Hướng dẫn sử dụng Trading Range là một chủ đề mà các nhà giao dịch cần quan tâm khi tham gia đầu tư trong Forex. Đây là một kiến thức phân tích kỹ thuật mang lại hiệu quả giao dịch rất cao nhưng không phải ai áp dụng được chiến thuật này, đặc biệt là những trader mới vào nghề. Chính vì vậy hôm nay Thuvientaichinh sẽ cùng bạn khám phá cách sử dụng Trading Range trong giao dịch Forex một cách hiệu quả nhất. Các phần nội dung lý thuyết này rất quan trọng nên độc giả hãy chú ý đến từng luận điểm nhé. Vì một khi bạn đã hiểu sai ý thì việc áp dụng vào thực hành sẽ gây ra nhiều hệ quả nghiệm trọng.
Tìm hiểu Trading Range trong giao dịch Forex là gì?
Trading Range trong giao dịch Forex được hiểu theo cách thông dụng nhất là vùng giao dịch. Tại đó, các nhà đầu tư sẽ nhìn thấy được giá của tài sản chỉ dao động trong khoảng giữa của giá cao nhất và giá thấp nhất trong cùng một khoảng thời gian xác định.
Cụ thể hơn thì chúng ta có những thuật ngữ về các vùng như sau:
- Phía trên vùng giằng co (Trading Range) được gọi là vùng kháng cự.
- Phía dưới vùng giằng co (Trading Range) được gọi là vùng hỗ trợ.
Nếu như bạn quan sát thấy được rằng trong thời gian giao dịch của mình mà giá phá vỡ khu vực nằm trên hoặc nằm dưới thì tức nghĩa thị trường đang có một động lực theo hướng:
- Nếu như giá phá vỡ đường kháng cự theo chiều hướng lên thì đó gọi là Breakout.
- Nếu như giá phá vỡ đường hỗ trợ theo chiều hướng xuống thì đó gọi là Breakdown.
Những tín hiệu mà Thuvientaichinh nhắc ở trên đều rất đáng tin cậy khi bạn giao dịch trong thị trường ngoại hối. Nhưng nếu như tại thời điểm đó khối lượng giao dịch lớn thì tín hiệu sẽ càng rõ càng vì lúc đó thị trường tồn tại một sự đồng lòng giữa các nhà giao dịch. Thậm chí, những nhà giao dịch trong ngày còn tận dụng các tín hiệu đầu tiên của Trading Range để làm tư liệu cho chiến lược trading của mình.
Tìm hiểu Trading Range trong Pivot Points là gì?
- Trading Range trong Pivot Points là một vùng giá mà tại đó các nhà giao dịch có thể xác định được điểm mấu chốt trong chiến lược giao dịch của mình. Cụ thể hơn, điểm mấu chốt ở đây chính là giá trị trung bình mức cao nhất của giá đóng cửa và giá mở cửa trong giai đoạn hiện tại hoặc của ngày hôm trước.
- Với một điểm Pivot tiêu chuẩn thì Trading Range trong Pivot Points lớn nhất là từ S3 (Support 3) tới R3 (Resistance 3). Còn điểm Trading Range trong Pivot Points hẹp nhất là nằm trong phạm vi từ các mức R, S trong Pivot Points.
- Với những nhà giao dịch trong ngày thì họ cũng có thể tính toán điểm Pivot để tìm ra được một Trading Range phù hợp với chiến lược trading của mình. Vì thế bạn cần dựa vào công thức sau đây để tính PP:
- Điểm Pivot = [Cao (trước) + Thấp (trước) + Đóng (trước)] / 3.
Hướng dẫn sử dụng Trading Range trong giao dịch Forex
Đối với hướng dẫn này, Thuvientaichinh sẽ cùng bạn sử dụng Pivot Points để áp dụng vào Trading Range trong giao dịch Forex một cách tối ưu nhất. Theo chúng tôi thấy thì cách này được rất nhiều nhà giao dịch ưa chuộng và sử dụng thành công. Vì cách áp dụng của nó tương đối đơn giản, các nhà giao dịch mới cũng có thể xây dựng chiến lược đầu tư Forex tối ưu dựa vào đây.
Trong thực tế thì tại những phạm vi hỗ trợ và kháng cự thì giá sẽ liên tục được test tại đây nhiều lần. Chính vì thế, khi giá chạm vào những Trading Range càng nhiều và có xu hướng đảo chiều thì nó chứng tỏ tín hiệu ấy càng mạnh. Và đối với Pivot Points thì cũng tương tự như vậy, khi giá chạm đến ngưỡng hỗ trợ/kháng cự và đảo chiều cũng như sau đó bạn thấy được mức điểm xoay đang duy trì thì đây chính là cơ hội trading tốt. Cụ thể bạn có thể thực hiện lệnh của mình theo hướng dẫn sau:
- Nếu như giá đang dịch chuyển gần mức kháng cự thì nhà giao dịch hãy thiết lập lệnh bán và điểm dừng lỗ ngay trên điểm kháng cự.
- Nếu như giá đang dịch chuyển gần mức hỗ trợ thì nhà giao dịch hãy thiết lập lệnh mua và điểm dừng lỗ ngay dưới điểm hỗ trợ.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng phân tích một ví dụ thực tế sau nhé. Chẳng hạn như trader đang giao dịch với cặp tiền tệ GBP/USD và có biểu đồ minh họa trong khung thời gian M15 như hình ảnh bên dưới đây.
Với đồ thị này ta sẽ thấy được rằng giá đang kiểm tra mức hỗ trợ S1 và nhà giao dịch có thể thực hiện lệnh MUA như sau:
- Thiết lập lệnh Stoploss sẽ nằm dưới mức hỗ trợ S2. Hoặc thậm chí nếu nhà giao dịch có nhiều niềm tin là giá sẽ bật lại tại điểm S1 thì bạn có thể thiết lập Stoploss ngay bên dưới S1 luôn nhé.
- Còn về điểm chốt lời Take Profit thì bạn có thể thiết lập nó nằm ở PP hoặc R1.
Từ phân tích trên chúng ta thấy rõ ràng là S1 chính là mức hỗ trợ và nếu như bạn thực hiện đặt chốt lời tại PP như thông tin mà Thuvientaichinh đề xuất ở trên thì giao dịch của bạn chiếm hơn 90% là thành công.
Nhưng sử dụng Trading Range trong giao dịch Forex không phải là chuyện đơn giản như vậy. Các biến động bất ổn sẽ gây ra những tình huống làm nhà giao dịch khó xoay trở kịp. Chính vì thế để chắc chắn hơn thì bạn cần kết hợp thêm với một số chỉ báo phân tích tối ưu nhằm đưa ra quyết định đầu tư chuẩn xác nhất nhé!
Bài viết liên quan:
- Tìm hiểu forex ngoại hối là gì? Thị trường ngoại hối có nên đầu tư trong 2022?
- Hướng dẫn cách chơi forex cho người mới bắt đầu
- Làm giàu từ forex có dễ?
- Hướng dẫn kiếm tiền từ forex hiệu quả trong năm 2022
- Đầu tư Forex có hợp pháp ở Việt Nam không?
- Các thuật ngữ forex cơ bản mà bạn cần biết
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien