Nếu bạn là một người thuộc trường phái phân tích kỹ thuật thì chắc chắn không thể bỏ qua một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực nhất là đường MACD. Việc các nhà giao dịch hiếu đúng và biết cách sử dụng chỉ báo MACD hiệu quả sẽ giúp bạn gia tăng thêm lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho chiến lược giao dịch của mình.
Trước khi biết cách sử dụng chỉ báo MACD hiệu quả chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem đây là công cụ phân tích kỹ thuật như thế nào nhé.
Tìm hiểu đường MACD là gì?
Moving Average Convergence/ Divergence hay MACD được dịch theo tiếng việt là đường trung bình hội tụ – phân kỳ. Đây là chỉ báo được phát minh từ rất sớm vào những năm 1970. Và cha đẻ Gerald Appel đã sáng tạo ra MACD theo phương thức so sánh những biến động từ các đường trung bình động với nhau.
Thông qua, đường MACD các nhà giao dịch có thể đánh giá một cách tổng quan nhất về mức độ mạnh – yếu của thị trường giá cũng như xu hướng tăng hoặc giảm của các tài sản tài chính.
Cấu tạo của đường MACD như thế nào?
Nếu tính năng sử dụng hữu ích của đường MACD đã làm cho các nhà giao dịch kinh ngạc thì tiếp theo đây bạn cũng nên hiểu về cấu trúc của nó như thế nào. Có thể nói đường MACD có một cấu trúc khá phức tạp bao gồm 4 phần chính. Và mỗi phần đều mang một ý nghĩa đặc biệt, trong đó:
- Phần 1 là đường MACD: thông qua phần cấu trúc này các nhà giao dịch có thể xác định được xu hướng thị trường tăng hay giảm trong thời gian nhất định. Đây chính là kết quả từ việc kết hợp giữa 2 đường EMA – đường trung bình di động cấp số.
- Phần 2 là đường tín hiệu: Khi kết hợp giữa 2 đường EMA sẽ giúp cho nhà giao dịch xác định được xu hướng đảo chiều trên biểu đồ giá. Đây là tính năng cực kỳ hữu ích khi thị trường biến động và nhà đầu tư thì có thể chốt lời.
- Phần 3 là biểu đồ histogram: giúp cho nhà giao dịch xác định được hiện tượng hội tụ, phân kỳ thông qua mức độ chênh lệch giữa MACD và tín hiệu.
- Phần 4 là đường Zero thường được sử dụng như một thước đo xác định độ mạnh hay yếu của thị trường.
Ý nghĩa của đường MACD đối với nhà giao dịch
Nếu muốn sử dụng đường MACD một cách hữu hiệu nhất, các nhà giao dịch phải hiểu được ý nghĩa mà nó mang lại cho bạn là gì. Từ đó, các nhà giao dịch có thể đưa ra quyết định chính xác hơn trong thị trường tài chính nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng.
Ý nghĩa sử dụng đường MACD để dự đoán xu hướng thị trường, theo đó:
- Nếu bạn quan sát biểu đồ thị trường thấy được đường MACD xuất hiện giao với đường tín hiệu theo hướng từ dưới lên thì tức nghĩa xu hướng sẽ tăng giá và nhà giao dịch nên đặt lệnh mua – buy.
- Nếu bạn quan sát biểu đồ thị trường thấy được đường MACD xuất hiện giao với đường tín hiệu theo hướng từ trên xuống thì tức nghĩa xu hướng sẽ giảm giá và nhà giao dịch nên đặt lệnh bán – sell.
Ý nghĩa xác định diễn biến giá nhờ vào dự báo hội tụ – phân kỳ của đường MACD, theo đó:
- Nếu thị trường xuất hiện giá đang dịch chuyển đi lên nhưng đường MACD đang đi xuống thì đây là một tín hiệu dự báo cho sự đảo chiều từ tăng sang giảm. Nhà giao dịch nên đặt lệnh bán – sell.
- Nếu thị trường xuất hiện giá đang dịch chuyển đi xuống nhưng đường MACD đang đi lên thì đây là một tín hiệu dự báo cho sự đảo chiều từ giảm sang tăng. Nhà giao dịch nên đặt lệnh mua – buy.
Cách sử dụng chỉ báo MACD hiệu quả
Đường MACD được khá nhiều nhà đầu tư phân tích kỹ thuật ưa chuộng. Tuy nhiên, bạn cần phải biết cách sử dụng chúng một cách tối ưu nhất trước để tránh trường hợp ra quyết định sai lầm.
Thuvientaichinh sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng chỉ báo MACD hiệu quả thông qua 3 trường hợp sau.
Trường hợp 1: Đường MACD và đường Signal cắt nhau
Đây là một trong những cách giao dịch đơn giản nhất mà ai cũng có thể vận dụng được. Cụ thể như ảnh bên dưới đây, bạn sẽ nhận thấy được dấu hiệu và đưa ra lệnh phù hợp.
Theo ảnh này và kết hợp với ý nghĩa sử dụng mà Thuvientaichinh cung cấp ở trên, bạn có thể:
- Đặt lệnh bán nếu đường MACD và đường Signal cắt nhau theo chiều đi xuống.
- Đặt lệnh mua nếu đường MACD và đường Signal cắt nhau theo chiều đi lên.
Trường hợp 2: Khi đường MACD chuyển từ âm sang dương và ngược lại
Chúng ta cần quan sát đường MACD so với trục 0 trên biểu đồ giá, nhà giao dịch sẽ thực hiện lệnh như sau:
- Nếu đường MACD cắt trục 0 theo hướng từ dưới lên thì đặt lệnh mua.
- Nếu đường MACD cắt trục 0 theo hướng từ trên xuống thì đặt lệnh bán.
Trường hợp 3: Dùng đường MACD theo hai khung thời gian
Đây là một tính năng quá tuyệt vời để nhà giao dịch lựa chọn sử dụng đường MACD. Nếu bạn đang dùng khung H4 thì có thể phân tích xu hướng thị trường thêm một khung thời gian khác gọi là D1. Đây được gọi là phong cách phân tích “song song”. Lúc này đây, bạn hãy thực hiện theo 2 bước sau của Thuvientaichinh.
Bước 1: Bạn cần xác định xu hướng thị trường tại khung thời gian D1 trước.
- Khi đường MACD cắt đường Signal thì xu hướng của D1 sẽ đi lên và ta đặt lệnh mua trên H4.
- Khi đường MACD cắt đường Signal thì xu hướng của D1 sẽ đi xuống và ta đặt lệnh bán trên H4.
Bước 2: Tìm điểm thiết lập lệnh dựa vào khung thời gian H4.
- Tìm điểm thiết lập lệnh bán khi đường MACD cắt xuống Signal trên khung thời gian H4.
- Tìm điểm thiết lập lệnh mua khi đường MACD cắt lên Signal trên khung thời gian H4.
Các bài viết liên quan:
- Cách chơi và giao dịch Forex
- Đầu tư ngoại hối sàn forex là gì ?
- Xếp hạng các sàn giao dịch Forex uy tín
- Hướng dẫn mở tài khoản giao dịch forex
- Cách sử dụng đường trung bình động (MA) hiệu quả
- Cách vẽ Trendline (đường xu hướng) đúng chuẩn
- Hướng dẫn cách sử dụng MetaTrader 4 mới nhất
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien