Stochastic được phát triển bởi một trader có tên là George Lane. Dù là trader mới hay trader lâu năm thì Stochastic luôn là một công cụ hỗ trợ đắc lực để có thể giao dịch, Stochastic có rất nhiều chức năng như để xác định xu hướng hay tìm kiếm tín hiệu phân kỳ. Vậy, Stochastic là gì? Các cách để giao dịch hiệu quả với Stochastic là gì? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây nhé!
Stochastic là gì? Bạn hiểu chỉ báo này như thế nào?
Stochastic là gì? Đây là công cụ gì mà nhiều trader tin dùng đến vậy? Stochastic là một công cụ phân tích kỹ thuật, chỉ báo này giao động trong phạm vi 0 đến 100. Ngoài ra, chỉ báo này còn giúp các trader xác định được xu hướng giá tiếp theo khi giá đi vào vùng quá mua hoặc quá bán, cụ thể:
- Quá mua: đường giá vượt đường biên 80.
- Quá bán: đường giá vượt đường biên 20.
Một Stochastic sẽ có cấu tạo gồm hai đường. Đường đầu tiên là %K, đường này sẽ biểu thị giá trị của stochastic. Đường thứ hai là %D, đường này sẽ được tính theo SMA 3 phiên của %K.
Công thức tính Stochastic
Vậy công thức tính Stochastic là gì?
Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu một số thuật ngữ trong Stochastic:
- C: Đây có nghĩa là giá đóng cửa gần nhất
- L14: Là viết tắt của giá thấp nhất trong vòng 14 phiên gần nhất
- H14: Là viết tắt của giá cao nhất trong vòng 14 phiên gần nhất
Công thức:
- %K= 100x[(Close- Lowest Low (n))/(Highest High (n) – Lowest Low (n)]= 100x(giá đóng cửa- giá thấp nhất n ngày trong quá khứ)/ (giá cao nhất n ngày trong quá khứ – giá thấp nhất n ngày trong quá khứ)
- %D= SMA
- Trong đó: n là số giai đoạn dùng để tính toán
Phân loại Stochastic
Có ba loại Stochastic chính đó là: Stochastic nhanh, Stochastic chậm; và Stochastic đầy đủ.
- Stochastic nhanh:
%K= công thức cơ bản tính %K
%D= 3- period SMA of Fast %K
- Stochastic chậm:
%K=3-period SMA of Fast %K
%D= 3- Period SMA of Slow %K
- Stochastic đầy đủ.
%K= Trung bình X của Fast %K
%D= X- period SMA of Full %K
Xác định xu hướng bằng Stochastic
Nếu đường %K nằm trên đường %D, hai đường này đi lên và khoảng cách của hai đường xa nhau thì đây được báo hiệu là một xu hướng tăng
Ngược lại %K nằm dưới %D, hai đường này song song thì đây được báo hiệu là một xu hướng giảm.
Cách giao dịch hiệu quả với Stochastic là gì?
Ở chỉ báo này chúng ta sẽ sử dụng cụm 3 nến là swing high và swing low.
- Swing high là một mô hình gồm 3 thanh nến trong đó nến thứ nhất là nến tăng, hai nến sau là nến giảm, nến giữa là bearish pin bar.
- Swing low là một mô hình gồm 3 thanh nến trong đó nến thứ nhất là nến giảm, hai nến sau là nến tăng, nến giữa là một bullish.
Chiến lược buy:
Chúng ta đã tìm hiểu ở trên Stochastic là gì? Công thức tính Stochastic. Sau đây là các chiến lược Buy.
- Bước 1: Thiết lập thông số cho Stochastics lần lượt với %K là 14, %D là 3 và Smooth là 1. Chúng ta phải đảm bảo được thông số này trước khi vào lệnh
- Bước 2: Quan sát chi tiết thị trường và xác định điểm vào lệnh
Kiểm tra khung D1: Stochastic ở vùng quá bán (nghĩa là dưới 20 và đường %K cắt trên đường %D)
Lưu ý: Stochastic không nhất thiết phải dưới 20, nó có thể vượt lên trên 20 sau khi giảm xuống trước đó, nhưng không được vượt quá 50
- Bước 3: Sau khi tìm được xu hướng chính ở khung D1, thì cần phải tìm Entry ở các khung thời gian nhỏ hơn, ví dụ M15 hoặc H1.
- Bước 4: Quay lại khung M15. Ở đây chúng ta sẽ đợi thời điểm đường %K vượt lên 20, và cắt đường %D. Ngoài ra, chúng ta còn phải dựa vào hành động giá để quyết định xem có vào lệnh hay không.
- Bước 5: Sau khi xuất hiện Swing Low, và khi đỉnh của swing low bị phá vỡ, thì đây là thời điểm chúng ta vào lệnh.
Stop Loss: Đáy gần nhất trước đó
Take Profit: x2 hoặc x3 Stop loss, tương đương mới mức 2R, 3R
Chiến lược sell
- Bước 1: Thiết lập thông số cho Stochastics lần lượt với %K là 14, %D là 3 và Smooth là 1. Chúng ta phải đảm bảo được thông số này trước khi vào lệnh
- Bước 2: Kiểm tra khung D1: Stochastic ở vùng quá mua (nghĩa là trên 80 và đường %D phải cắt phía trên đường %K)
Lưu ý: Stochastic không nhất thiết phải trên mức 80, nó có thể vượt xuống dưới 80 sau khi đã tăng lên trước đó, nhưng không được vượt quá 50.
- Bước 4: Quay lại khung M15. Ở đây chúng ta sẽ đợi thời điểm đường %D xuống 80, và cắt đường %K. Ngoài ra, chúng ta còn phải dựa vào hành động giá để quyết định xem có vào lệnh hay không.
- Bước 5: Sau khi xuất hiện swing high và đáy của nó bị phá vỡ, thì đây là thời điểm chúng ta vào lệnh.
Stop Loss và Take Profit tương tự BUY.
Một số lưu ý khi giao dịch với Stochastic
- Cần phải xác định được xu hướng của khung thời gian lớn
- Cần phải đợi xu hướng tương tự khung thời gian lớn ở khung thời gian nhỏ
- Cần kiên nhẫn đợi mô hình nến xuất hiện
- Phiên giao dịch hiệu quả là Mỹ và London
Lời kết
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu Stochastic là gì? Và đã tìm kiếm cho mình được những chiến lược BUY/SELL hiệu quả. Chúc bạn thành công!
Bài viết liên quan:
- Đầu tư forex: Hướng dẫn cách chơi forex cho người mới 2021
- Làm giàu từ Forex – Có phải là cách làm giàu nhanh chóng?
- Bảng xếp hạng các sàn giao dịch Forex uy tín tốt nhất hiện nay
- Tại Việt Nam, đầu tư và giao dịch sàn Forex có hợp pháp không ?
- Những thuật ngữ, khái niệm cơ bản trong giao dịch FOREX
- Cách chọn giờ giao dịch Forex (khung thời gian) tốt nhất trên sàn
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien