Thu nhập trên mỗi cổ phiếu là một chỉ số quan trọng giúp cho nhà đầu tư có thể tính toán được lợi nhuận thực nhận sau mỗi giao dịch chứng khoán của mình. Bên cạnh đó các nhà đầu tư cũng có thể sử dụng EPS trong chứng khoán để làm tiêu chí đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Một phép so sánh ví von nếu như thu nhập ròng giúp cho nhà đầu tư biết được toàn bộ “chiếc bánh” lợi nhuận của doanh nghiệp. Thì thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ giúp cho nhà đầu tư biết được “miếng bánh” mà bạn sẽ có.
Tìm hiểu EPS trong chứng khoán là gì?
EPS trong chứng khoán được viết tắt từ thuật ngữ Earnings Per Share, tức nghĩa là phần lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phiếu. Hay nói cách khác là phần lợi nhuận mà công ty chi cho tổng số cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường chứng khoán của công ty đó.
Bên cạnh đó, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu được các chuyên gia kinh tế cũng như nhà đầu tư sử dụng rộng rãi vì khả năng đánh giá mức độ sinh lời của doanh nghiệp. Hiện chỉ số này được báo cáo theo hai loại là thu nhập cơ bản trên cổ phần và thu nhập trên cổ phần pha loãng.
Nếu như EPS trong chứng khoán của một công ty càng cao thì chứng tỏ nó càng được coi là có lợi nhuận.
Ví dụ như một công ty đang có 1.000.000 cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường chứng khoán. Trong đó, tổng lợi nhuận sau thuế tương ứng là 1.000.000 USD. Điều này đồng nghĩa là EPS trong chứng khoán bằng 1 USD. Hay nói cách khác thu nhập trên mỗi cổ phiếu là 1 USD.
Đặc điểm của EPS trong chứng khoán
Để hiểu rõ hơn về thu nhập trên mỗi cổ phiếu, chúng ta cần phải biết qua đặc điểm của EPS là gì? Cụ thể như sau:
- Nếu EPS trong chứng khoán càng cao thì càng có lợi nhuận, ngược lại EPS trong chứng khoán càng thấp thì lợi nhuận được coi là chưa hiệu quả.
- EPS trong chứng khoán chính là con số được ước tính từ lợi nhuận ròng của một công ty chia cho tổng số cổ phiếu đang được lưu hành.
- Thông qua thu nhập trên mỗi cổ phiếu các nhà đầu tư sẽ biết được công ty đó đang kiếm được bao nhiêu tiền từ cổ phiếu mà mình phát hành. Từ đó, nhà giao dịch sẽ đánh giá được giá trị hoạt động của doanh nghiệp một cách tối ưu nhất.
- Trường hợp EPS trong chứng khoán cao hơn thì chứng tỏ cổ phiếu đó đang thu hút được nhiều nhà đầu tư đổ tiền vào. Vì tâm lý là họ nghĩ công ty đang có lợi nhuận cao hơn giá cổ phiếu hiện hành.
- EPS trong chứng khoán có rất nhiều hình thức trình bày khác nhau. Chẳng hạn như một số công ty sẽ loại bỏ đi yếu tố khoản mục bất thường, hoạt động ngừng hoạt động,…
Công thức tính EPS trong chứng khoán
Công thức tính EPS = thu nhập ròng / số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Trong đó, số lượng cổ phiếu đang lưu hành sẽ bao gồm tổng những cổ phiếu được sở hữu bởi nhà đầu tư (công chúng) và cổ phiếu bị hạn chế bởi các cán bộ, giám đốc của công ty hoặc những cá nhân có mối quan hệ mật thiết với công ty.
Vậy là thế nào để các nhà đầu tư biết được dữ liệu số lượng cổ phiếu đang lưu hành của một công ty ở đâu? Rất đơn giản bạn chỉ cần tìm đến bảng cân đối kế toán, bảng thông tin này chứa tất cả những dữ liệu quan trọng bao gồm cả số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Bên cạnh đó, để việc tính toán thu nhập trên mỗi cổ phiếu đúng nhất thì bạn nên sử dụng số lượng cổ phiếu phổ thông bình quân gia quyền trong thời hạn báo cáo. Bởi vì số lượng cổ phiếu có thể bị thay đổi theo từng kỳ.
EPS trong chứng khoán “tốt” khi nào?
Một EPS trong chứng khoán được xem là tốt khi nó được quyết định bởi rất nhiều yếu tố liên quan. Chẳng hạn như hoạt động của công ty, hoạt động của đối thủ cạnh tranh và những kỳ vọng của nhà đầu tư đối với cổ phiếu của doanh công ty đó.
Chẳng hạn như một công ty có dữ liệu báo cáo EPS trong chứng khoán tăng dần, nhưng giá của cổ phiếu có thể giảm nếu như sự kỳ vọng của nhà đầu tư là ở một con số cao hơn. Hoặc ngược lại, giá cổ phiếu sẽ tăng lên nếu như nhà đầu tư mong đợi một kết quả thậm chí còn tồi tệ hơn.
Để biết được EPS bao nhiêu là tốt thì chúng ta sẽ cùng phân tích một ví dụ cụ thể sau đây nhé. Một công ty có cổ phiếu đang được niêm yết trên 3 sàn UPCOM, HNX, VN-INDEX. Lúc này đây mệnh giá của cổ phiếu đang ở mức 10.000 VNĐ và tất cả các doanh nghiệp khác cũng có mức mệnh giá chung như vậy (giả sử).
Thì lúc này đây, doanh nghiệp đó phải có mức chỉ số EPS tối thiểu >1.000VNĐ hoặc > 1.500VNĐ. Nếu như chỉ số này được giữ hoặc tăng liên tục qua nhiều kỳ thì chứng tỏ công ty đó đang kinh doanh có hiệu quả.
Thông qua ví dụ này chúng ta nhận thấy rằng việc phân tích và so sánh các số liệu là cực kỳ hữu ích đối với các nhà đầu tư. Vì từ đó bạn có thể nhận biết được tốc độ phát triển cũng như triển vọng kinh doanh của công ty theo từng khoảng thời gian nhất định.
Bài viết liên quan:
- Đường Trendline là gì? Cách xác định đường trendline?
- Đường ema trong forex có thực sự hữu ích như chúng ta nghĩ
- Bid và Ask là gì? Mối quan hệ giữa Bid & Ask trong forex
- Cách giao dịch với mô hình búa ngược
- 5 phút áp dụng đường moving average
- Phân tích kỹ thuật forex? Các chỉ báo được áp dụng
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien