Chỉ báo nhanh và chỉ báo chậm là gì? Khi các nhà đầu tư phải đối mặt trước những tình huống chốt lệnh khó khăn thì chỉ báo nhanh và chỉ báo chậm sẽ giúp bạn xác định tín hiệu tối ưu. Vậy chi tiết về 2 chỉ báo này như thế này? Mời anh em cùng đọc qua kiến thức bên dưới đây nhé!
Chỉ báo nhanh và chỉ báo chậm là gì?
Trong phân tích kỹ thuật các chỉ báo có vai trò vô cùng quan trọng. Nó giúp cho quyết định của trader thêm chắc chắn và mang tính khách quan nhất. Bởi vì các chỉ báo được tạo ra dựa trên công thức toán học nên việc dựa vào chúng để phân tích thị trường là việc không thể thiếu. Đặc biệt thị trường hiện nay đang phân loại chỉ báo thành chỉ báo nhanh và chỉ báo chậm. Hình thức hoạt động của các chỉ báo này sẽ hoàn toàn khác nhau. Cụ thể như sau:
- Chỉ báo nhanh: Đúng như tên gọi của nó, chỉ báo này sẽ vận dụng các dữ kiện trong quá khứ nhưng đưa ra các tín hiệu phân tích thị trường trong tương lai. Khi sử dụng chỉ báo nhanh bạn sẽ nhận được tín hiệu sớm trong công tác đầu tư.
- Chỉ báo chậm: Chỉ báo này sẽ cẩn trọng hơn và đi sau chỉ báo nhanh. Theo đó, chúng ta có thể sử dụng chỉ báo chậm để xác định hành động giá. Vì những dữ kiện mà chỉ báo mang lại hầu như là tín hiệu trễ.
Có thể thấy mỗi chỉ báo đều được xây dựng dựa trên công thức toán học và mang tính chất khác nhau. Chính vì vậy, trader cần đọc hết bài viết này để tìm được cho mình một chỉ báo thích hợp nhất nhé!
Đánh giá ưu nhược điểm của chỉ báo nhanh và chỉ báo chậm
Đánh giá | Chỉ báo nhanh | Chỉ báo chậm |
Ưu điểm |
|
|
Nhược điểm |
|
|
Các loại chỉ báo nhanh và chỉ báo chậm tiêu biểu
Các loại chỉ báo nhanh nổi bật
- RSI (Chỉ báo sức mạnh tương đối): Dường như chỉ báo này đã quá quen thuộc đối với các nhà đầu tư của Thuvientaichinh. Khi trader sử dụng RSI thì bạn sẽ đánh giá được độ mạnh yếu của xu hướng thị trường. Không những thế bạn cũng có thể đo lường được tốc độ thay đổi giá trong tương lai.
- Fibonacci mở rộng: Chỉ báo này được tạo ra từ một dãy số tự nhiên vô cùng đẹp mắt. Các con số này đã được tính toán kỹ lưỡng bằng toán học cũng như đưa vào áp dụng trong thực tiễn lẫn giao dịch. Khi độc giả sử dụng Fibonacci mở rộng bạn sẽ dự đoán được các mức giá trong tương lai.
Không một chỉ báo nhanh nào có thể giúp bạn đạt được kết quả phân tích chính xác 100%. Chính vì vậy, khi dự đoán xu hướng thị trường trong tương lai bạn cần sử dụng kết hợp chỉ báo nhanh với xu hướng, momentum,… để tăng thêm xác suất thắng nhé!.
Các loại chỉ báo chậm nổi bật
- MA (đường trung bình): Chỉ báo này được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng bởi vì nó giúp cho trader ra quyết định đầu tư chuẩn xác hơn. Bản chất của chỉ báo này là sử dụng giá trung bình của một số chu kỳ giá nhất định. Do đó, đường trung bình MA luôn đi theo sau giá.
- Bollinger Bands hay còn được gọi là dải Bollinger: Chỉ báo này được tạo ra từ đường trung bình và một biên độ lệch chuẩn để bao bọc giá lại. Theo một số nghiên cứu thì có đến hơn 80% giá tài sản nằm gọn trong đường biên của chỉ báo này. Trong trường hợp giá vượt qua 2 vùng biên thì nhà đầu tư sẽ xác định được điểm mua bán đáng tin cậy hơn. Nhưng do biên độ liên tục thay đổi nên các trader phải dừng lỗ ở nhiều nơi. Thay vào đó, bạn nên sử dụng chiến lược nút thắt cổ chai để mang lại xác suất thành công cao hơn nhé!
Nên chọn chỉ báo nhanh hay chỉ báo chậm?
Nếu bạn là một nhà đầu tư có thể kiên nhẫn giao dịch trong thời gian từ trung đến dài hạn thì có thể tham khảo sử dụng chỉ báo nhanh. Nó sẽ giúp bạn dự đoán được tương lai cũng như có điểm vào lệnh R:R tốt.
Tuy nhiên không hẳn là bạn không thể sử dụng kết hợp thêm với chỉ báo chậm. Việc phân tích thị trường với chỉ báo chậm sẽ giúp bạn nhân đôi độ tin cậy trong một khoảng thời gian lớn. Từ đó xác suất thắng giao dịch của bạn sẽ cao hơn so với những trader khác.
Vậy thì việc lựa chọn chỉ báo nhanh hay chỉ báo chậm sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào chiến lược cũng như mục tiêu tài chính của trader. Hoặc bạn cũng có thể vận dụng cả chỉ báo nhanh và chỉ báo chậm trong phân tích đầu tư. Nhưng cho dù bạn lựa chọn chỉ báo nào đi chăng nữa thì nó cũng không thể nào đem lại kết quả thành công 100%. Bạn cần lưu ý điều này nhé!
Bài viết liên quan:
- Tại Việt Nam, nhà đầu tư giao dịch sàn Forex có hợp pháp không?
- Đường EMA là gì? Hiểu rõ về đường EMA trong Forex chuẩn nhất
- Khung thời gian đóng cửa của thị trường Forex là lúc nào?
- Hướng dẫn cách giao dịch Forex an toàn cho người mới bắt đầu
- Hướng dẫn cách đăng ký tài khoản forex trên sàn uy tín an toàn nhất
- Moving Average là gì?Hiểu về đường trung bình động (MA) để giao dịch hiệu quả
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien