Có thể nói cảm tính thị trường (Market sentiment) có tác động rất lớn đến những thay đổi giá trên thị trường tài chính. Và các nhà giao dịch cần phải hiểu rõ về cảm tính thị trường để đưa ra chiến lược đầu tư hiệu quả nhất. Theo nghiên cứu của Thuvientaichinh thì cảm tính thị trường vừa có tác động tích cực lẫn tiêu cực đối với các nhà đầu tư.
Không để các bạn chờ đợi lâu hơn nữa, Thuvientaichinh sẽ giải thích một số ảnh hưởng của cảm tính thị trường cũng như định nghĩa nó là gì trong nội dung bên dưới đây.
Tìm hiểu cảm tính thị trường (Market sentiment) là gì?
Thị trường tài chính là nơi tồn tại rất nhiều ý kiến khác nhau. Ở đâu đó bạn sẽ bắt gặp những câu hỏi đại loại như: thị trường đang lao dốc mạnh quá, Bull Market sẽ trở lại, thị trường đang lạc quan rồi,…Đây chính là lời giải thích cá nhân của mỗi nhà giao dịch khi lý giải về thị trường. Hay nói cách khác đây chính là cảm xúc hiện tại của thị trường tài chính – Market sentiment.
Tất cả suy nghĩ riêng biệt của nhà đầu tư đều sẽ tác động đến lệnh mua bán và ảnh hưởng đến cảm tính thị trường. Chính vì thế mà các nhà đầu tư có thể đánh giá được mức độ lạc quan hay bi quan của Forex Market. Nếu như thị trường lạc quan thì chứng tỏ giá trị của tài sản đang tăng trưởng. Ngược lại, nếu như thị trường bi quan thì chứng tỏ giá trị của tài sản sẽ giảm xuống.
Nhưng về bản chất dẫn đến sự biến thiên của thị trường còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chẳng hạn như tin tức, sự kiện, thông báo từ ngân hàng trung ương,…Chính vì thế các nhà đầu tư cần phải trang bị cho mình kiến thức tổng thể về trading forex.
Nguyên nhân dẫn đến cảm tính thị trường (Market sentiment)
Hầu hết các nghiên cứu về thị trường đều đưa ra kết luận là Market sentiment được bắt nguồn từ cảm xúc của nhà giao dịch. Nếu như đại đa số nhà giao dịch đang cảm thấy hoang mang và lo lắng về diễn biến thị trường tiếp theo. Thì chúng sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ đến quyết định giao dịch của trader. Vì họ không biết rằng giá sẽ tăng hay giảm trong phiên ngày mai. Từ đó, cảm tính thị trường đã thay đổi và tác động đến giá trị của tài sản.
Trên thực tế, thị trường tài chính thường xuất hiện trường hợp giá một cặp tiền tệ đang tăng mạnh và nhiều người ồ ạt mua đầu cơ. Lúc này đây sẽ có rất nhiều trader cho rằng giá sẽ không thể tăng thêm, thậm chí là chuẩn bị đảo chiều giảm xuống. Chính vì thế mà thị trường phải tiếp nhận một đợt bán ra để chốt lời lớn. Ngược lại, khi thị trường giảm mạnh sẽ hình thành rất nhiều tâm lý tiêu cực. Từ đó, dẫn đến xuất hiện một luồng tâm lý thị trường mới và tiếp tục ảnh hưởng đến giá trị.
Tác nhân làm cảm tính thị trường (Market sentiment) thay đổi
Hầu hết các nhà giao dịch thành công đều do họ có khả năng tinh nhạy để nhận ra sự thay đổi của thị trường. Trong đó có thể kể đến một số tác nhân làm cảm tính thị trường thay đổi như:
- Một thông tin quan trọng vừa được công bố ra thị trường và làm hoang mang dư luận.
- Chính trị thế giới có những biến đổi nhất định và tác động đến nhiều quốc gia có nền kinh tế lớn.
- Sự suy thoái kinh tế và ảnh hưởng đến giá trị của đồng tiền tệ.
Nếu như xét theo mặt tích cực, thị trường càng nhiều biến động thì nhà giao dịch càng có khả năng sinh lời nhuận lớn. Tuy nhiên điều này đòi hỏi bạn phải biết cách nắm bắt thị trường và nhạy bén để không bỏ qua bất kỳ cơ hội giao dịch nào.
Đặc điểm nhận diện cảm tính thị trường (Market sentiment)
Đầu tiên các nhà giao dịch cần phải hiểu một vấn đề là không phải tâm lý nào cũng tạo nên sự thay đổi xu hướng thị trường. Ví dụ như một tin tức chính trị xuất hiện nhưng nó không đủ lớn để tác động đến dư luận thì Market sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Hơn nữa, tùy thuộc vào sự phản ứng tâm lý khác nhau mà thị trường có những thay đổi khác nhau.
Thứ hai, các nhà giao dịch có thể nhận diện cảm tính thị trường thông qua sự biến động không ngừng nghỉ. Và những thay đổi này có thể xảy ra trong chốc lát hoặc kéo dài từ ngày sang tuần. Tất nhiên hoạt động này gây ra không ít khó khăn đối với trader. Vì họ phải tìm kiếm lý do dẫn đến tâm lý thị trường chung và đưa ra chiến lược đầu tư hiệu quả.
Cách giao dịch với cảm tính thị trường (Market sentiment)
Nếu như bạn muốn thành công thì cần phải theo dõi được cảm xúc thị trường ở thời điểm mua thực và bán thực. Hay nói cách khác là bạn phải biết cách đọc vị được xu hướng thị trường bằng cách sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật cũng như phân tích cơ bản.
Tiếp theo đây, Thuvientaichinh sẽ giúp bạn biết cách giao dịch với cảm tính thị trường thông qua các công cụ chỉ báo. Cụ thể như sau:
- Chỉ số đo lường VIX có thể giúp bạn đo lường được mức độ lo lắng và sợ hãi trên thị trường. Chỉ báo này hiện đang được đa phần nhà giao dịch sử dụng vì mức độ đáng tin cậy của nó.
- Chỉ số đo lường The High – Low được dùng để so sánh mức giá cao nhất với mức giá thấp nhất trong khoảng thời gian cố định. Nếu như giá trị thu được dưới 30 thì chứng tỏ thị trường đang có mức giá thấp. Nếu giá trị trên 70 thì tín hiệu sẽ tích cực vô cùng.
- Chỉ số đo lường Bullish Percent (BPI) cho thấy được sức khỏe của mô hình tăng giá. Nếu tỷ lệ của nó lớn hơn 80% thì thị trường đang lạc quan với dấu hiệu mua rất nhiều. Nếu tỷ lệ thu được nhỏ hơn 20% thì thị trường đang chiếm phần tiêu cực và có mức quá bán lớn.
Kết luận
Bài viết trên đã trình bày tất cả những khía cạnh thông tin quan trọng liên quan đến cảm tính thị trường (Market sentiment). Hy vọng bạn đã biết cách giao dịch cũng như vận dụng được các công cụ hỗ trợ phân tích hữu ích. Chúc các bạn thành công.
Bài viết liên quan:
- Cách sử dụng đường trendline trong giao dịch ngoại hối forex
- Đường ema là gì và cách sử dụng
- Giá bid ask là gì trong giao dịch ngoại hối?
- Tìm hiểu chi tiết về mô hình nến búa ngược
- Cách sử dụng đường moving average khi giao dịch ngoại hối forex
- Hướng dẫn phân tích kỹ thuật forex chi tiết từ A đến Z
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien