Nếu như độc giả đã từng tìm hiểu thông tin về các dự án crypto trên thị trường thì chắc hẳn đã nghe qua 2 từ khóa Multi-chain và Cross-chain. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người còn thấy khá mơ hồ về khái niệm của 2 cụm từ này. Vậy thì trong bài viết bên dưới đây, Thuvientaichinh sẽ giúp bạn tìm hiểu về sự khác nhau giữa Multi-chain và Cross-chain.
Khái niệm Multi-chain và Cross-chain là gì?
Tìm hiểu khái niệm cũng sẽ giúp cho các nhà đầu tư biết được sự khác nhau giữa Multi-chain và Cross-chain. Thế thì còn chần chờ gì nữa mà không đọc ngay thông tin bên dưới đây kia chứ!
Khái niệm Multi-chain là gì?
- Multi-chain được hiểu là một “bể” tập hợp nhiều dự án blockchain có hoạt động độc lập. Cũng chính vì thế mà Multi-chain còn được gọi là một nền tảng đa chuỗi. Tức nghĩa những dự án Crypto sử dụng cơ chế này có thể triển khai ít nhất 2 chuỗi blockchain trên nền tảng của mình. Chẳng hạn như họ có thể sử dụng Ethereum làm blockchain chính sau đó kết hợp thêm với Binance Smart Chain hoặc Polkadot.
- Trong thị trường crypto ngày nay đang có rất nhiều dự án Multi-chain được vận hành và ghi nhận thành công lớn. Cụ thể như đồng stablecoin đang sở hữu vốn hóa thị trường lớn nhất – USDT (Tether). Ở thời điểm sơ khai dự án này sử dụng cơ chế hoạt động của Omni Chain (Blockchain Bitcoin). Sau đó để phát triển đột phá hơn USDT đã kết hợp thêm nhiều blockchain khác như Ethereum, Algorand, EOS, Binance Smart Chain,..
- Giữa Multi-chain và Blockchain có nhiều điểm tương đồng với nhau. Nhưng thay vì blockchain chỉ sử dụng một chuỗi khối nhất định thì Multi-chain lại tập hợp nhiều chuỗi khối khác nhau. Từ đó, tạo nên một mạng lưới đa năng và toàn diện hơn.
Khái niệm Cross-chain là gì?
- Nếu như Multi-chain tập hợp nhiều nền tảng blockchain khác nhau thì Cross-chain sẽ hỗ trợ duy chuyển tài sản từ blockchain này sang blockchain khác. Bởi vì các blockchain đều có một cơ chế hoạt động khác nhau nhưng để các dự án được linh hoạt hơn thì cần phải có một trung gian. Và đây chính là nhiệm vụ của Cross-chain khi nó trở thành cầu nối cho các blockchain được liên kết với nhau.
- Bên cạnh các dự án crypto sử dụng Multi-chain thì cũng có rất nhiều dự án phát triển dựa trên cơ chế của Cross-chain. Điển hình nhất trong đó là dự án WBTC.
- Với dự án này thay vì bạn phải bán Bitcoin để mua về các tài sản DeFi thì giờ đây bạn chỉ cần giữ Bitcoin trong ví nhưng cũng có thể tham gia thị trường tài chính này.
Tìm hiểu về sự khác nhau giữa Multi-chain và Cross-chain
Khái niệm
Multi-chain chỉ là một nền tảng hoạt động với phiên thức tập hợp nhiều blockchain lại với nhau. Từ đó các dự án có thể tận dụng được ưu điểm của các blockchain và tích hợp vào hệ thống của mình. Còn với Cross-chain đã trở thành biện pháp liên kết được rất nhiều người sử dụng. Nó giúp cho người dùng có thể chuyển đổi tài sản giữa những cấu trúc không có nét tương đồng với nhau. Kết quả là họ có thể tập hợp được nhiều tài sản trên cùng một nền tảng.
Để giúp cho nhà đầu tư dễ hiểu hơn thì chúng ta cùng phân tích một giả sử bên dưới đây nhé.
- Đối với Multi-chain nó được ví như một tập đoàn bán lẻ đa quốc gia, hệ thống văn phòng của tập đoàn này sẽ được phân bổ khắp mọi nơi trên thế giới. Và Multi-chain sẽ đứng ra làm người điều hành các mạng lưới này.
- Đối với Cross-chain nó được ví như một công ty giao hàng nhanh, hàng hóa từ khắp mọi nơi sẽ được Cross-chain đứng ra làm trung gian để giao từ bên này sang bên khác.
Hạn chế
- Không chỉ khác nhau về khái niệm về hạn chế giữa Multi-chain và Cross-chain cũng hoàn toàn khác biệt. Bạn nên xem xét đến thông tin quan trọng này để đánh giá sâu hơn về các dự án mà mình chuẩn bị đầu tư trong thời gian tới.
- Hạn chế của Multi-chain nằm ở độ phức tạp của mạng lưới. Vì mỗi chuỗi blockchain đều được vận hành theo một cơ chế đặc biệt và độc lập. Kéo theo đó, việc quản lý hoạt động và duy trì nền tảng cũng phức tạp nếu như được phát triển về lâu về dài. Đây là lý do các dự án không thể nào ngày 1 ngày 2 mà có thể thực hóa được Multi-chain một cách tối ưu nhất.
- Tính bảo mật đang là một hạn chế đáng lo ngại nhất đối với Cross-chain. Để hiểu rõ hơn thì chúng ta cùng phân tích một dự án thực tế đó là WBTC nhé. Mô hình hoạt động của WBTC sẽ có một trung gian chịu trách nhiệm về mint và burn tiền điện tử. Vô hình chung cơ chế này đã tạo nên mô hình hoạt động theo tính tập trung chứ không phải phi tập trung như bản chất của thị trường crypto. Không những thế, một số dự án AMM cũng có thể trở thành “con mồi béo bở” cho các cuộc tấn công Flash Loan.
Kết luận
Có thể nói rằng Multi-chain và Cross-chain đều cần thiết với sự phát triển của thị trường tiền điện tử. Trong khi ứng dụng blockchain ngày càng mở rộng trong đời sống thực thì Multi-chain và Cross-chain sẽ trở thành công cụ giúp cho blockchain đạt được tốc độ mở rộng và chấp nhận. Kết quả là sự tương tác và giao tiếp giữa các blockchain sẽ được tối ưu hơn. Người dùng có thể đáp ứng được nhu cầu của mình khi tham gia vào thị trường tiền điện tử.
Với thông tin này, Thuvientaichinh hy vọng bạn có thể hiểu về sự khác nhau giữa Multi-chain và Cross-chain. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết! Chúc bạn luôn thành công và may mắn nhé!
Bài viết liên quan:
- Hướng dẫn cách mua usdt và mua coin trên binance bằng usdt
- Swap coin là gì? Cách tối ưu lợi nhuận bằng swap coin
- Một số kinh nghiệm trade coin hiệu quả nhất cho trader
- Hold Coin là gì? Một số chiến lược Hold Coin được nhà đầu tư sử dụng nhiều nhất
- Đầu tư tiền điện tử là gì? Phân tích về rủi ro khi đầu tư tiền điện tử
- Chiến lược đầu tư Bitcoin dài hạn. Hold coin đến khi nào?
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien