Nếu bạn là một người đam mê trường phái phân tích kỹ thuật thì tuyệt đối không được bỏ qua kiến thức về kênh giá đâu nhé. Đây là một công cụ giao dịch cơ bản nhưng không hề đơn giản. Vậy kênh giá là gì? Sau đây Thuvientaichinh sẽ giải thích cho bạn biết ý nghĩa cũng như các xác định xu hướng hiệu quả với kênh giá.
Kênh giá là gì?
Kênh giá sẽ tạo ra một phạm vi dao động xu hướng trong một khung thời gian xác định. Từ những dữ kiện mà kênh giá cung cấp bạn sẽ xác định được xu hướng thị trường cũng như tìm kiếm được các điểm mua, bán và chốt lời “đẹp nhất”.
Các nhận biết được Price Channel là dựa vào 2 đường thẳng song song. Trong đó, đường ở trên sẽ là đường trendline có thể tăng/giảm hoặc đi ngang tùy theo diễn biến của thị trường. Và đường còn lại chúng ta sẽ vẽ một đường song song với đường trendline. Lưu ý bạn phải vẽ thật chuẩn để các xu hướng giá đề nằm gọn trong 2 đường này nhé!
Nếu như bạn đã từng vẽ đường trendline thì việc sử dụng Price Channel sẽ thuận tiện hơn rất nhiều. Còn nếu như trader chưa có biết nhiều thông tin về đường trendline thì có thể tìm kiếm bài viết của website Thuvientaichinh nhé!
Hướng dẫn cách vẽ kênh giá
Điều quan trọng để xác định xu hướng hiệu quả với kênh giá chính là nhà đầu tư phải xác định trước được đỉnh và đáy giá. Một khi bạn đã tìm được các điểm này thì nhiệm vụ của trader chỉ cần vẽ các đường song song ở hai bên của đường giá và đi theo cùng một hướng là hoàn tất. Để giúp cho trader dễ hiểu hơn chúng ta cùng đi phân tích sâu vào từng xu hướng giá thị trường nào.
Kênh giá tăng
Để xác định được Up price channel thì nó phải xác định được xu hướng của đường trendline nằm bên dưới. Sau đó, bạn sẽ tiếp tục vẽ một đường song song với trendline tại mức kháng cự ở trên. Lưu ý đường kháng cự này phải chạm được nhiều đỉnh nhất có thể.
Tất cả những khoảng giá theo xu hướng tăng sẽ làm gọn trên biểu đồ mà chúng ta vừa vẽ ra. Mô hình này chỉ bị phá vỡ khi xu hướng đảo chiều ngược lại trong 2 trường hợp. Một là giá tài sản đảo chiều xuống dưới qua đường xu hướng hoặc hai là bật tăng vượt qua đường xu hướng phía trên.
Kênh giá giảm
Kênh giá giảm thì có những đặc điểm ngược lại với kênh giá tăng. Thay vì bạn xác định đường trendline nằm bên dưới trước thì chúng ta sẽ xác định đường trendline nằm ở trên trước. Bởi vì khi thị trường giảm thì nó sẽ được hình thành trong phạm vu của từ hai đường xu hướng dốc xuống phía dưới. Tương tự chúng ta cũng sẽ vẽ đường xu hướng phía dưới song song với đường trendline phía trên. Lưu ý bạn phải vẽ sau cho đường trendline bên dưới chạm được càng nhiều đáy càng tốt.
Và nếu như xu hướng giá tài sản thay đổi thì mô hình kênh giá giảm sẽ bị phá vỡ ngay lập tức.
Kênh giá đi ngang
Đúng như tên gọi, kênh giá đi ngang sẽ có 2 đường trendline song song và nằm ngang trên biểu đồ. Với dấu hiệu này bạn sẽ biết được sự giằng co giữa bên bán và bên mua đang cần bằng. Thị trường vẫn đang trong giai đoạn quan sát và chờ các biến động mới.
Thông thường trong những trường hợp này, nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm không nên tham gia giao dịch vội. Bạn nên quan sát biểu đồ đi kèm với phân tích khối lượng giao dịch giữa bên mua và bên bán. Vì như vậy, bạn mới dễ nhận biết được các tín hiệu đột phá giá có thể xảy ra trong thời gian tới.
Hướng dẫn xác định xu hướng hiệu quả với kênh giá
Trong phần này, Thuvientaichinh sẽ hướng dẫn bạn 2 chiến lược giao dịch xác định xu hướng cực kỳ hiệu quả khi chúng ta kết hợp cùng kênh giá. Đừng bỏ qua nội dung quan trọng này bạn nhé!
Chiến lược giao dịch phạm vi
Chúng ta đều biết rằng, kênh giá tạo ra một phạm vi dao động trong một khoảng thời gian nhất định. Vô hình chung 2 đường của kênh giá lại trở thành đường hỗ trợ và kháng cự. Chính vì vậy chúng ta có thể tận dụng ưu thế này để tham gia giao dịch.
Dựa vào biểu đồ ở trên chúng ta ghi nhận được rằng:
- Tại vị trí thứ 3, bên bán đang chiếm ưu thế thượng phong và đường tín hiệu phía dưới như một ngưỡng hỗ trợ => Tại đây chúng ta sẽ chọn đường tín hiệu này để thực hiện take profit => Tiếp tục duy trì giao dịch đến điểm 1 để thoát lệnh bán.
- Tiếp đến điểm 4, giá tài sản bắt đầu tạo ra dấu hiệu giảm một lần nữa => giá thị trường tiếp tục chạm vào đường trendline ở điểm 2 => Tại điểm này trader có thể tham khảo đặt một lệnh mua ngắn hạn và chốt lời phiên giao dịch.
Chiến lược Breakout
Như trong hướng dẫn vẽ kênh giá, Thuvientaichinh có nhắc đến việc các mô hình kênh giá có thể bị phá vỡ khi chúng vượt qua 2 đường trendline. Và nếu như chuyện này xảy ra thì hành động giá đã không còn nằm trong phạm vi kiểm soát cũng như không tuân thủ theo cấu trúc trước đó.
Như biểu đồ trên chúng ta thấy được rằng:
- Giá tài sản đã vượt qua đường xu hướng bên dưới và không còn nằm trong cấu trúc kênh giá đã được tạo trước đó => Và rồi xu hướng giảm tiếp diễn kéo dài, thậm chí là phát triển mạnh mẽ hơn.
- Như vậy, chiến lược Breakout đối với kênh giá ở đây là dự báo về một xu hướng mới có thể xuất hiện. Và chúng có tiềm năng sẽ di chuyển theo đúng hướng mà giá thị trường đã phá vỡ.
Bài viết liên quan:
- Hướng dẫn cách chơi và giao dịch Forex từ A đến Z
- Hướng dẫn cách đăng ký, mở và tạo tài khoản forex trên sàn uy tín
- Hướng dẫn cách sử dụng đường trung bình động (MA) hiệu quả
- Tìm hiểu tất tần tật về mô hình nến búa ngược ( Inverted Hammer) là gì?
- Phân tích kỹ thuật trong Forex/chứng khoán trên thị trường tài chính
- Bảng xếp hạng các sàn giao dịch Forex uy tín tốt nhất hiện nay
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien