Hãy tìm hiểu ngay bài viết này để biết rõ hơn về cổ đông chiến lược là gì? Để trở thành cổ đông thì nhà đầu tư cần phải đáp ứng đủ những điều kiện nào? Có thể trong các doanh nghiệp bạn đã nghe đến ai đó được gọi là cổ đông sáng lập, cổ đông ưu đãi,…nhưng cổ đông chiến lược thì gần như rất ít người biết đến. Mời độc giả hãy cùng Thuvientaichinh đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc ở trên nhé!
Tìm hiểu cổ đông chiến lược là gì?
Cổ đông chiến lược có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức nắm giữa một phần ít cổ phần của doanh nghiệp nào đó. Họ được xem là những nhà đầu tư chiến lược xuất thân trong nước hoặc từ nước ngoài. Theo đó, những đơn vị này phải là người có kinh nghiệm, năng lực tài chính và cam kết làm việc lâu dài với doanh nghiệp.
Tại sao những cổ đông chiến lược phái cam kết lâu dài với doanh nghiệp? Bởi vì họ sẽ đảm nhận thêm vai trò trở thành người giúp đỡ, hỗ trợ công ty ở rất nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, lưu ý rằng mỗi doanh nghiệp chỉ có tối đa là 3 cổ đông chiến lược và thời gian cam kết tối thiểu làm việc với công ty là 5 năm.
Nếu như các cổ đông chiến lược muốn nhượng hoặc bán lại cổ phần trước thời hạn kết thúc thì cần phải thông qua sự cho phép của Đại hội đồng cổ đông. Thêm vào đó, bạn cần phải lưu ý một số điểm sau nếu như muốn bán cổ phần của mình:
- Nếu như cổ đông mua cổ phần trước khi đấu giá thì giá cổ phần phải thấp hơn mức giá khởi điểm được phê duyệt trước đó.
- Nếu như cổ đông mua cổ phần sau khi đấu giá thì giá cổ phần phải thấp hơn mức đấu giá thành công thấp nhất của buổi đấu giá.
Những điều kiện nào để trở thành cổ đông?
Điều đầu tiên nếu như bạn muốn trở thành cổ đông của công ty chính là phải nắm trong tay nguồn vốn vững chắc. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần phải đạt được những điều kiện cụ thể sau đây.
Đối với cổ đông nước ngoài
- Có hơn 5 năm kinh nghiệm hoạt động trong thị trường quốc tế.
- Là tổ chức tín dụng hay tài chính nước ngoài có tổng giá trị tài sản đang nắm giữ là 20 tỷ USD vào thời điểm trước khi tham gia đăng ký trở thành cổ đông.
- Trong cùng thời điểm, các đơn vị cá nhân không được trở thành cổ đông chiến lược, cổ đông lớn và cổ đông sáng lập của bất kỳ công ty nào ở Việt Nam.
Đối với cổ đông trong nước
- Điều kiện đầu tiên là công ty phải có năng lực và khả năng quản trị tốt.
- Tổng tài sản tối thiểu mà công ty đang sở hữu phải từ 3.000 tỷ USD vào thời điểm trước khi tham gia đăng ký trở thành cổ đông.
- Tỷ lệ ROE của đơn vị phải trên 15%, trong đó tỷ lệ ROA phải trên 1% của năm liền kề trước đó. Lợi nhuận ròng 3 năm liên tiếp trước năm đăng ký trở thành cổ đông.
- Tại các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp để trở thành cổ đông không có bất kỳ nợ xấu nào cả.
- Trong cùng thời điểm, các đơn vị cá nhân không được trở thành cổ đông chiến lược, cổ đông lớn và cổ đông sáng lập của bất kỳ công ty nào ở Việt Nam.
- Nhà đầu tư cần phải thực hiện cam kết bằng văn bản về việc không được bán cổ phần trong thời gian 5 năm kể từ ngày đăng ký mua và trở thành cổ đông chiến lược.
- Trường hợp tổ chức đăng ký trở thành cổ đông chiến lược là tổ chức tín dụng thì bạn cần phải cam kết một số điều kiện sau: có tỷ lệ an toàn vốn trong năm liền kề là hơn 10%, có tỷ lệ nợ xấu trong năm liền kề phải nhỏ hơn 2%, trong thời gian đăng ký trở thành cổ đông thì không được mua cổ phần của bất kỳ ngân hàng thương mại Nhà nước mà đơn vị này đang làm cổ đông, đảm bảo hoạt động an toàn theo quy định của Nhà nước.
Ưu điểm và nhược điểm khi trở thành cổ đông chiến lược
Ưu điểm của cổ đông chiến lược
- Nhờ vào năng lực quản trị của các cổ đông chiến lược mà quá trình điều hành quản trị doanh nghiệp trở nên mượt mà hơn.
- Trong một số kinh nghiệm khác các nhà đầu tư sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực nội tại. Từ đó, giúp cho doanh nghiệp phát triển đội ngũ nhân tài một cách tối ưu nhất.
- Các cá nhân/ tổ chức này sẽ cùng với doanh nghiệp chia sẻ rủi ro cũng như cùng hợp tác phát triển một cách “cộng sinh”.
- Ưu điểm nòng cốt nhất của cổ đông chiến lược là giúp đưa ra chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. Thêm vào đó họ sẽ tư vấn hay gợi ý những ý tưởng sản phẩm.
Nhược điểm của cổ đông chiến lược
- Doanh nghiệp phải thực hiện chia sẻ quyền quản trị công ty và mọi quyết định đều có sự đồng thuận của cả 2 bên.
- Trách nhiệm mỗi bên sẽ được phân tách đều nên những nhà đầu tư sẽ không còn được chú ý như trước đây.
- Tiêu tốn nhiều thời gian để quyết định có thể được ban hành thực thi. Điều này cũng vì một phần là ý kiến hay quyết định đều được duyệt qua từ nhiều bên liên quan.
Từ những ưu điểm và nhược điểm này, tin chắc rằng độc giả đã hiểu được cổ đông chiến lược sở hữu những đặc trưng gì. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư đã có thể hiểu được các điều kiện để trở thành cổ đông trong doanh nghiệp. Hãy tiếp tục theo dõi Thuvientaichinh để chúng tôi được cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích hơn về thị trường chứng khoán nhé.
Bài viết liên quan:
- Tìm hiểu về đường xu hướng trong ngoại hối
- Tìm hiểu tổng quan về đường ema là gì?
- Đôi nét thông tin bid ask là gì?
- Hiểu đúng về mô hình nến inverted hammer
- Khái niệm đường moving average trong Forex
- Cách phân tích kỹ thuật trong forex
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien