Chắc hẳn các nhà giao dịch đã quá quen với những mô hình xuất thân từ Nhật Bản. Nhưng có bao giờ bạn thấy trên đồ thị một mô hình mà các ngọn lên xếp chồng lên nhau như “trò chơi xếp gạch” chưa. Mô hình này được gọi là Chart Renko, chắc chắn khi bạn gặp nó thì sẽ “nhớ nhau cả đời”. Bởi vì Renko chart khác với những biểu đồ khác ở chỗ chúng chỉ tập trung vào sự thay đổi giá. Do đó, những đặc trưng của mô hình này sẽ mang đến cho nhà giao dịch các chiến lược trading tối ưu nhất. Vậy cụ thể Chart Renko là gì? Làm thế nào để sử dụng Chart Renko trong Forex? Cùng tìm hiểu thôi nào.
Tìm hiểu Chart Renko là gì?
Chart Renko được xây dựng dựa trên ý tưởng của người Nhật, nếu chúng ta dịch từ Renko theo tiếng Nhật thì đây có nghĩa là gạch vì biểu đồ này trông giống như một loạt các viên gạch chất chồng lên nhau. Theo đó, Chart Renko sẽ biểu sự cho sự thay đổi giá chứ không giống như những biểu đồ khác sẽ thể hiện cả giá cả và khung thời gian. Hay nói theo cách khác, trên mô hình Chart Renko thì mức giá cao nhất, thấp nhất và thời gian đều sẽ bị loại bỏ.
Ý nghĩa sử dụng của mô hình Chart Renko chính là dùng để xác định các điểm đảo chiều nằm ở đỉnh và đáy. Sau đó các nhà giao dịch có thể vận dụng thông tin này để tiếp tục tìm ra các xu hướng tăng và xu hướng giảm.
Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của Chart Renko
Ưu điểm của Chart Renko
- Biểu này thường được các chuyên gia khuyến nghị sử dụng thích hợp với những nhà giao dịch ngắn hạn. Bởi vì những tín hiệu mà nó mang lại diễn ra trong ngày sẽ hiệu quả hơn là các tín hiệu dài hạn.
- Một phần ưu điểm quan trọng nữa là mô hình Chart Renko dễ đọc, giúp giảm độ nhiễu thị trường và thực sự hoạt động tốt khi kết hợp cùng các chỉ số.
Nhược điểm của Chart Renko
- Thỉnh thoảng mô hình Chart Renko phải mất rất nhiều thời gian để một viên gạch mới hình thành. Trường hợp này thường xảy ra khi giá của tài sản đang dần thiết lập. Nhưng đối với các nhà giao dịch tâm lý chưa vững thì rất hay lo lắng về tình huống này.
- Thực tế, mô hình Chart Renko hay có những viên gạch di chuyển theo một xu hướng. Do đó, tín hiệu vào lệnh của nhà giao dịch đôi khi sẽ không chính xác.
Phân biệt Chart Renko và biểu đồ nến bình thường như thế nào?
Bản chất xây dựng biểu đồ Chart Renko đối với những biểu đồ nến bình thường khác có rất nhiều điểm khác nhau.
Chẳng hạn như với những biểu đồ nến bình thường thì nhà giao dịch sẽ biết được 4 thông tin, bao gồm giá mở cửa, giá đóng cửa, giá thấp nhất và giá cao nhất. Nhưng đối với biểu đồ Chart Renko thì sẽ không có thông tin về giá đóng cửa, giá thấp nhất và giá cao nhất. Và Chart Renko chỉ xuất hiện khi có một viên gạch có giá trị đạt được một khoảng cách nhất định cũng như nó không quan trọng phải mất bao nhiêu thời gian để hình thành.
Ví dụ: Nếu như nhà giao dịch lựa chọn 10 pips để làm kích thước gạch thì những viên gạch chỉ được hình thành khi giá của nó di chuyển 10 pips theo hướng lên hoạch xuống nhất định. Trong đồ thị những viên gạch tăng và gạch giảm sẽ có hai màu sắc khau nhau. Cụ thể viên gạch tăng sẽ có màu xanh còn viên gạch giảm sẽ có màu đỏ.
Quá trình hình thành của biểu đồ Chart Renko
Mô hình Chart Renko được hình thành khi và chỉ khi giá đóng cửa cao hơn viên gạch trước đúng bằng giá trị của viên gạch, tức nghĩa sẽ có một viên gạch mới hình thành ngay sau đó. Nếu như giá đóng cửa không vượt qua được giá trị của một viên gạch thì sẽ không có bất kỳ một chuyển động nào nữa và đó được xem là tín hiệu nhiễu.
Chúng ta hãy cùng phân tích biểu đồ XAU/USD như bên dưới đây nhé. Tại đây giá XAU thường sẽ dao động trong phạm vi từ 1000$ đến 2500$. Nên chúng ta sẽ đặt giá trị của một viên gạch bằng 10$.
Lúc này đây các nhà giao dịch hãy nhìn vào chỗ khoanh đỏ trong ảnh để biết về giá XAU và Chart Renko. Đây chính là viên gạch đại diện cho mức giá trị 1410 và 1420$. Tức nghĩa nếu như bạn muốn vẽ được một viên gạch tăng ở trên thì giá đóng cửa phải cao hơn 1430$ nhưng giá XAU đã làm không làm được điều này trong 4 ngày liên tiếp. Vì lẽ đó mà chúng ta không ghi nhận được thêm một gạch mới nào xuất hiện.
Tương tự như viên gạch xanh chúng ta sẽ vẽ viên gạch đỏ có giá đóng cửa xuống thấp hơn 1400$. Trường hợp này giá của XAU cũng không làm được điều trên trong 4 ngày. Tuy nhiên đến ngày thứ 5 thì giá đã tạo nên một khoảng GAP và đóng cửa dưới 1390$. Vì lẽ đó mà viên gạch tiếp theo đã xuất hiện trên biểu đồ.
Hướng dẫn sử dụng Chart Renko
Bạn muốn sử dụng Chart Renko một cách đơn giản nhất thì nên tận dụng điểm breakout. Nhưng tại sao chúng ta không sử dụng backtest thay vì breakout? Bạn hãy nhìn vào biểu đồ bên dưới đây là sẽ rõ. Dường như mọi chuyện diễn ra trên biểu đồ đều rất đẹp. Tuy nhiên trong thực tế đây là một biểu đồ tĩnh. Và giá có thể chạy rất xa và tạo ra một viên gạch khác nhau. Từ đó, gây ra nhầm lẫn cho các nhà giao dịch.
Và để chắc chắn về các tín hiệu mua bán của Chart Renko nên các nhà giao dịch sẽ kết hợp thêm với một số chỉ báo phân tích kỹ thuật. Ví dụ như họ sẽ sử dụng hội tụ / phân kỳ trung bình động (MACD) để làm thước đo tín hiệu giá.
Kết luận
Chart Renko sẽ không biểu thị quá nhiều thông tin như biểu đồ nến hay biểu đồ thanh bởi vì bản chất của nó là thiếu phụ thuộc vào thời gian. Bên cạnh đó, nó cũng không phản ánh chính xác giá cao nhất và giá thấp nhất mà tài sản đã đạt được. Thay vào đó, nếu như kích thước gạch càng nhỏ thì thông tin về giá sẽ được cập nhật nhanh chóng hơn. Nhưng đây cũng là một yếu điểm bởi vì kích thước nhỏ thì biểu đồ sẽ trông rất rối mắt.
Bài viết liên quan:
- Sàn Fᴏrex uy tín hiện nay – Tốt nhất hàng đầu thế giới 2022
- Forex ở việt nam có hợp pháp không?
- Bạn nên lựa chọn thời gian giao dịch forex nào là tốt nhất?
- Hướng dẫn mở tài khoản forex nhanh chóng
- Cách phân tích biểu đồ forex đúng nhất
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm metatrader 4 hiệu quả
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien