạt động:
- Cấp độ được sử dụng cho các nhà kinh doanh bán lẻ hay còn được gọi là cấp độ hoạt động.
- Cấp độ chức năng được thể hiện rõ nét khi bạn xem xét tình hình và áp dụng ý tưởng vào toàn bộ hệ thống. Tức nghĩa, khi thực hiện cấp độ này sẽ nhằm phục vụ cho mục đích gia tăng hiệu quả cho tất cả các bộ phận bên trong tổ chức.
- Cấp độ chiến lược sẽ tác động trực tiếp đến toàn hệ thống và tổ chức doanh nghiệp. Theo bản chất thì chiến lược Benchmark sẽ mang tính dài hạn và không thể mang lại hiệu quả ngay lập tức.
Tầm quan trọng của Benchmark
- Đối với thị trường tài chính, chỉ số Benchmark quan trọng nhất là S&P 500 và Dow Jones. Vì đây là những chỉ số đại diện cho tổng quan kinh tế thị trường và có tác động trực tiếp đến toàn quốc. Tuy nhiên một Benchmark tốt phải đáp ứng được chiến lược, phong cách và sự kỳ vọng của nhà đầu tư.
- Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thường yêu cầu đội ngũ của mình tập trung vào kết quả cuối cùng để đưa ra các phương án kinh doanh trong thời gian tiếp theo. Và tất nhiên đội ngũ quản lý phải tìm cách cải thiện chất lượng dịch vụ với những gì mà khách hàng mình bỏ ra.
- Chính vì vậy mà họ sẽ nhận thức được điểm mạnh và yếu của mình để so sánh với đối thủ cạnh tranh. Do đó, Benchmark sẽ trở thành chỉ số quản lý vô cùng chất lượng giúp cho họ cải thiện chất lượng dịch vụ và tối ưu hóa chi phí của mình.
Các lợi ích của Benchmark
Hiện nay Benchmark đang cung cấp 3 lợi ích cho người sử dụng. Cụ thể đó là gì? Hãy cùng Thuvientaichinh tìm hiểu thông tin bên dưới đây nhé.
Đánh giá khả năng cạnh tranh
Đây là cách thức các nhà quản lý nhận xét và phân tích mặt ưu điểm lẫn nhược điểm của doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranh. Từ đó, bạn sẽ hiểu rõ hơn về lĩnh vực cần cải thiện và nâng cao hiệu hoạt giao dịch lên rất nhiều lần. Bên cạnh đó, nó còn giúp cho nhà giao dịch biết cách đặt ra mục tiêu tiềm năng để gia tăng nguồn lợi nhuận của mình.
Kiểm tra kết quả
Lợi ích này liên quan rất nhiều đến kiểm tra hiệu năng hiện tại và dự đoán tiềm năng trong tương lai. Và để đạt được thành công bạn phải sử dụng Benchmark ở tần suất kiểm tra liên tục để đảm bảo thông tin xác thực.
Thuộc tính cải thiện
Thuộc tính cải thiện của Benchmark được diễn ra liên tục và có thể giúp cho người sử dụng phát triển, hoạch định trong một thời gian dài.
Các bên liên quan đến Benchmark
Mô hình Benchmark hiện tại có 3 bên đang liên quan với nhau:
- Đầu tiên là giám đốc kinh doanh sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm trong việc cải thiện hoạt động doanh nghiệp.
- Người tiêu dùng cuối cùng như công chúng, khách hàng. Họ sẽ quan tâm đến cách cải thiện chất lượng dịch vụ của công ty có đáp ứng được nhu cầu của mình hay không?
- Các đơn vị cung cấp dịch vụ có mối quan tâm liên quan đến đánh giá và mối quan tâm của người tiêu dùng để cải thiện dịch vụ của mình.
Hướng dẫn thực hiện Benchmark
Để áp dụng tốt chiến lược Benchmark bạn cần phải thực hiện nó theo một quy trình nhất định.
- Bước 1: Lập kế hoạch bao gồm các thông tin mà bạn muốn cải thiện, mục tiêu đạt được và so sánh năng lực với đối thủ cạnh tranh.
- Bước 2: Thu thập nguồn dữ liệu quan trọng. Chẳng hạn như bạn đang muốn cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng của mình thì nên khai thác thông tin liên quan đến cách xử lý cuộc gọi, quy trình hoạt động,…
- Bước 3: Phân tích thông tin cần thiết và nhận ra được các mặt hạn chế của doanh nghiệp. Hãy quan sát và phân tích mọi vấn đề một cách khách quan nhất. Từ đó đưa ra những biện pháp cải thiện thật tối ưu.
- Bước 4: Bắt đầu thực hiện chiến lược Benchmark. Tất cả những thông tin mà bạn thu thập được có giá trị khi và chỉ khi bạn biết cách vận dụng nó vào mục tiêu cải thiện doanh nghiệp thành công.
- Bước 5: Giám sát tiến trình hoạt động của nó. Trong một khung thời gian nhất định bạn sẽ thấy được các chỉ số và kết quả có đạt đúng kỳ vọng hay không?
Bài viết liên quan:
- Chơi forex là gì ?
- Tìm hiểu đường trung bình động là gì ?
- Sàn forex uy tín nhất thế giới
- Giao dịch ngoại hối forex là gì ?
- Nến inverted hammer là gì ?
- Phần mềm mt4 là gì ?
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien