Nhiều nhà đầu tư lo ngại về mã cổ phiếu mình đang giao dịch nhưng lại bị đưa vào diện cảnh báo. Vậy động thái ngay lúc này của trader là nên bán luôn tài sản hay không? Nhưng nếu phân tích kỹ chúng ta sẽ thấy được rằng các mã cổ phiếu ấy không đến nổi là quá quan ngại. Vậy khi nào cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo? Bạn hãy đọc ngay bài viết này để tìm đáp án cho mình nhé!
Cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo là gì?
Cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo là khi mã chứng khoán ấy cơ quan chứng khoán liệt kê vào danh sách cần quan sát cũng như theo dõi tình hình hoạt động của các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu.
Đặc biệt quy định về cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo cũng đã được liệt kê vào khoản 1, Điều 22 Quy chế niêm yết chứng khoán tại HOSE. Chính vì vậy, các nhà đầu tư cần phải theo dõi những thông tin bên dưới đây để đánh giá tối ưu triển vọng mã cổ phiếu mà mình chuẩn bị giao dịch nhé!
Khi nào cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo?
Có rất nhiều trường hợp cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo. Bạn cần phải biết đến những kiến thức quan trọng sau đây:
- Đối với cổ phiếu vốn góp điều lệ của công ty phát hành cổ phiếu xuống thấp hơn 30 tỷ thì đây là một hồi chuông báo động. Còn đối với trái phiếu thì vốn góp điều lệ của công ty chỉ cần thấp hơn 10 tỷ là đã bị đưa vào diện cảnh báo.
- Hoạt động của công ty phát hành cổ phiếu bị tạm dừng từ 3 tháng trở lên cũng là yếu tố làm cho các mã cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo.
- Mã cổ phiếu không ghi nhận bất kỳ giao dịch mua bán nào trong vòng 6 tháng gần nhất.
- Dựa theo báo cáo tài chính với lợi nhuận sau thuế của năm gần nhất là con số âm. Riêng nếu như công ty bị kiểm soát là công ty kế toán có các đơn vị kế toán cấp trên trực thuộc thì cơ quan chứng khoán sẽ dựa vào báo cáo tài chính tổng hợp.
- Nếu như cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo thuộc công ty tổng quản thì có công ty con thì cơ quan chứng khoán sẽ xem xét đến lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ. Thông tin này sẽ được ghi rõ ràng trên báo cáo tài chính tổng hợp.
- Đặc biệt các nhà đầu tư cần lưu ý thêm đến lợi nhuận sau thuế chưa được xác lập trên bảng báo cáo tài chính năm. Nếu như con số này là âm thì cổ phiếu cũng sẽ bị đưa vào diện cảnh báo. Ngoài ra, nếu công ty đang thất thủ là công ty kế toán hoặc công ty có công ty con, bạn sẽ cần xem xét đến báo cáo tài chính tổng hợp và báo cáo tài chính hợp nhất.
- Công ty phát hành cổ phiếu nộp báo cáo tài chính quá hạn 15 ngày so với ngày sở giao dịch chứng khoán quy định thì mã cổ phiếu cũng sẽ nằm trong vùng “không an toàn”. Ngay lập tức công ty lẫn cổ phiếu sẽ bị cơ quan chứng khoán kiểm soát cũng như truy cứu nguyên nhân rõ ràng.
- Công ty phát hành cổ phiếu công bố thông tin về cổ phiếu hơn 4 lần/năm thì cũng bị đưa vào diện cảnh báo.
- Một số trường hợp ngoại lệ khi sở giao dịch chứng khoán phân tích và thấy được sự cần thiết để bảo vệ nhà đầu tư. Họ sẽ thông qua sự chấp thuận của ủy ban chứng khoán mà đưa ra các mã cổ phiếu có khả năng bị liệt kê vào diện cảnh báo.
- Với những công ty niêm yết cổ phiếu mà đã bị đưa vào diện cảnh báo thì bắt buộc phải trình bày lý do đúng theo quy định. Không những thế các công ty cũng phải đưa ra giải pháp khắc phục hành động của mình.
Các mã cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo năm 2022
Năm 2022 phải nói là năm biến động nhất của nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Dựa theo thông tin ghi nhận được từ sở giao dịch chứng khoán TP.HCM thì sàn HoSE đã có hơn 32 mã cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo trong năm nay.
Hầu như các mã cổ phiếu này đều thuộc công ty phát hành có kết quả kinh doanh âm, thua lỗ. Kể đến một vài mã cổ phiếu nổi bật như SJF, UDC, FDG, HVN, VNS, DAH, SMA, SII, DTA,…
Riêng đối với mã cổ phiếu TDH thì nó đã bị đưa vào diện cảnh báo kể từ tháng 4. Do có thông tin cho rằng công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức có liên quan đến vấn đề truy thu thuế và gây ra hậu quả lớn đến tình hình kinh doanh cũng như tài chính. Lúc này đây, sàn giao dịch HoSE cảm thấy việc đưa cổ phiếu vào diện cảnh báo là hành động bảo vệ các nhà đầu tư Việt Nam. Dưới sự chấp thuận của Ủy ban chứng khoán thì HoSE đã thực hiện được điều này.
Ngoài ra, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều mã cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo nhiều năm liền. Nguyên nhân là họ chưa đưa ra được giải pháp để khắc phục lý do tại sao mã cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát của cơ quan chứng khoán. 3 cái tên “ảm đạm” nhất bao gồm HAS bị cảnh báo từ năm 2013, JVC bị cảnh báo từ năm 2017 và HID bị cảnh báo từ năm 2018.
Kết luận
Qua những thông tin quan trọng trên bạn sẽ nhận biết được tính minh bạch của mã cổ phiếu mà mình chuẩn bị giao dịch. Không những thế, bạn cũng sẽ thận trọng hơn trong quá trình phát triển danh mục đầu tư. Theo quan điểm của riêng admin thì để hạn chế rủi ro bạn không nên mua vào cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo.
Còn bạn thì sao? Quan điểm của các nhà đầu tư về cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo là như thế nào? Hãy comment ngay trong bài viết này để cùng chia sẻ ý kiến với chúng tôi nhé!
Bài viết liên quan:
- Bảng xếp hạng những sàn giao dịch Forex uy tín tốt nhất
- Tìm hiểu chi tiết về thị trường giao dịch Forex ở Việt Nam
- Các thuật ngữ Forex mà nhà đầu tư thường dùng nhất
- Forex là gì? Tìm hiểu về cách hoạt động của thị trường giao dịch ngoại hối Forex?
- 3 loại biểu đồ Forex. Hướng dẫn cách đọc từng loại biểu đồ
- Bảng tổng hợp ghi nhớ cho các mô hình biểu đồ Forex
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien