Sau khi bạn đã chọn được một cổ phiếu tiềm năng thì công việc tiếp theo đó là gì? Tất nhiên là sẽ tìm kiếm một phương pháp giao dịch chứng khoán tối ưu. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán hiện nay hoạt động quá sôi nổi. Vậy đâu mới là công cụ phù hợp với nhà đầu tư. Sau đây, Thuvientaichinh sẽ hướng dẫn bạn đọc các chỉ báo chứng khoán dành cho người mới bắt đầu. Có thể nói, chỉ báo chứng khoán trong phân tích kỹ thuật là một công cụ không thể nào bỏ lỡ qua.
Xu hướng giá
Một trong các chỉ báo chứng khoán đơn giản nhất dành cho người mới bắt đầu chính là xu hướng giá. Chỉ báo này sẽ thể hiện xu hướng chung của giá cổ phiếu đang hoạt động như thế nào. Trong thị trường đầu tư có câu “trend is friend” – xu hướng chính là người bạn đồng hành cùng nhà đầu tư. Ý nghĩa của xu hướng giá chính là giúp cho nhà đầu tư xác định và dự đoán các xu hướng trong tương lai.
Cách đọc chỉ báo chứng khoán theo xu hướng giá sẽ được chia thành 3 loại. Bao gồm:
- Xu hướng ngắn hạn: Có thời gian kéo dài dưới 1 năm.
- Xu hướng trung hạn: Có thời gian kéo dài từ 1 đến 5 năm.
- Xu hướng dài hạn: Có thời gian kéo dài trên 5 năm.
Đường trung bình động – MA
Đường trung bình động MA được dịch ra từ thuật ngữ Moving Average. Với đường này bạn sẽ nhận được giá trung bình trong một khoảng thời gian nhất định. Đó có thể là MA50, MA100, MA200 tương ứng với 50 ngày, 100 ngày và 200 ngày. Có thể nói đường trung bình động là chỉ báo phân tích kỹ thuật thường xuyên được các nhà đầu tư sử dụng. Vì nó cung cấp các tín hiệu mua – bán khá chính xác thông qua một bức tranh giá cổ phiếu tổng thể.
Cách đọc các chỉ báo chứng khoán này sẽ phụ thuộc nhiều vào các mô hình chuyển động giá và các chỉ số. Theo đó, nhà đầu tư sẽ xác định được biến động giá cũng như xu hướng giá thay đổi. Chẳng hạn như nếu giá cổ phiếu X đang cao hơn mức trung bình động MA200 ngày thì đó sẽ tín hiệu tốt cho một xu hướng tăng giá.
Chỉ báo Fibonacci
Với chỉ báo Fibonacci, nó được các nhà đầu tư sử dụng nhiều để xác định một mô hình giao dịch nhất định trên thị trường chứng khoán. Chi tiết hơn thì nó dùng để xác định các mức hỗ trợ, kháng cự, đỉnh và đáy. Cấu tạo của Fibonacci được hình thành từ một chuỗi các dãy số với mỗi số là tổng của 2 số trước đó. Các con số xuất hiện trong Fibonacci sẽ là 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144,…
Cách đọc chỉ báo chứng khoán Fibonacci sẽ dựa trên việc xác định 2 điểm cực trị của nó. Hai điểm cực trị này sẽ là mức giá cao tối đa và mức giá thấp tối thiểu. Tại đó, nhà đầu tư sẽ chia nhỏ khoảng cách giữa 2 điểm này bằng một tỷ lệ Fibonacci nhất định. Chẳng hạn như 23,6%, 38,2%, 50%, 61,8% và 100%.
Ý tưởng của chỉ báo này chính là với mỗi ranh giới cho từng phân khúc trên thị trường chứng khoán sẽ đại diện cho một điểm đảo chiều có thể xảy ra. Bên cạnh đó, mô hình từ phân khúc trước sẽ được nhân rộng thêm trong tương lai.
Chỉ báo sức mạnh tương đối – RSI
Thông qua chỉ báo sức mạnh tương đối các nhà đầu tư sẽ biết được thị trường đang quá mua hay quá bán. Cụ thể hơn nếu như một cổ phiếu đang trong tình trạng quá mua thì nó có khả năng đảo chiều giảm trong tương lai. Ngược lại, nếu một cổ phiếu đang trong tình trạng quá bán thì nó có khả năng đảo chiều tăng.
Cấu tạo của RSI được tính theo thang điểm từ 1 đến 100. Do đó, khi đọc các chỉ báo chứng khoán này bạn sẽ dựa vào thang điểm để biết được ý nghĩa của cổ phiếu. Cụ thể:
- Nếu RSI > 70, thị trường đang ở mức quá mua.
- Nếu RSI < 30, thị trường đang ở mức quá bán.
Và để tính toán chính xác cũng như đọc chỉ báo chứng khoán hiệu quả hơn thì trader cần phải dựa vào lịch sử giá. Sau đó bạn sẽ tính toán nó dựa trên mức giá đóng cửa. Nhược điểm lớn nhất của RSI chính là nó sẽ không cung cấp bất kỳ thông tin nào liên quan đến hành động giá.
Hỗ trợ và kháng cự
Trên biểu đồ chứng khoán, hỗ trợ và kháng cự là hai mức giá phạm vi cực kỳ quan trọng. Cụ thể tại mức giá hỗ trợ thì giá sẽ ngừng giảm và có xu hướng đảo chiều tăng trở lại. Còn ở mức giá kháng cự thì giá sẽ ngừng tăng và có xu hướng đảo chiều giảm.
Cách đọc các chỉ báo chứng khoán này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào quy luật cung cầu của thị trường. Nếu như có nhiều người mua > người bán thì giá sẽ tăng. Ngược lại, nếu như có nhiều người bán > người mua thì giá sẽ giảm.
Cách xác định xu hướng thông qua hỗ trợ và kháng cự như sau:
- Nếu xu hướng tăng giá => đường hỗ trợ nằm theo góc nghiêng dương.
- Nếu xu hướng ổn định => đường hỗ trợ sẽ nằm ngang.
- Nếu xu hướng giảm giá => đường kháng cự nằm theo góc nghiêng âm.
- Nếu xu hướng ổn định => đường kháng cự sẽ nằm ngang.
Trên đây là thông tin hướng dẫn đọc các chỉ báo chứng khoán phổ biến dành cho người mới bắt đầu. Hy vọng các nhà đầu tư có thể tận dụng được kiến thức trên trong bộ công cụ giao dịch của mình. Chúc bạn trading thành công và hiệu quả!
Bài viết liên quan:
- Có những thuật ngữ forex quan trọng nào?
- Thị trường forex mấy giờ mở cửa tính theo giờ Việt Nam
- Làm sao mở tài khoản forex uy tín?
- Hướng dẫn cách xem biểu đồ forex dành cho nhà đầu tư mới
- Làm thế nào để biết cách sử dụng mt4?
- Làm thế nào để biết cách sử dụng mt5?
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien