Khi một xu hướng lớn xuất hiện cũng đồng nghĩa với việc thị trường sẽ biến động cực kỳ mạnh mẽ. Chính vì vậy khi xác định được xu hướng thì một khả năng không thể nào thiếu đối với các nhà đầu tư. Đó chính là lý do tại sao ngày càng có nhiều chỉ báo kỹ thuật áp dụng trong đầu tư chứng khoán ra đời. Nhưng đâu là chỉ báo được nhiều nhà giao dịch sử dụng tối ưu nhất? Cách giao dịch với chúng như thế nào? Trong bài viết này Thuvientaichinh sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc trên của bạn nhé!
Chỉ báo RSI – Relative Strength Index
Chỉ báo RSI – Relative Strength Index hay còn được gọi là chỉ số sức mạnh tương đối. Cha đẻ của nó là J.Welles Wilder. Nếu như nhắc đến những chỉ báo kỹ thuật áp dụng trong đầu tư chứng khoán thì chắc chắn không thể thiếu công cụ này.
Bên dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chức năng diễn đạt thị trường của chỉ báo RSI nhé. Thông tin bên dưới đây hứa hẹn sẽ đầy thú vị và hữu ích.
Đối với xác định quá mua/quá bán
Công thức xây dựng ban đầu của chỉ báo này sẽ dao động trong vùng phạm vi giá từ 0 đến 100. Theo đó, nhà giao dịch có thể xác định được các mức quá mua và quá bán cụ thể như sau:
- Nếu như chỉ báo RSI vượt mức 70 thì chứng tỏ thị trường đang có sức mua lớn hay nói cách khác là quá mua.
- Nếu như chỉ báo RSI chỉ nằm ở dưới 30 thì chứng tỏ thị trường đang có sức bán lớn hay nói cách khác là quá bán.
Đối với xác định phân kỳ
Với phương pháp này bạn có thể xác định được xu hướng đảo chiều một cách đáng tin cậy. Theo đó bạn có thể phân biệt:
- Nếu như chỉ báo RSI tạo đáy sau cao hơn đáy trước nhưng xu hướng giá giảm và tạo đáy sau thấp hơn đáy trước thì chứng tỏ sắp có xu hướng đảo chiều tăng.
- Ngược lại, nếu như chỉ báo RSI tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước nhưng xu hướng giá tăng và tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước thì chứng tỏ sắp có xu hướng đảo chiều giảm.
Đối với xác nhận xu hướng giá tương ứng
Theo quan sát của Thuvientaichinh thì mức từ 40 đến 60 là khoảng biến động mạnh nhất. Nếu như tại đây giá có thay đổi nhẹ thì cũng tác động cực kỳ mạnh đến chỉ báo RSI.
Chỉ báo MACD – Moving Average Convergence Divergence
Chỉ báo kỹ thuật áp dụng trong đầu tư Chứng Khoán – MACD khá đơn giản với ý nghĩa giao dịch cực kỳ quan trọng đối với nhà đầu tư.
Đối với dự đoán xu hướng giá
Các nhà giao dịch hãy chú ý đến tín hiệu giao cắt giữa chỉ báo MACD với đường tín hiệu. Và chúng ta sẽ phân tích kỹ thuật biểu đồ gì như sau:
- Trường hợp mà đường MACD giao với đường tín hiệu từ dưới lên thì chứng tỏ là giá trong tương lai sẽ tăng hơn mức hiện tại. Đây chính là thời cơ để các nhà đầu tư thực hiện lệnh mua vào.
- Hoặc khi đường MACD cắt với đường tín hiệu từ trên xuống thì chứng tỏ đây chính là thời điểm mà các nhà giao dịch sẽ thực hiện lệnh bán ra. Bởi vì giá được nhận xét là sẽ giảm so với cùng kỳ.
Thêm vào đó các nhà giao dịch cần lưu ý một trường hợp đặc biệt là khi đường MACD dịch chuyển sáp nhập đường zero nhưng xuất hiện tín hiệu mua thì bạn không nên quá tin cậy vào dấu hiệu này. Để chắc chắn hơn bạn hãy kiên nhẫn chờ điều kiện đường MACD cắt qua đường zero. Hay nói cách khác là mọi tín hiệu mua/bán đều chắc chắn hơn khi đường MACD cắt quá đường zero.
Đối với xác định diễn biến giá dựa vào phân kỳ
Trên lý thuyết là chỉ báo MACD được sử dụng để xác định xu hướng thị trường. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt thì chỉ báo kỹ thuật áp dụng trong đầu tư chứng khoán lại thể hiện tính chất báo hiệu “lưỡng tính”. Và các nhà đầu tư thường hay dùng nó để xác định xu hướng đảo chiều dựa vào phân kỳ. Mặc dù nó khá đặc biệt nhưng lại mang kết quả cực kỳ đáng tin cậy đó nhé mọi người.
Về bản chất thì việc sử dụng phân kỳ của chỉ báo MACD khá tương tự như chỉ báo RSI. Tuy nhiên điểm khác là chúng ta dùng thêm Histogram. Và lúc đó, điều kiện để xác định Histogram chính là bạn phải chờ cho đến khi đáy sau cao hơn đáy trước và ở giữa hai đáy bắt buộc có ít nhất một đỉnh nằm trên đường zero. Từ đó, sẽ cho ra tín hiệu đáy sau thấp hơn đáy trước và phân kỳ tăng giá. Chúng ta cũng có thể nhìn nhận thị trường ở hướng ngược lại nhé.
Chia sẻ kinh nghiệm khi sử dụng chỉ báo kỹ thuật áp dụng trong đầu tư chứng khoán
Khi tham gia vào thị trường đầu tư chứng khoán không phải chỉ dựa vào cảm tính “siêu thần” là xong. Thay vào đó bạn phải chuẩn trị trước cho mình một bản kế hoạch thật là chỉnh chu. Lúc đó bạn mới biết khi nào là mở giao dịch, khi nào là vào lệnh, khi nào là đóng lệnh chốt lời.
Điều quan trọng nhất là bạn phải chọn được thời cơ mở lệnh cũng như cắt lỗ phù hợp. Có rất nhiều nhà đầu tư đã vào hàng nhưng lỗ liên tục mà không biết cách để thoát ra. Thì cách tốt nhất lúc đó chỉ có việc là cắt giao dịch trước. Sau đó xem xét lại phương pháp giao dịch của mình đang gặp rủi ro ở chỗ nào.
Nhưng câu hỏi khó hơn là làm thế nào để xác định được các khu vực quan trọng đó? Điều bạn cần làm là phải theo một quá trình. Đầu tiên cần xác định được xu hướng thị trường tăng, giảm hay sideways. Sau đó, phân bổ nguồn tiền đầu tư thật hợp lý. Tiếp tục là lựa chọn điểm Break out để vào, hay Break down để thoát. Cuối cùng chính là sử dụng các chỉ báo kỹ thuật áp dụng trong đầu tư chứng khoán để tăng giá trị quyết định lệnh mua hay bán.
Hãy nhớ quy tắc cuối cùng và bất di bất dịch chính là hãy thật kiên nhẫn và nhất quán với kế hoạch mà mình đã đề ra nhé.
Bài viết liên quan:
- MT4 là gì? Cách sử dụng MetaTrader 4 mới nhất 2022
- Giao dịch sàn Forex có hợp pháp không ?
- Moving Average là gì ? Cách sử dụng đường trung bình động (MA) hiệu quả
- Mô hình nến búa ngược là gì? Tìm hiểu từ A-Z
- Trendline là gì? Cách vẽ Trendline (đường xu hướng) đúng chuẩn
- Xếp hạng các sàn giao dịch Forex uy tín tốt nhất
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien