Đối với những người đã tham gia vào thị trường phi tập trung thì chắc chắn sẽ biết đến Maple Finance (MPL). Nhiều tên tuổi lâu năm đang tập trung hướng đến lĩnh vực tín dụng trong phân mảng giao dịch về cho vay.
Và Maple là một dự án mới với nhiều mục tiêu phát triển trong lĩnh vực đó. Nếu bạn tò mò và muốn biết cách thực hoạt động của Maple và dự án này có điểm đặc biệt nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây!
Maple Finance là gì?
- Maple Finance thuộc DeFi Protocol, nó nhắm đến những đối tượng khách hàng thuộc hầu hết các tầng lớp đang có nhu cầu vay các tiền mã hóa.
- Điển hình như: cá nhân trong một tổ chức về quỹ đầu tư, sàn giao dịch và các doanh nghiệp trong lĩnh vực đào Bitcoin,… Maple đã lên ý tưởng xây dựng các khoản cho vay dưới mô hình ngang hàng (peer-to-pool), nó làm đơn giản quá trình tiếp cận với khách hàng. Từ đây, các nhà đầu tư sẽ liên hệ được với người vay đạt hiệu quả cao nhất.
Maple có điểm riêng biệt so với các đối thủ khác?
Tại đây, người dùng sẽ được lựa chọn 2 kiểu hình thức Lending/ Borrowing như sau:
- Vay tín chấp là lấy sự uy tín của cá nhân hoặc của một doanh nghiệp để cho phép vay vốn.
- Vay thế chấp là người vay vốn phải lấy một tài sản cá nhân có giá trị để đem ra thế chấp vay vốn. Trong đó, collateralized loan được phân nhỏ thành 2 dạng là số tiền vay sẽ nhận ít hơn giá trị tài sản đưa ra thế chấp và số tiền vay sẽ nhận nhiều hơn giá trị tài sản đưa ra thế chấp. Hay còn được gọi là over-collateralized and under-collateralized.
Đội ngũ sáng lập và phát triển dự án Maple
Nhắc đến dự án Maple thì không thể không nhắc đến những cái tên như:
- Sidney Powell: Ông chính là Giám Đốc Điều Hành kiêm nhà sáng lập ra Maple. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng, dần dần ông chuyển sang lĩnh vực Finance và gặt hái được nhiều thành công như hôm nay.
- Joe Flanagan: Ông cũng là nhà đồng sáng lập ra dự án Maple. Khác với Sidney, ngay từ đầu Joe đã làm việc trong lĩnh vực tài chính và giữ nhiều chức vụ quan trọng trong nhiều công ty nổi tiếng tại Australia.
- James Duncan: Ông là Giám Đốc Sản Xuất của dự án Maple và cũng là nhà sáng lập ra một tổ chức liên quan đến Blockchain.
Các nhà đầu tư của Maple
Thông qua Seed round, Maple đã thu về cho mình một khoản vốn kha khá lên đến hơn 1 triệu USD. Những nhà đầu tư đã góp mặt trong vòng Seed round hầu hết là những tên tuổi khét tiếng trong lĩnh vực Bitcoin như: Framework Ventures, One Block Capital, Bitscale Capital…..
Các đối thủ đáng gờm của dự án Maple
Những đối thủ cạnh tranh với Maple Finance phải kể đến những cái tên sau:
Tokenomics
MPL là đồng token duy nhất sử dụng trong giao thức Maple, nó đóng vai trò như sau:
- Quản lý/Giám sát nền tảng: Những cá nhân nắm giữ MPL có quyền bỏ phiếu về những ý kiến liên quan đến sự thay đổi của các Protocol, thay đổi chi phí, “mint or burn MPL token” và những ý kiến khác. Trong trường hợp những Holders MPL token không thể hoặc không muốn nhận nhiệm vụ quản lý/giám sát thì có thể toàn quyền đề đạt hoặc nhờ cậy một khác thay thế mình.
- Staking Liquidity Pools: Nhữn Holders đang có trong tay những mã code về MPL có thể đem cho token của mình đến một nhóm Liquidity nào đó. Việc này có thể đem lại một phần lợi nhuận cho họ.
- Chi phí Network: Các Holders sẽ dễ dàng kiếm thêm lợi nhuận và việc này diễn ra theo sự điều tiết phù hợp qua từng kỳ hạn.
Lộ trình phát triển
Roadmap của dự án Maple được chia thành 3 giai đoạn:
- Bắt đầu từ quý 2 năm 2021: Đầu tiên là chú trọng vào Mainnet – Các nhà phát triển dự án sẽ kích hoạt các hợp đồng thông minh và tăng cường tính Liquidity trên giao thức Maple. Cho phép các người dùng tiếp cận và khám phá Liquidity trên chính nền tảng Maple. Thống kê các khoản vay đầu tiên: Một ưu đãi cực kì lớn chỉ dành riêng cho những khách hàng nhanh tay đăng ký vay vốn trên Malple đó là họ sẽ nhận được sự tài trợ từ chính Maple. Đội ngũ Maple sẽ kiểm tra rất kỹ càng những khoản vay này với mức giới hạn được đưa ra là 2 triệu USD/1 người.
- Giai đoạn 2: từ quý 3 năm 2021: Thiết lập nhiều nhóm Liquidity tiếp theo và gia tăng về hạn mức cho vay.
- Giai đoạn 3: từ quý 4 năm 2021: Đang cập nhật.
Tổng quan về Maple Protocol
- Đem đến nhiều tính năng tiện ích: Đây là những người kiếm lợi nhuận trên Pool và khai thác rewards có giá trị về MPL thông qua các điều khoản đã được quy định của người vay.
- Đại biểu nhóm: Đây là những người có nhiệm vụ quản lý và bảo vệ tài sản người dùng có độ uy tín cao. Bên cạnh đó, họ cũng đóng vai trò trong hoạt động của nhóm thanh khoản.
- Những người vay vốn: Họ có thể là một cá nhân, một tổ chức đang có nhu cầu tìm kiếm nguồn vốn đầu tư.
- Stakers – Thông qua phương thức cài đặt mã code vào các loại Contract, những người này sẽ cung cấp insurance trên các nhóm tùy theo nhu cầu. Việc làm này cũng đem lại nhiều lợi ích cho các công ty cổ phần.
- Mỗi nhóm thanh khoản sẽ chịu sự giám sát bởi một đại diện nhóm và họ sẽ đóng vai trò chính trong việc gặp gỡ, bàn bạc về các điều khoản với người vay.
- Các đại diện nhóm sẽ là bộ phận kiểm tra, phỏng vấn, truy tìm những thông tin liên quan đến người vay để đưa ra một đánh giá chính xác về độ uy tín của họ. Khi hai bên đã thỏa thuận, nhóm đại diện sẽ quyết định chi ra một khoản chi phí cho bên vay – những người mà họ đang giám sát.
Địa điểm mua Maple token?
Tính đến thời điểm hiện tại, Maple đang có mặt trên các sàn giao dịch lớn như: Balaner và Uniswap.
Kết Luận
- Nhìn chung, Maple Finance là một dự án có nhiều ưu đãi dành cho người sử dụng mà không phải dự án Blockchain nào cũng có.
- Mục tiêu chính của Maple là mở rộng và phát triển các giao thức của mình được tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng hơn nữa.
- Ngoài ra, Maple còn hướng đến cung cấp nguồn lợi nhuận vững chắc cho hầu hết nhóm người dùng đa dạng từ cá nhân đến tổ chức,… những người đang hoạt động trực tiếp và liên quan đến lĩnh vực tiền mã hóa.
- Trên đây là những thông tin về Maple Finance và dự án Maple. Hy vọng sẽ đem đến một góc nhìn tổng quan cho các bạn – những người đang quan tâm đến dự án tiềm năng này. Chúc các bạn sẽ gặt hái được thành công thông qua nền tảng này nhé!
Các bài viết tham khảo
- DeFi là gì? Tìm hiểu về cơ hội đầu tư trong DeFi
- Signal Start là gì? Hướng dẫn sao chép giao dịch ở Signal Start
- MQL5 là gì? Hướng dẫn sao chép giao dịch trên MQL5
- Radio Caca là gì? Hướng dẫn mua RACA Token
- BitDAO (BIT) Là Gì? Thông Tin Chi Tiết Về BitDAO Token
- Hợp đồng thông minh (Smart Contract) là gì?
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien