Trong thị trường chứng khoán có rất nhiều thuật ngữ mới lạ mà nhà đầu tư cần phải cập nhật liên tục. Trong đó, bạn đã biết đến bán giải pháp cổ phiếu là gì chưa? Tại sao cổ phiếu lại bị bán giải chấp? Nó có ảnh hưởng gì đến quá trình đầu tư chứng khoán của trader hay không? Thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp bằng những nội dung bên dưới đây nhé!
Bán giải chấp cổ phiếu là gì?
- Trước khi chúng ta tìm hiểu về bán giải chấp cổ phiếu là gì? thì cần phải hiểu trước thuật ngữ bán giải chấp. Khái niệm đơn giản nhất của bán giải chấp chính là chủ sở hữu không còn đủ khả năng trả các khoản nợ đã vay trước đó. Như vậy, ngân hàng sẽ đứng ra tịch thu tài sản của người đi vay. Tiếp tục ngân hàng sẽ thanh lý các tài sản đó càng nhanh càng tốt bằng hình thức mang đi đấu giá.
- Vậy bán giải chấp cổ phiếu là gì? Đối với thị trường chứng khoán khi một nhà đầu tư nợ quá nhiều thì bắt buộc các công ty tài chính sẽ đứng ra bán cổ phiếu của họ để giảm tỷ lệ nợ xuống mức an toàn theo đúng quy định của thị trường chứng khoán. Tình trạng này thường xảy ra với những nhà đầu tư nào thực hiện giao dịch ký quỹ Margin và không có khả năng gồng gánh khoản lỗ của mình thêm nữa.
- Tuy nhiên, các công ty chứng khoán sẽ gửi thông báo cho độc giả về việc chuẩn bị thực hiện bán giải chấp cổ phiếu trước thời hạn từ 1 đến 2 ngày. Như vậy, nếu các nhà đầu không muốn bị mất đi số lượng cổ phiếu của mình thì cần phải nạp thêm tiền để trả nợ cho các công ty ấy. Như vậy tỷ lệ nợ của bạn mới được điều chỉnh về mức an toàn.
Ví dụ về bán giải chấp cổ phiếu
- Nhà đầu tư A đang có nguồn vốn 1.000.000.000 đồng nhưng lại muốn mua vào cổ phiếu X với số lượng 40.000 mã. Tổng giá trị cổ phiếu là 2.000.000.000 đồng.
- Để tối ưu giao dịch trên bắt buộc nhà đầu tư A phải thực hiện giao dịch ký quỹ với công ty chứng khoán B, mức tỷ lệ đòn bẩy là 3:7.
- Như vậy, số tiền bạn nhận được từ công ty chứng khoán sẽ bằng 2 tỷ x 70% = 1,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, quy định của họ là phải duy trì được tỷ lệ ký quỹ duy trì tối thiểu phải lớn hơn 30%.
- Nhà đầu tư A chỉ cần bỏ ra nguồn vốn 600.000.000 đồng là đủ.
- Thật không may khi giá cổ phiếu giảm xuống còn 35.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy độc giả Thuvientaichinh chỉ còn lại tổng tài sản là 35.000 đồng x 40.000 = 1,4 tỷ đồng.
- Tổng nguồn vốn vay của bạn chỉ còn 1 tỷ – (15.000 đồng x 40.000) = 400 triệu đồng.
- Tỷ lệ margin bằng (400 triệu/1,4 tỷ)x100% = 28,6%. Mức này bị công ty chứng khoán B cảnh báo ngay lập tức vì nó thấp hơn hạn mức 30% mà họ quy định.
- Như vậy trong tình trạng này nếu cổ phiếu giảm sâu hơn nữa thì các công ty chứng khoán phải bán giải chấp cổ phiếu để bù lại khoản lỗ trong giao dịch của bạn.
Tín hiệu nhận biết bán giải chấp cổ phiếu xuất hiện?
- Trên thị trường chứng khoán hiện nay, một công ty đi bào bước cùng là bán giải chấp cổ phiếu của khách hàng chỉ khi tài khoản của trader thua lỗ quá nặng.
- Và tình huống này chỉ xuất hiện với giao dịch Margin là nhiều. Và không còn cách nào khác, khi cổ phiếu lao dốc quá nhanh mà trader không nạp tiền vào thì bắt buộc bán giải chấp cổ phiếu sẽ xuất hiện.
- Thêm vào đó, nếu công ty chứng khoán thông báo cắt giao dịch ký quỹ đối với một mã cổ phiếu nào đó. Những nhà đầu tư đang nắm giữ mã tài sản này sẽ đưa ra quyết định, 1 là bán ra, 2 là nạp tiền thêm vào hoặc 3 là cả 2 phương pháp trên. Độc giả Thuvientaichinh cần lưu ý về thời gian xử lý margin chỉ kéo dài trong khoảng từ 2 đến 5 phiên giao dịch.
Nhà đầu tư cần làm gì để không rơi vào tình trạng bán giải chấp cổ phiếu?
- Với những thông tin trên chắc hẳn các nhà đầu tư cũng đã hiểu được bán giải chấp cổ phiếu là gì rồi phải không nào. Thật tế khi giao dịch tài chính không ai muốn tài sản của mình bị rơi vào tình trạng bán giải chấp cả. Tuy nhiên nếu khoản đầu tư của bạn giảm quá mức và không còn dấu hiệu phục hồi thì bắt buộc các công ty chứng khoán sẽ can thiệp vào. Và nếu bạn gặp phải tình huống xấu này sẽ tài khoản của bạn sẽ thiệt hại rất lớn.
- Theo kinh nghiệm của admin, nếu bạn không muốn bị bán giải chấp cổ phiếu thì cần phải thường xuyên theo dõi tỷ lệ ký quỹ của cổ phiếu trước các biến động mạnh của thị trường. Mặc dù các chuyên gia tài chính không khuyến cáo nhà đầu tư của mình theo dõi danh mục đầu tư thường xuyên.
- Nhưng nếu độc giả thuộc nhóm nhà đầu tư có số dư ký quỹ lớn thì cần phải theo dõi hằng ngày. Với hành động này bạn sẽ biết được phạm vi giao dịch của mình nằm tới đâu? Tài khoản giao dịch ký quỹ của bạn có đang rơi vào trạng thái cảnh báo hay không?
Bạn biết đến, đòn bẩy tài chính là con dao hai lưỡi. Nó có thể giúp bạn đạt được lợi nhuận lớn nhưng cũng sẽ khuếch đại rủi ro của bạn. Nếu như bạn không biết đến thuật ngữ bán giải chấp cổ phiếu là gì mà lại “đâm đầu” vào Margin thì rủi ro lại càng lớn thêm nữa.
Hy vọng với những thông tin phân tích trên đây bạn sẽ xây dựng cho mình một bộ kỹ luật đầu tư tài chính với Margin. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này nhé!
Bài viết liên quan:
- Hướng dẫn chi tiết làm giàu với forex
- Đầu tư forex là gì? Hướng dẫn đầu tư forex nhanh nhất
- Top 10 sàn giao dịch forex uy tín nhất hiện nay
- Forex có hợp pháp không? Có nên đầu tư sàn forex không
- Tổng hợp các thuật ngữ trong forex thường gặp nhất
- Thời gian giao dịch sàn forex mà nhà đầu tư cần nắm
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien