AML – Chống rửa tiền là một từ khóa không thể nào thiếu trong thị trường tài chính, bất kể đó là hình thức kinh tế truyền thống hay kinh tế phi tập trung. Đặc biệt nhất trong thị trường Crypto thì AML – Chống rửa tiền vô cùng cần thiết. Bởi vì không một ai có thể đảm bảo được rằng thị trường này sẽ không bị hacker xâm chiếm. Chính vì vậy để đảm bảo nguồn vốn đầu tư của mình được an toàn thì các nhà giao dịch cần phải biết thêm thông tin về AML – Chống rửa tiền trong bài viết này.
Tìm hiểu về AML – Chống rửa tiền là gì?
Trong thị trường kinh tế nói chung luôn có rất nhiều rủi ro và mối quan ngại lớn nhất chính là hành vi biến tiền “bẩn” thành tiền hợp pháp. Trong đó, tiền điện tử là một hình thức tốt để rửa tiền bởi bản chất riêng tư, khó lấy lại và luật pháp quy định chưa rõ ràng. Chính vì vậy thị trường Crypto cần phải có AML.
Hiểu một cách đơn giản hơn thì AML – Chống rửa tiền sẽ đề cập đến các luật định, quy định hay thủ tục nhằm ngăn chặn tình trạng ngụy tạo nguồn gốc của tiền từ bất hợp pháp thành hợp pháp. Thêm vào đó, những sàn giao dịch coin uy tín sẽ phải chấp hành AML bằng cách thường xuyên giám sát giao dịch của khách hàng cũng như gửi báo cáo tài chính định kỳ về những cơ quan quản lý.
Các luật chống rửa tiền điện tử mà bạn cần biết
Tất nhiên đối với một thị trường hoạt động sôi nổi như Crypto thì những tổ chức quản lý tài chính thế giới phải ban hành các luật chống rửa tiền. Điều này giúp cho cán cân kinh tế được cân bằng cũng như đảm bảo lợi ích cho những người tham gia. Sau đây, bạn có thể tham khảo đến một số luật AML nổi bật nhất mà Thuvientaichinh liệt kê bên dưới đây nhé.
- Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Hoa Kỳ ra đời vào ngày 1 tháng 1 năm 2021 với mục đích là quản lý và chống lại các hoạt động rửa tiền. Cũng như chống tài trợ khủng bố của Hoa Kỳ.
- Financial Crimes Enforcement Network là cơ quan chính phủ trực thuộc Bộ Tài Chính Hoa Kỳ. Những luật định mà họ ban ra đã được áp dụng rộng rãi trên các sàn giao dịch tiền điện tử uy tín.
- Bộ Tư pháp đã ban hành khung thực thi tiền mã hóa trong bộ luật của mình. Theo đó, họ giữ nhiệm vụ là nhận về các báo cáo và xử phạt hành vi sử dụng tiền mã hóa bất hợp pháp.
Làm thế nào để hạn chế hoạt động rửa tiền trong đầu tư Crypto?
Hoạt động rửa tiền trong đầu tư Crypto không thể nào kiểm soát hoàn toàn 100% cũng như chúng ta không thể nào tránh chúng. Việc mà các nhà đầu tư nên làm là hạn chế mọi tổn thất xuống mức thấp nhất trước những ảnh hưởng từ AML.
Chẳng hạn như các trader Việt Nam khi tham gia đầu tư tiền điện tử trên các sàn giao dịch quốc tế thì cần phải kiếm được một broker uy tín. Điểm cộng lớn nhất là các sàn giao dịch này phải nhận được các chứng chỉ hoạt động hợp pháp từ những cơ quan quản lý tài chính hàng đầu thế giới. Bởi vì hiện tại luật pháp Việt Nam chưa ban hành bất cứ thông tin liên quan đến bảo vệ quyền và lợi ích của trader Việt. Chính vì vậy khi bạn chọn được cho mình một broker uy tín thì bạn sẽ được bảo vệ an toàn hơn. Một phần vì các tổ chức tài chính chính phủ sẽ giám sát các khoản tiền gửi của khách hàng. Cũng như các hoạt động giao dịch khác nhau nhằm đảm bảo đó không phải là hành vi rửa tiền.
Phân biệt AML và KYC
Hiện nay, 2 thuật ngữ AML và KYC đang bị khá nhiều nhà giao dịch nhầm lẫn với nhau. Hoặc một số sàn giao dịch cũng đang làm lưu mờ ranh giới ý nghĩa giữa AML và KYC. Các nhà đầu tư cần phải phân biệt được AML và KYC để đảm bảo được lợi ích của mình một cách tốt nhất nhé. Bạn hãy dựa vào đặc điểm sau đây:
- Đối với AML thì hoạt động sẽ mang tính chất quy mô bao phủ. Và nó sẽ bao hàm những biện pháp mà các tổ chức tài chính chính phủ thực hiện để chống lại hành vi rửa tiền cũng như tài trợ khủng bố.
- Đối với KYC thì đây là một thao tác bắt buộc các sàn giao dịch tiền điện tử phải xây dựng nên để họ xác định được danh tính cũng như hoạt động của khách hàng có hợp pháp hay không.
Nhưng xét về điểm chung thì các sàn giao dịch hay ngân hàng sử dụng AML và KYC nhằm vào mục đích duy trì hoạt động ở mức an toàn nhất có thể.
Tầm quan trọng của AML – Chống rửa tiền trong các tổ chức tài chính
Có thể nói, AML là một phần không thể thiếu đối với các tổ chức tài chính nói chung và sàn giao dịch tiền điện tử nói riêng. Bởi vì:
- Mang lại độ tin cậy cho khách hàng. Tất nhiên với một hệ thống mang tính công khai, minh bạch và đảm bảo an toàn cho số vốn đầu tư thì khách hàng nào cũng sẽ quan tâm nhiều hơn.
- Khả năng giám sát hồ sơ khách hàng: Những kẻ lừa đảo trong thị trường Crypto ngày nay ngày càng trở nên tinh vi hơn. Thậm chí, thông tin khách hàng họ cũng có thể làm được để nhằm phục vụ cho mục đích rửa tiền của mình.
- Khả năng giám sát khối lượng giao dịch: Với AML các tổ chức phải thường xuyên giám sát những hoạt động giao dịch với số tiền lớn. Theo dõi xem có điều gì khả nghi và báo cáo chúng đến cho các tổ chức luật định chống rửa tiền.
Mặc dù, hầu hết các sàn giao dịch tiền điện tử uy tín nhất hiện nay đều đang tích hợp cả KYC và AML. Nhưng nhìn chung, để một môi trường đầu tư tài chính phát triển lành mạnh thì cần phải có một bộ luật chống rửa tiền thống nhất để giảm thiểu các rủi ro từ hành vi “tiền bẩn.
Bài viết liên quan:
- Hedera – HBAR coin là gì? Đánh giá tiềm năng của đồng Hedera?
- DAI Coin là gì? Có nên mua đồng DAI Coin hay không?
- USD coin là gì? Phân biệt USD coin (USDC) và Tether (USDT)
- Tổng hợp những đồng coin play to earn nổi bật nhất hiện nay
- ĐIểm qua 10 đồng tiền điện tử đáng đầu tư nhất trong năm 2022
- Tìm hiểu về 1inch coin. Có đáng để đầu tư hay không?
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien