Blockchain chính là thành tố quan trọng đã giúp cho thị trường crypto được hình thành và phát triển. Và hiện nay có một thuật ngữ mới liên quan đến blockchain mà các trader cần phải biết, đó chính là Cross-chain Bridge. Nhưng cụ thể hơn thì Cross-chain Bridge là gì? Làm thế nào để các blockchain kết nối với nhau? Đọc ngay bài viết này để tìm hiểu kiến thức bạn nhé!
Cross-chain Bridge là gì?
Cross-chain Bridge được hiểu đơn giản như là cầu nối giúp cho các blockchain khác nhau được kết nối lại với nhau. Hay nói cách khác, Cross-chain Bridge còn được ví như một “người trung gian” cho phép người sử dụng có thể chuyển dịch tài sản, sử dụng hợp đồng thông minh và trao đổi dữ liệu giữa các blockchain độc lập. Chẳng hạn như bạn có thể chuyển giao giữa Ethereum và Polkadot hoặc Polygon và Avalanche.
Tại sao Cross-chain Bridge lại ra đời?
Mặc dù thị trường tiền điện tử phát triển nhưng nó vẫn còn tồn đọng rất nhiều thách thức. Và Cross-chain Bridge ra đời để giải quyết được một số hạn chế đó của thị trường.
Các blockchain của BTC và ETH đã ngày càng nâng cấp cũng như giúp cho chi phí giao dịch trở nên tối ưu hơn. Tuy nhiên, có một vấn đề rất nổi bật là người tham gia không thể nào di chuyển tài sản một cách lưu loát giữa blockchain cũ sang blockchain mới.
Nói một cách dễ hiểu hơn thì chúng ta hãy sử dụng ví dụ sau nhé. Giả định bạn muốn chuyển tài sản từ blockchain của Ethereum sang Polygon nhưng không có sự hỗ trợ của Cross-chain Bridge. Tiến trình này sẽ diễn ra vô cùng phức tạp, cụ thể bạn cần chuyển tài sản sàn CEX sau đó mới rút tiền về Polygon. Điều này vô tình gây mất thời gian, trong khi đó bạn có thể tận dụng Cross-chain Bridge để tối ưu hóa giao dịch của mình.
Cross-chain Bridge có rủi ro hay không?
Đáp án là có bạn nhé, sau đây Thuvientaichinh sẽ nêu ra 2 rủi ro của Cross-chain Bridge mà nhà đầu tư có thể đối mặt.
Đánh cắp tiền của người tham gia
Mối quan ngại lớn nhất của chúng ta chính là lòng tham của những người quản lý các dự án “centralized bridge”. Hiểu được mối quan ngại này của người dùng, hiện nay rất nhiều dự án crypto đã xây dựng nên cơ chế ngăn chặn người quản lý cũng như phát hiện hành vi xấu của họ.
Bị tấn công bởi các hacker
Cross-chain Bridge giúp cho các giao dịch trao đổi giữa blockchain trở nên mượt mà hơn. Và họ đang sử dụng hợp đồng thông minh để quản lý tài sản, dữ liệu trong quá trình trao đổi này. Tuy nhiên smart contract luôn có khả năng bị hacker khai thác.
Chỉ tính riêng năm 2022, đã có đến 4 cuộc tấn công của hacker liên quan đến Cross-chain Bridge. Kể đến các dự án “không may” này là Ronin Network, Wormhole, Nomad và Harmony. Ước tính tổng thiệt hại của 4 cuộc tấn công trên là hơn 1,2 tỷ đô la Mỹ.
Làm thế nào để các blockchain kết nối với nhau?
Để các blockchain được kết nối với nhau, Cross-chain Bridge phải hoạt động thông qua 3 cơ chế quan trọng sau đây:
- Lock and mint: Ở cơ chế này, các token sẽ được khóa trong hợp đồng thông minh ở blockchain A. Sau đó, các token sẽ được wrapped trên nền tảng của blockchain B theo dạng IOU. Và theo hướng ngược lại, các token đã được wrapped trên chain B trước đó sẽ bị “burn coin” để mở khóa cho các token ban đầu bị khóa ở chain A.
- Burn and mint: Cơ chế này sẽ đơn giản hơn một chút bởi vì bạn sẽ thực hiện đốt token ở blockchain A. Tiếp theo đó, các token gốc sẽ được hình thành đúc ở blockchain B.
- Lock and unlock: Cơ chế thứ 3 của Cross-chain Bridge cũng có nhiều nét đặc biệt. Người dùng sẽ khóa tài sản của mình ở blockchain A. Tiếp theo đó, hệ thống sẽ thực hiện mở khóa token native giống nhau từ “hồ chứa” thanh khoản của blockchain B. Với cơ chế thứ 3 này thì nó sẽ khuyến khích chia sẻ lợi nhuận để cùng nhau mở thanh khoản ở cả 2 bên cầu.
Qua lý thuyết trên chắc hẳn các nhà đầu tư cũng đã hiểu được phần nào về cách các blockchain kết nối với nhau. Tiếp theo đó, Thuvientaichinh sẽ nêu ra thêm một ví dụ cụ thể để bạn dễ hình dung nhé!
- Chiều 1: Bạn chuyển tài sản từ blockchain A sang B. Đầu tiên Cross-chain Bridge sẽ khóa tiền điện tử ở A. Tiếp theo đó, “chiếc cầu” này sẽ phát hành Wrapped ở bên B. Như vậy quá trình chuyển giao tài sản từ A đến B đã hoàn thành.
- Chiều 2: Bạn chuyển tài sản từ blockchain B sang A. Theo hướng ngược lại thì cách thức hoạt động của Cross-chain Bridge sẽ khác một xíu. Theo đó, hệ thống sẽ đốt tài sản mà bạn đã Wrapped ở bên B trước đó. Bước cuối cùng là thực hiện mở khóa số tài khoản bạn đã “lock” ở bên A ngay từ ban đầu.
Kết luận
Thông qua bài viết này chắc hẳn bạn cũng đã hiểu được cách blockchain kết nối với nhau cũng như Cross-chain Bridge là gì? Hiện tại có rất nhiều dự án Cross-chain Bridge nổi bật mà bạn có thể tham khảo đến như Multichain, Stargate, Synapse và Celer cBridge. Những dự án này được đánh giá rất cao về sự uy tín cũng như tính hiệu quả trong quá trình chuyển dịch tài sản cũng như dữ liệu.
Hy vọng độc giả đã ghi nhận được các thông tin quan trọng và bổ sung thêm kiến thức cho mình. Chân thành cảm ơn bạn đã đọc bài viết này và Thuvientaichinh hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết sau.
Bài viết liên quan:
- Hướng dẫn cách chơi và kiếm tiền từ thị trường tiền điện tử
- Đầu tư binance là gì? Hướng dẫn cách đầu tư Binance hiệu quả nhất
- Đầu tư binance cần bao nhiêu tiền? Đầu tư crypto bao nhiêu là hợp lý?
- Kinh nghiệm đầu tư coin cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường
- Bitcoin là gì? Top các sàn mua bitcoin uy tín nhất năm 2022
- Ví coin là gì? Hướng dẫn tạo ví coin chi tiết cho người mới
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien