Nếu ai đang định hướng mình theo trường phái Price Action thì chắc chắn không nên bỏ qua mô hình nến Tweezer Tops; Bottoms (Đỉnh Nhíp và Đáy Nhíp). Nhiều nhà giao dịch thành công đã sử dụng mô hình này như một mẫu xác định xu hướng đảo chiều lý tưởng trong thị trường ngoại hối.
Định nghĩa mô hình nến Tweezer Tops; Bottoms (Đỉnh Nhíp và Đáy Nhíp) là gì?
Hiểu một cách đơn giản, thuật ngữ Tweezer dùng để chỉ xu hướng đảo chiều ở đỉnh hoặc đáy theo chiều tăng giá hoặc giảm giá. Cấu tạo của mô hình nến này chính là 2 cây nến có màu sắc đối lập nhau nhưng chúng lại có chung giá mở cửa và đóng cửa. Thậm chí, cả 2 nến đều không có bóng nến trên hoặc dưới, nếu có thì cực nhỏ và khó nhìn thấy được.
Mô hình nến Tweezer Tops – Đỉnh nhíp
- Khi thị trường có một xu hướng tăng giá thì mô hình nến Tweezer Tops – Đỉnh nhíp sẽ xuất hiện. Và thông thường giá đóng cửa sẽ nằm gần với giá cao nhất của phiên giao dịch trong ngày. Tuy nhiên, các nhà giao dịch cần lưu ý khi thị trường có giá ngang bằng với giá đóng cửa hôm trước sẽ xuất hiện sự đẩy giá giảm mạnh và thẳng đứng. Từ đó, nó thể hiện nên một sự đảo chiều từ tăng giá sang giảm giá.
- Cách nhận biết mô hình nến Tweezer Tops chính là 2 đỉnh phải ngang bằng nhau hoặc gần bằng nhau để đủ điều kiện tạo nên một ngưỡng kháng cự.
Mô hình nến Tweezer Bottoms – Đáy nhíp
- Khi thị trường có một xu hướng giảm giá thì mô hình nến Tweezer Bottoms – Đáy nhíp sẽ xuất hiện, nó hoàn toàn ngược lại với mô hình nến Tweezer Tops. Vì giá đóng cửa thường nằm gần với giá thấp nhất của phiên giao dịch trong ngày. Nhưng sau 2 ngày diễn biến có khả năng xu hướng tăng giá xuất hiện sau khi thị trường mở cửa. Từ đó, chúng ta sẽ nhận được diện được một xu hướng đảo chiều từ giảm giá sang tăng giá.
- Các nhà giao dịch có thể nhận biết mô hình nến Tweezer Bottoms – Đáy nhíp thông qua đáy của các nến bằng nhau và đủ điều kiện để tạo nên một ngưỡng hỗ trợ.
Mô hình nến Tweezer có ý nghĩa gì đối với nhà giao dịch?
- Thông qua định nghĩa cũng như đặc điểm mà Thuvientaichinh cung cấp trên. Chúng ta cũng thấy được một khi mô hình nến Tweezer Tops; Bottoms xuất hiện thì thị trường sẽ có một đợt bứt phá đảo chiều tăng hoặc giảm xuất hiện.
- Trường hợp thị trường đang tăng giá và đạt được đến mục tiêu đỉnh cao mới nhất định thì ở phiên giao dịch tiếp theo nó sẽ có khả năng duy trì bản lĩnh và tiếp tục tăng cao.
- Tuy nhiên, có thể do một số yếu tố nên nó không thể nào vượt qua được và đảo chiều xu hướng. Lúc này đây, chúng ta có thể lý giải với 2 lý do là bên mua đã bắt đầu thiết lập Take Profit hoặc bên bán đã mạnh lên dần vì đã tiếp cận được mức kháng cự.
- Bạn hãy nhìn vào hình ảnh bên dưới đây để thấy rõ được luận điểm trên. Mô hình nến Bottoms đáy nhíp đã xuất hiện tận hai lần trong cùng một chart giá. Đặc điểm nhận diện đó chính là 2 ngọn nến có đáy ngang bằng nhau.
- Theo đó, mô hình đáy nhíp đầu tiên, giá đã bật lên mạnh mẽ. Tuy nhiên, với mô hình thứ hai, giá đã di chuyển nhẹ vài nến trước khi nó thực hiện đảo chiều giảm xuống mạnh mẽ.
Phân tích mô hình nến Tweezer Tops; Bottoms (Đỉnh Nhíp và Đáy Nhíp)
Sau khi biết được định nghĩa mô hình nến Tweezer Tops; Bottoms là gì. Thuvientaichinh sẽ hướng dẫn bạn làm thế nào để giao dịch với mô hình này một cách hiệu quả.
Thiết lập điểm vào lệnh tối ưu
Nếu muốn giao dịch hiệu quả với mô hình nến Tweezer Tops; Bottoms các nhà đầu tư cần nắm được quy tắc vào lệnh như sau:
- Nếu xu hướng giá đang tăng dần và xuất hiện mô hình đỉnh nhíp thì nhà giao dịch hãy vào lệnh bán.
- Nếu xu hướng giá đang giảm dần và xuất hiện mô hình đáy nhíp thì nhà giao dịch hãy vào lệnh mua.
Để giúp các nhà giao dịch hiểu hơn về luận điểm này, chúng ta sẽ cùng phân tích ví dụ cặp tiền tệ GBP/USD trên khung thời gian H4.
Dựa vào hình ảnh trên ta thấy được cả hai mô hình đỉnh nhíp đều được tạo bởi một ngọn nến tăng giá. Với lợi nhuận mà bên mua kiếm được trước đó đã hoàn toàn bị xóa sổ trong phiên giao dịch sau. Ngoài ta, bạn hãy chú ý đến ngọn nến sau không hề có bóng nến dưới nên chúng ta có thể dự đoán được đây là tín hiệu giảm giá. Bắt được cơ hội này, các nhà giao dịch nên thực hiện ngay lệnh bán trước khi nến thứ 2 đóng cửa.
Thiết lập Stop Loss và Take Profit
Nếu thị trường xuất hiện đường ray càng dài thì chứng tỏ xác suất những tín hiệu mà mô hình nến Tweezer Tops; Bottoms mang lại càng cao. Khi đó, các nhà giao dịch có thể thiết lập điểm Stop Loss ngay ở trên đỉnh của mô hình này. Và khoảng cách chốt lời sẽ bằng với chiều cao của một ngọn nến trong mô hình.
Kết luận
Không chỉ cung cấp cho nhà giao dịch lý thuyết quan trọng về mô hình nến Tweezer Tops; Bottoms (Đỉnh Nhíp và Đáy Nhíp) mà Thuvientaichinh còn giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề thông qua các ví dụ cụ thể. Hy vọng thông qua bài viết này, các nhà giao dịch có thể phân tích được mô hình nến Tweezer Tops; Bottoms và vận dụng chúng tối ưu trong giao dịch đầu tư của mình.
Các bài viết liên quan:
- Cách chơi Forex chi tiết
- Đầu tư ngoại hối sàn forex là gì?
- Xếp hạng các sàn giao dịch Forex uy tín tốt nhất
- Hướng dẫn cách đăng ký, mở và tạo khoản forex
- Moving Average là gì ?
- Trendline là gì
- MT4 là gì ?
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien