Khớp lệnh là thuật ngữ mà bất kỳ nhà đầu tư mới nào cũng cần phải tìm hiểu. Xoay quanh vấn đề khớp lệnh vẫn còn nhiều kiến thức cần trader khám phá. Ngay sau đây Thuvientaichinh sẽ giới thiệu đến bạn khớp lệnh là gì? Khớp lệnh được thực hiện như thế nào? Xem ngay nhé!
Khớp lệnh là gì?
Khi bên mua và bên bán hoàn thiện xong thỏa thuận trên bảng điện tử chứng khoán thì lệnh của 2 bên đã được khớp với nhau. Từ đó sinh ra thuật ngữ “khớp lệnh”. Cụ thể hơn, lệnh của cả 2 sẽ được ghép với nhau theo một mức giá nhất định và tất nhiên phải tuân thủ theo các nguyên tắc của thị trường, mức giá này được gọi là giá khớp lệnh.
Nguyên tắc của khớp lệnh
Nguyên tắc của khớp lệnh sẽ dụa trên giá và thời gian thực tại của thị trường chứng khoán. Cụ thể như sau:
- Đối với lệnh mua thì mức giá nào cao hơn sẽ được nhận được “đặc quyền” thực hiện lệnh trước. Ngược lại với lệnh bán thì mức giá nào thấp hơn sẽ được ưu tiên thực hiện lệnh.
- Trong trường hợp mức giá giữa người mua và người bán khớp nhau thì lệnh nào được nhập vào thị trường trước thì sẽ được ưu tiên.
Phân loại các hình thức khớp lệnh
Trên thị trường chứng khoán hiện nay đang tồn tại 2 hình thức khớp lệnh, bao gồm khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục. Để giao dịch hiệu quả hơn bạn cần phải biết được đặc điểm của từng loại lệnh này.
Khớp lệnh định kỳ
- Đúng như tên gọi của nó khớp lệnh định kỳ chính là lệnh được thực hiện khi giá mua và giá bán khớp nhau tại một thời điểm nhất định.
- Nguyên tắc của khớp lệnh định kỳ chính là dựa vào mức giá có chỉ số lớn nhất. Theo đó lần khớp lệnh đầu tiên sẽ dựa vào mức giá bằng hoặc bằng mức giá đã định. Hoặc còn nhiều trường hợp mức giá khác vẫn đáp ứng được nguyên tắc hoạt động trên thì nó sẽ lấy mức giá cao hơn.
- Với khớp lệnh định kỳ thì sẽ có lệnh giới hạn LO và lệnh ATC/ATO được thực hiện trong giao dịch.
Thực tế trong hệ thống giao dịch chứng khoán có rất nhiều lệnh khác nhau. Chình vì vậy để đảm bảo tính công bằng thì hệ thống sẽ tính tổng lệnh mua và tổng lệnh bán. Sau đó nó sẽ tính thứ tự ưu tiên khớp lệnh dựa vào mức giá trước sau đó mới đến thời gian.
Thêm một nguyên tắc nữa là lệnh ATO và lệnh ATC sẽ được ưa tiên thực hiện vì ý nghĩa của nó chính là trader đã sẵn sàng giao dịch với một mức giá bất kỳ. Đối với những lệnh nào không được khớp thì hệ thống sẽ động hủy.
Ví dụ về khớp lệnh định kỳ: Dựa theo bảng dữ liệu bên dưới đây bạn thấy được rằng các nhà đầu tư A, B, C, D, E, F, G, H có mức giá và khối lượng khác nhau. Tuy nhiên với mức giá 101.000 đồng sẽ có khối lượng khớp lệnh cao nhất với 5.000 cổ phiếu. Như vậy mức giá 101.000 đồng sẽ được chọn là mức giá khớp lệnh định kỳ.
Khớp lệnh liên tục
- Khớp lệnh liên tục hoàn toàn khác với khớp lệnh định kỳ vì nó sẽ dựa vào lệnh được nhập vào trong hệ thống chứng khoán.
- Nguyên tắc khớp lệnh liên tục sẽ có nhiều phạm trù ưu tiên hơn khớp lệnh định kỳ. Cụ thể nó sẽ dựa vào ưu tiên về giá, về thời gian, về khách hàng và về khối lượng.
- Với khớp lệnh liên tục thì sẽ có lệnh LO và lệnh MP được thực hiện trong giao dịch.
Nhằm giúp cho nhà đầu tư hiểu rõ hơn về khớp lệnh được thực hiện như thế nào. Sau đây Thuvientaichinh sẽ chia sẻ từng nguyên tắc thực hiện ưu tiên để bạn nắm và tối ưu chiến lược của mình nhé.
Nguyên tắc ưu tiên giá:
- Lệnh mua có mức giá cao hơn sẽ được “thiên vị” thực hiện trước.
- Lệnh bán có mức giá thấp hơn sẽ được “ưu ái” thực hiện trước.
Nguyên tắc ưu tiên thời gian:
- Nếu như mức giá của bạn đã khớp thì lệnh nào được nhập trước vào hệ thống sẽ được khớp lệnh trước.
Nguyên tắc ưu tiên khách hàng:
- Trong trường hợp giá và thời gian của bạn đều cùng mức nhưng đối với khách hàng cá nhân sẽ được ưu tiên khớp lệnh hơn là khách hàng thuộc tổ chức, công ty.
Nguyên tắc ưu tiên khối lượng:
- Nếu như cả 3 trường hợp trên đều trùng nhau thì ngay lúc này đây hệ thống chứng khoán sẽ ưu tiên khối lượng. Cụ thể hơn là nó sẽ dựa vào lệnh nào có khối lượng lớn hơn thì sẽ được ưu tiên.
Kết luận
Trên đây là tất cả thông tin Thuvientaichinh muốn chia sẻ đến các nhà đầu tư đang thắc mắc về khớp lệnh là gì? Khớp lệnh được thực hiện như thế nào? Một khi bạn đã hiểu được các nguyên tắc này thì nhà đầu tư hoàn toàn có thể thực hiện chiến lược mua bán một cách phù hợp nhất.
Mong rằng qua bài viết này các nhà đầu tư đã có thêm được nhiều kiến thức hữu ích áp dụng trong công cuộc đầu tư của mình. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay đừng ngần ngại chia sẻ đến bạn bè của mình nhé. Hoặc bạn cũng có thể join vào group đầu tư của chúng tôi để cùng thảo luận về vấn đề đầu tư tài chính.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết! Thuvientaichinh chúc bạn thành công và gặp nhiều may mắn!
Bài viết liên quan:
- Meta trader 4 là gì? Tìm hiểu từ A-Z?
- Hướng dẫn sử dụng mt5 cho người mới bắt đầu?
- Hướng dẫn cách vẽ đường trendline hiệu quả nhất?
- Đường ema là gì? Hướng dẫn cách vẽ đường ema trong forex?
- Giá bid là gì? Tìm hiểu từ A-Z?
- Nến inverted hammer là gì? Cách sử dụng nến inverted hammer như thế nào?
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien