Bạn là một nhà đầu tư chứng khoán? Bạn từng nghe nói đến chỉ số NPV (Net Present Value) nhưng không biết cách vận dụng nó? Đừng lo vì đã có Thuvientaichinh ở đây. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số NPV cũng như ý nghĩa và cách tính NPV là như thế nào? Hãy dành ít phút đọc bài viết này bạn nhé!
NPV là gì?
- NPV là thuật ngữ tài chính được viết tắt từ “Net Present Value”. Và đúng như tên gọi của nó, NPV có nghĩa là giá trị hiện tại thuần. Chỉ số này thể hiện giá trị dòng tiền mà một dự án có thể tạo ra trong tương lai.
- Hiểu một cách sâu sắc hơn, khi các doanh nghiệp bắt đầu đầu tư vào một dự án nào đó, họ phải có nguồn vốn gốc. Tuy nhiên, mỗi dòng tiền đầu tư sẽ có giá trị khác nhau trong một khoản thời gian khác nhau. Do đó, người sử dụng cần phải có một công cụ tổng hợp tất cả các dòng tiền và quy về một khoản thời gian nhất định.
- Mục đích của hành động trên là giúp cho họ xác định được khoản tiền đầu tư của mình có mang lại lợi nhuận hay không. Vì lý do này mà chỉ số NPV (Net Present Value) đã chính thức ra đời.
Cách tính NPV (Net Present Value)
Công thức tính NPV cực kỳ đơn giản, nhưng trước tiên bạn cần phải biết một số thông tin về dòng tiền thu vào, tỷ lệ chiết khấu và chi phí đầu tư ban đầu. Với nhà đầu tư bạn có thể tìm kiếm thông tin này ở báo cáo kinh doanh trên website của các công ty. Vậy cụ thể cách tính NPV như thế?
Trong đó,
- i chính là tỷ lệ chiết khấu mà Thuvientaichinh đã nhắc đến.
- t chính là khoảng thời gian mà bạn đang xem xét và đánh giá hiệu quả hoạt động.
Ví dụ tính toán về chỉ số NPV
Thuvientaichinh luôn hy vọng độc giả của mình có thể áp dụng các kiến thức mà chúng tôi cung cấp vào thực tế. Chính vì vậy, trong bài viết này admin sẽ cung cấp cho bạn một ví dụ thực tế về chỉ số NPV nhé!
- Doanh nghiệp ABC đang đầu tư vào máy móc sản xuất thép trị giá 100.000 USD và hạn sử dụng là 3 năm. Dự kiến doanh thu trong năm đầu tiên là 50.000 USD. Năm thứ hai là 40.000 USD. Và năm thứ ba là 30.000 USD.
- Tỷ suất chiết khấu mỗi năm mà công ty đó ghi nhận được là 4%.
- Như vậy chúng ta sẽ tính được chỉ số NPV trong năm thứ nhất = 50.000 / (1 + 0.04) * 1 = 50.000 / 1.04 = 48.076 USD.
- Năm thứ hai = 40.000 / (1 + 0.04) * 2 = 40.000 / 1.082 = 36.980 USD.
- Năm thứ ba = 30.000 / (1 + 0.04) / 3 = 30.000 / 1.125 = 26.670 USD.
Tổng kết lại giá trị dòng tiền ròng từ dự án này sẽ bằng 48.076 + 36.980 + 26.670 = 111.726 USD. Kết quả là bạn đã lời được 11.726 USD.
Ý nghĩa của chỉ số NPV
Mỗi giá trị mà chỉ số NPV mang lại đều có một ý nghĩa riêng. Và các nhà đầu tư cần căn cứ vào quy ước sau để lựa chọn hướng giao dịch tốt nhất nhé.
- Nếu chỉ số NPV < 0: Dự án bạn đầu tư không đạt được kết quả tốt so với tổng chi phí mà bạn đã bỏ ra => kém hiệu quả.
- Nếu chỉ số NPV > 0: Ngược lại, dự án được đánh giá tích cực và ghi nhận được nhiều cột mốc lợi nhuận quan trọng => hiệu quả tốt.
- Nếu chỉ số NPV = 0 : Dự án được nhận xét và đánh giá hòa vốn, như vậy bạn có thể tiếp tục phát huy dự án này hoặc lựa chọn một dự án khác tiềm năng hơn.
Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của chỉ số NPV
Ưu điểm của chỉ số NPV
- Công thức tính chỉ số NPV dễ dàng áp dụng, ngay cả những nhà đầu tư mới chưa hiểu nhiều về kinh tế cũng có thể sử dụng nó.
- Nếu như bạn tính được chỉ số NPV thì có thể sử dụng nó để so sánh với các dự án mà mình đầu tư. Với những dự án nào có chỉ số NPV cao thì nên tập trung phát triển. Ngược lại với những dự án nào có chỉ số NPV thấp thì bạn nên xem xét thật kỹ càng nhé!
- Khác với những chỉ số tài chính khác, người sử dụng còn có thể tinh chỉnh chỉ số NPV theo mục đích hoặc nhu cầu tài chính. Thông thường các nhà phân tích sẽ tùy chỉnh tỷ suất chiết khấu của một dự án để hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất.
Nhược điểm của chỉ số NPV
- Chỉ số NPV mang tính giả định rất nhiều, bởi vì bản chất của công cụ này hoạt động dựa theo ước tính khả năng sinh lời. Thêm vào đó, dự án nào cũng có những khoản chi phí phát sinh mà nó sẽ được liệt kê sau. Nên kết quả chỉ số NPV sẽ không còn chuẩn xác.
- Chưa kể đến, dòng tiền vào ra của một dự án không phải lúc nào cũng chuẩn như kỳ vọng. Chính vì vậy, kết quả chỉ số NPV chỉ mang tính chất tham khảo.
- Cũng chính vì yếu tố có thể tinh chỉnh số liệu nên chỉ số NPV rất dễ dẫn đến lựa chọn sai lầm.
- Người sử dụng không thể nào so sánh hai dự án đầu tư khác nhau về mặt thời gian. Ngoài ra, các rủi ro liên quan đến dự án cũng không được thể hiện trên chỉ số NPV.
Bài viết liên quan:
- Giờ (thời gian) mở cửa Forex là khi nào?
- Hướng dẫn cách giao dịch Forex đầy đủ nhất cho người mới bắt đầu
- Tìm hiểu cách mở và tạo tài khoản forex uy tín
- Đường Moving Average là gì? Sử dụng đường trung bình động hiệu quả như thế nào?
- Tìm hiểu mô hình nến búa ngược ( Inverted Hammer) là gì? Và đặc điểm của mô hình này
- Phân tích kỹ thuật trong Forex/chứng khoán để đạt hiệu suất giao dịch cao
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien