Vốn chủ sở hữu là một thông tin quan trọng đối với các nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam. Thông qua đó bạn có thể đánh giá được giá trị của công ty phát hành cổ phiếu. Vậy vốn chủ sở hữu là gì? Cách tính vốn chủ sở hữu như thế nào? Mời bạn đọc qua bài viết này để tìm hiểu thêm nhé!
Vốn chủ sở hữu là gì?
- Vốn chủ sở hữu là tổng nguồn được góp bởi các đối tượng được cho là chủ sở hữu. Số tiền này góp vào một doanh nghiệp để đưa nó được đi vào hoạt động. Nguồn vốn này thường được góp bởi chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Đọc giả không nên hiểu nhầm đây là một khoản nợ. Thay vào đó, vốn chủ sở hữu không phải cam kết thanh toán. Và một doanh nghiệp sẽ có một chủ sở hữu hoặc nhiều chủ sở hữu.
- Tất nhiên, những người cùng góp vốn vào xây dựng doanh nghiệp, khi doanh nghiệp làm ăn phát triển bạn sẽ được lợi nhuận. Ngược lại, nếu doanh nghiệp thua lỗ thì bạn cũng phải chịu lỗ như những người góp vốn khác.
- Thêm vào đó, bạn cũng nên biết rằng đây là nguồn tiền cố định và thường xuyên của doanh nghiệp. Nó có thể được thêm vào qua năm tháng thông qua các hoạt động từ lợi nhuận kinh doanh, chênh lệch giá trị tài sản hoặc chênh lệch giá cổ phiếu. Nếu như không may doanh nghiệp phá sản thì bắt buộc doanh nghiệp phải trả xong các khoản nợ và lương cho người lao động trước. Sau đó các chủ sở hữu mới được chia phần tiền còn lại.
Vốn chủ sở hữu bao gồm những gì?
Nếu như bạn muốn tham khảo thông tin chi tiết về vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thì có thể tham khảo qua bảng báo cáo tài chính. Theo đó, nguồn vốn này sẽ được cấu tạo bởi nhiều phần khác nhau. Bao gồm:
- Vốn cổ đông: Đây là nguồn tiền sẽ được ghi rõ ràng trong thông tin điều lệ của tổ chức.
- Thặng dư vốn cổ phần: Đây được hiểu là mức chênh lệch giá trị cổ phiếu do công ty niêm yết ở thời điểm ban đầu tính đến thời điểm hiện tại.
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: Khoản tiền này rất dễ hiểu, khi công ty làm việc hiệu quả sẽ tạo ra được doanh thu và lợi nhuận.
- Các quỹ doanh nghiệp: Một doanh nghiệp sẽ có rất quỹ khác nhau, nào là quỹ dự phòng cho đến quỹ đầu tư phát triển. Và mỗi quỹ sẽ được hình thành không vượt quá hạn mức mà cơ quan pháp lý quy định.
- Chênh lệch tài sản: Đây được cho khoản chênh lệch giá trị của tất cả tài sản trong doanh nghiệp kể từ lúc ban đầu cho đến hiện tại. Các khoản chênh lệch tài sản này sẽ được tính bao gồm tài sản cố định, bất động sản, hàng tồn kho,…
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái: Danh mục này sẽ liên quan đến tiền tệ mà công ty đang sở hữu.
Trong tất cả các nguồn tiền có trong vốn chủ sở hữu thì tiền từ chủ sở hữu và lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh đóng góp phần trăm lớn nhất. Còn các yếu tố khác chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Hướng dẫn cách tính vốn chủ sở hữu
Trước khi đưa một doanh nghiệp đi vào hoạt động, những người đứng đầu công ty phải tính toán đến vốn chủ sở hữu. Theo đó ta có được công thức tính vốn chủ sở hữu bằng (tổng tài sản doanh nghiệp – tổng nợ phải trả).
Để giúp cho độc giả áp dụng chính xác công thức này, sau đây Thuvientaichinh sẽ nêu ra một ví dụ phân tích cụ thể nhé.
- Doanh nghiệp hoạt động trong ngành giày dép có tổng giá trị tài sản là 2.5 tỷ.
- Song song đó, doanh nghiệp này cũng có tổng khoản nợ vay là 0.5 tỷ.
- Như vậy, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là 2 tỷ vì 2.5 tỷ – 0.5 tỷ.
Từ ví dụ trên chúng ta có thể thấy được, tổng vốn chủ sở hữu có thể là một con số âm nếu như khoản nợ của doanh nghiệp quá lớn. Nắm bắt được thông tin các nhà đầu tư cũng có thể đưa ra nhận định chính xác hơn về tiềm năng của công ty phát hành cổ phiếu.
Vốn chủ sở hữu sẽ cho nhà đầu tư biết được điều gì?
Khi phân tích vốn chủ sở hữu, các nhà đầu tư sẽ ghi nhận được rất nhiều thông tin hữu ích cho chiến lược của mình. Chẳng hạn khi một công ty có tổng vốn chủ sở hữu tăng lên thì đây chính là tín hiệu tích cực khi doanh nghiệp làm ăn phát đạt. Các hoạt động kinh doanh tạo ra lợi nhuận tốt. Có thể vốn góp của công ty đã tăng lên do một nguồn tài trợ lớn nào khác. Do đó, vốn chủ sở hữu đã tăng lên.
Ngược lại, nếu như vốn chủ sở hữu của công ty phát hành cổ phiếu ghi nhận con số âm thì chứng tỏ hoạt động của doanh nghiệp ấy thật sự không hiệu quả. Đó có thể xuất phát từ người góp vốn rút vốn, công ty đang trong quá trình giải thể – chấm dứt hợp đồng hoặc doanh nghiệp hủy bỏ cổ phiếu quỹ. Nhưng một khi vốn chủ sở hữu âm thì các nhà đầu tư cần phân tích rõ ràng trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Nếu không cẩn trọng cổ phiếu bạn mua vào rất khó nếu giao dịch nếu khi công ty ấy phá sản.
Bài viết liên quan:
- Giờ (thời gian) mở cửa Forex là khi nào? Có những khung giờ quan trọng nào?
- Hướng dẫn cách giao dịch Forex đầy đủ nhất cho người mới bắt đầu
- Tìm hiểu cách mở và tạo tài khoản forex uy tín, nhanh chóng
- Đường Moving Average là gì? Sử dụng đường trung bình động hiệu quả như thế nào?
- Tìm hiểu về mô hình nến búa ngược ( Inverted Hammer) là gì? Và đặc điểm của mô hình này
- Phân tích kỹ thuật trong Forex/chứng khoán để đạt hiệu suất giao dịch cao
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien