Đầu tư thành công trên thị trường chứng khoán đòi hỏi bạn phải nghiên cứu qua rất nhiều kiến thức. Trong đó, bẫy giá trị (Value Trap) trong đầu tư cổ phiếu lại cực kỳ quan trọng đối với các trader. Vì đã có không ít nhà đầu tư non trẻ rơi vào bẫy giá trị và dẫn đến thua lỗ nặng. Hiểu được tầm quan trọng này nên trong bài viết dưới đây Thuvientaichinh sẽ giới thiệu đến bạn tất tần tật thông tin về Value Trap.
Bẫy giá trị (Value Trap) trong đầu tư cổ phiếu là gì?
Bẫy giá trị (Value Trap) trong đầu tư cổ phiếu dùng để nói về các tài sản chứng khoán bị định giá không cao do các thông số của nó thấp. Một trong những chỉ số có liên quan đến bẫy giá trị (Value Trap) trong đầu tư cổ phiếu là:
- Chỉ số P/E: Hệ số này sẽ đánh giá giá trị của một mã cổ phiếu so với mức lãi thu nhập mà các nhà đầu tư có thể nhận được.
- Chỉ số P/CF: Hệ số này sẽ liên quan đến giá cổ phiếu trên thị trường và dòng tiền đỗ vào nó như thế nào.
- Chỉ số P/B: Hệ số này thể hiện giá trị thị trường của doanh nghiệp đang nằm ở mức nào so với giá trị sổ sách của nó.
Từ những chỉ số trên, nhà đầu tư sẽ xác định được đâu là cổ phiếu tiềm năng và thích hợp với nguồn vốn của mình nhất. Nhưng có một sự thật là bẫy giá trị trong đầu tư cổ phiếu là do các trader tạo ra. Vì họ nhận định một mã cổ phiếu chưa thật sự chính xác nên dẫn đến một số hậu quả khôn lường.
Đặc điểm của bẫy giá trị (Value Trap) trong đầu tư cổ phiếu
Trong thị trường chứng khoán, các chỉ số tài chính là những công cụ hỗ trợ đắc lực giúp họ xác định được mã cổ phiếu nào đang bị định giá thấp. Theo đó, ý nghĩa của P/E và P/B thấp sẽ cho bạn thấy cổ phiếu đang bị định giá thấp hơn giá trị. Như vậy bạn sẽ nhận định đươc cổ phiếu ấy có phải là cơ hội để bạn xuống tiền mua vào hay không.
Tuy nhiên đối với chỉ số P/B thấp thì sẽ có trường hợp xảy ra. Cụ thể:
- Trường hợp 1 là nhận định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tốt, có tiềm năng phát triển và lợi nhuận cũng sẽ tiếp tục tăng lên.
- Trường hợp 2 là các trader đang đưa ra nhận định giá trị của công ty phát hành cổ phiếu đang thấp hơn giá trị sổ sách của nó.
Nhưng thực tế, để chỉ số P/B ghi nhận một con số thấp phải có rất nhiều lý do. Đó có thể là do trong cùng một thời điểm, giá dòng tiền, thu nhập hoặc giá trị sổ sách của công ty A đang thấp. Nếu như các nhà đầu tư không nhận định đúng tình hình này thì rất dễ rơi vào bẫy giá trị (Value Trap). Bởi vì công ty phát hành cổ phiếu không tạo ra được lợi thế cạnh tranh mạnh cũng như khả năng kiểm soát chi phí quá xấu. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu tiềm năng trong tương lai.
Thậm chí nhiều công ty làm ăn phát triển ở những năm trước đó cũng không thể nào đảm bảo về hoạt động của mình trong tương lai. Điều này có nghĩa là cổ phiếu mặc dù có giá tốt nhưng họ lại thiếu tính cạnh tranh. Hoặc không có một định hướng phát triển sản phẩm, dịch vụ tốt trong tương lai. Chính vì vậy, nhiều trader đã tạo ra hố bẫy giá trị (Value Trap) trong đầu tư cổ phiếu.
Trong nhiều trường hợp, một mã cổ phiếu “ngon lành cành đào” bỗng chốc giảm giá trị. Nhiều trader không phân tích kỹ mà đỗ xô mua vào nó vì cảm thấy cổ phiếu như món hời trời cho. Kết quả là cổ phiếu giảm giá không phanh, trader không kịp bán ra thế là lỗ nặng.
Cách xác định bẫy giá trị (Value Trap) trong đầu tư cổ phiếu
Để xác định bẫy giá trị (Value Trap) trong đầu tư cổ phiếu chưa hề dễ dàng đối với tất cả nhà đầu tư. Nhưng không phải là không có cách, bạn cần biết được tín hiệu của bẫy giá trị chính là một mã cổ phiếu giảm giá liên tục trong một khoảng thời gian dài. Điều này chứng tỏ hoạt động của công ty phát hành cổ phiếu đang có vấn đề.
Chính vì vậy, phân tích cơ bản là một kỹ năng không thể thiếu trong suốt quá trình giao dịch chứng khoán. Bạn cần phân tích báo cáo tài chính, các khoản nợ phải, các dự án tiềm năng,…Từ đó các thông tin này sẽ tiết lộ cho bạn biết mã cổ phiếu ấy có phải là một cách bẫy giá trị hay không.
Làm sao để tránh rơi vào bẫy giá trị (Value Trap)?
Thủ thuật quan trọng nhất để không phải rơi vào bẫy giá trị (Value Trap) chính là bạn cần phân tích dữ kiện tài chính kỹ lưỡng. Thêm vào đó, bạn nên tự đặt trả lời các câu hỏi sau trong quá trình phân tích:
- Tại sao cổ phiếu của công ty đó lại rẻ như vậy?
- Hoạt động công ty đang phát triển, đứng lại hay thụt lùi?
- Tổng nợ của công ty có cao hay không?
- Các chỉ số tài chính đưa ra tín hiệu gì về công ty phát hành cổ phiếu?
Nếu bạn trả lời được hết những thông tin này thì đã đi được 50% trên chặng đường phân tích đầu tư cổ phiếu. Cộng thêm đó, các trader nên xem xét đến yếu tố lịch sử hoạt động của các công ty để đánh giá triển vọng của nó trong tương lai. Từ đó, bạn sẽ xây dựng cho mình một chiến lược “tác chiến” tối ưu nhất.
Hy vọng với những thông tin Thuvientaichinh cung cấp ở trên, bạn đã hiểu rõ hơn về bẫy giá trị (Value Trap) trong đầu tư cổ phiếu. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này! Chúc bạn may mắn và thành công nhé!
Bài viết liên quan:
- Phân tích kỹ thuật trong forex quạn trọng như thế nào?
- Tìm hiểu về thị trường forex việt nam
- Hướng dẫn cách đầu tư sàn forex
- Hiện nay, có nên tham gia đầu tư vào forex không?
- Giao dịch ngoại hối forex là gì? Tìm hiểu về forex
- Hướng dẫn cách chơi ngoại hối cho nhà đầu tư mới
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien