Nếu bạn muốn đánh giá chính xác giá trị của một doanh nghiệp nào đó thì cần phải có sự trợ giúp của chỉ số P/S. Có thể nói chỉ số P/S giúp ích rất nhiều trong công cuộc phân tích và đầu tư chứng khoán của nhiều trader. Nhưng chỉ số P/S trong chứng khoán là gì? Ý nghĩa và ứng dụng chỉ số P/S ra sao? Hãy đọc tiếp nội dung sau đây bạn nhé!
Chỉ số P/S trong chứng khoán là gì?
P/S được viết tắt từ thuật ngữ Price-To-Sales, ý nghĩa của chỉ số này chính là thể hiện nhà giao dịch sẵn sàng bỏ ra bao nhiêu vốn để mua vào một đồng doanh thu từ doanh nghiệp. Vì chỉ số này hoạt động dựa trên nguyên tắc giá thị trường trên doanh thu ứng với mỗi cổ phiếu.
Bên cạnh ý nghĩa trên, nhiều nhà đầu tư còn vận dụng tối đa chỉ số P/S để so sánh giá trị của một cổ phiếu ở hiện tại và tương lai. Hoặc họ có thể so sánh cổ phiếu này với cổ phiếu khác trong cùng một ngành hoạt động. Từ đó, nhà đầu tư có thể lọc và chọn lựa được cổ phiếu tốt nhất cho mình.
Ý nghĩa của chỉ số P/S
Để hiểu dõ được ý nghĩa của chỉ số P/S, chúng ta sẽ cùng phân tích chỉ số này trong môi trường doanh nghiệp làm việc tốt, có chu kỳ phát triển ổn định và doanh thu được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.
Nếu như chỉ số P/S trong chứng khoán ghi nhận thấp thì:
- Điều này thể hiện công ty đang bị đánh giá thấp hơn giá trị thực tế của nó.
- Công ty có thể đang vướng phải một số rắc rối tài chính, chẳng hạn như kinh doanh không tốt hoặc lợi nhuận âm.
- Công ty có biên lợi nhuận thấp cũng như mức độ cạnh tranh so với đối thủ cùng ngành thấp.
- Nhưng nếu chỉ số P/S thấp lại là một tín hiệu tốt để cho các trader thực hiện cơ hội đầu tư của mình.
Nếu như chỉ số P/S trong chứng khoán ghi nhận cao thì:
- Chứng tỏ công ty đang được định giá cao hơn giá trị thực tế.
- Công ty đang tạo ra lợi nhuận tốt và có triển vọng phát triển mạnh trong tương lai.
- Công ty có khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh mạnh hơn đối thủ cùng ngành.
- Tuy nhiên, nếu chỉ số P/S quá cao thì bạn không nên đưa ra quyết định đầu tư vội vàng nhé!
Ứng dụng chỉ số P/S trong chứng khoán
Bạn cần biết là không phải lúc nào chúng ta sử dụng chỉ số P/S trong chứng khoán đều mang lại kết quả tối ưu nhất. Sau đây sẽ là các tình huống nhà đầu tư cần sử dụng chỉ số P/S để phân tích.
Bạn muốn đầu tư vào những ngành có tốc độ tăng trưởng cao
Nếu như bạn muốn vận dụng tốt chỉ số P/S trong trường hợp này thì trader cần phải chú ý đến các tín hiệu như sau:
- Công ty phát hành cổ phiếu phải có tốc độ tăng trưởng ổn định qua nhiều năm. Thậm chí là họ đạt được tăng trưởng khoảng 15 – 20%/ năm hoặc ở mức cao hơn.
- Kèm theo đó chỉ số P/S thấp hơn so với trung bình của tổng ngành hoặc thấp hơn thì đây chính là cơ hội tốt để bạn rót vốn đầu tư.
Bạn muốn định giá các ngành có yếu tố chu kỳ
Trong thị trường chứng khoán sẽ có rất nhiều ngành bị ảnh hưởng bởi yếu tố chu kỳ. Đại loại như cổ phiếu ngành thép, xi măng, đá gạch,…Theo đó biến động cổ phiếu của những mã này sẽ có giai đoạn cực kỳ lớn mạnh. Và nếu bạn kết hợp thêm với chỉ số P/S thì chắc chắn kết quả phân tích sẽ trở nên an toàn hơn rất nhiều.
Bạn muốn đánh giá các công ty có dấu hiệu thua lỗ
Chỉ số P/S trong chứng khoán giúp ích rất nhiều cho trader trong việc phân tích các công ty có dấu hiệu thua lỗ. Trong trường hợp bạn đang nghiên cứu một doanh nghiệp non trẻ startup hoặc một công ty đã có vị thế nhưng bỗng chốc thua lỗ nặng. Khi sử dụng chỉ số P/S so sánh giá trị của doanh nghiệp ở hiện tại và trong quá khứ. Hoặc sử dụng chỉ số P/S so sánh doanh nghiệp đó với các đối thủ cùng ngành. Bạn sẽ biết được mình nên lựa chọn rót vốn vào công ty nào.
Bạn muốn kết hợp biên lợi nhuận gộp để phân tích cổ phiếu
Đặc tính của chỉ số P/S trong chứng khoán chính là so sánh biên lợi nhuận gộp hoặc biên lợi nhuận ròng của một doanh nghiệp quá các giai đoạn nhất định. Với ưu điểm này, người sử dụng hoàn toàn có thể tận dụng nó để đánh giá cho cổ phiếu mà nhà đầu tư đang muốn tìm hiểu.
Kết luận
Mặc dù chỉ số P/S trong chứng khoán rất cần thiết nhưng để đạt được hiệu quả cao hon bạn cần kết hợp nó với một số chỉ số phân tích khác. Chẳng hạn như trader cần xem xét đến điều kiện kinh tế vĩ mô, lạm phát, tình hình nợ của doanh nghiệp,…Từ đấy, độc giả sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về toàn bộ thị trường tài chính nói chung và mã cổ phiếu nói riêng.
Thuvientaichinh hy vọng bài viết này bạn hiểu rõ hơn về chỉ số P/S trong chứng khoán là gì? Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để có được các kiến thức tài chính hữu ích khác bạn nhé!
Bài viết liên quan:
- Hiện này, giao dịch forex ở việt nam có hợp pháp không?
- Các thuật ngữ cơ bản trong forex mà nhà đầu tư phải biết
- Giờ mở phiên giao dịch forex là khi nào?
- Hướng dẫn cách đăng ký tài khoản forex nhanh nhất
- Phân tích biểu đồ forex như thế nào mới hiệu quả?
- Meta trader 4 là gì? Cách sử dụng mt4
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien