Liquidity Pool giúp cho thị trường tiền điện tử giải quyết được vấn đề thanh khoản. Từ đó thị trường sẽ được lưu thông một cách trơn tru hơn cũng như tối ưu hóa giao dịch cho những người tham gia. Vậy Liquidity Pool là gì? Bể thanh khoản hoạt động như thế nào? Cùng Thuvientaichinh tìm hiểu về Liquidity Pool rõ hơn qua bài viết này nhé!
Liquidity Pool là gì?
Liquidity Pool chính là bể thanh khoản trong thị trường tiền điện tử, nó như một hồ chứa các đồng tiền mã hóa bị khóa trong smart contract. Thêm vào đó, bể thanh khoản còn tạo điều kiện cho các tiền điện tử được giao dịch mua bán tốt hơn giữa các sàn giao dịch. Không chỉ thế các giao thức cho vay và đi vay cũng được diễn ra thuận tiện hơn từ Liquidity Pool.
Đặc biệt với sự phát triển của các dự án DeFi hiện nay, Liquidity Pool chính là thế mạnh phía sau thúc đẩy cho DeFi. Theo đó, các tài sản sẽ được di chuyển một cách tự động, công bằng và không cần phải thông qua bất kỳ đơn vị nào khác.
Tại sao Liquidity Pool quan trọng với thị trường tiền điện tử?
Trước đây tính thanh khoản của thị trường tiền điện tử bị ảnh hưởng rất lớn bởi nhiều yếu tố như sàn CEX hay thị trường tài chính truyền thống. Không chỉ thế, tính thanh khoản chỉ tập trung ở những loại tiền tệ lớn, lâu năm như BTC hay ETH. Chính vì lý do này mà tính thanh khoản không được cao nên dẫn đến vấn đề khó mua khó bán.
Nhận thấy được khuyết điểm của thị trường tiền điện tử kể trên, Liquidity Pool đã được các nhà phát triển cho ra đời. Ý tưởng của Liquidity Pool chính là khuyến khích các nhà đầu tư tham gia cung cấp thanh khoản cho thị trường. Đổi lại họ sẽ nhận được một phần thưởng tương xứng hơn, có thể là một phần chi phí giao dịch.
Với một số giao thức đặc biệt như Uniswap, Sushiswap,… các lệnh mua/bán của trader không nhất thiết phải khớp nhau như các sàn “Order Book”. Theo đó, người tham gia chỉ cần cung cấp thanh khoản thông qua hợp đồng thông minh là có thể trao đổi token qua lại với trader khác một cách dễ dàng.
Bể thanh khoản hoạt động như thế nào?
Để bể thanh khoản được hoạt động thì tất nhiên không thể nào không kể đến công sức của những người cung cấp thanh khoản hay còn được gọi là Liquidity Provider. Và tất nhiên để môi trường giao dịch được tốt hơn, càng có nhiều Liquidity Provider càng tốt. Đây là lý do tại sao những người cung cấp thanh khoản cho bể thanh khoản luôn nhận về các phần thưởng hấp dẫn.
Hiểu một cách đơn giản hơn khi bạn cung cấp Liquidity vào các Pool thì sẽ nhận về LP token. Ưu điểm của LP token chính là đại diện cho cổ phần của người tham gia trong bể thanh khoản. Các LP token này có tính ứng dụng cao trong toàn bộ hệ sinh thái DeFi với nhiều chức năng khác nhau.
Liquidity Pool còn có khả năng hoạt động trong một môi trường đặc biệt khác, đó chính là thị trường tự động AMM. Nếu như giao dịch mua bán xảy ra thì trong bể thanh khoản sẽ được giữ lại một phần chi phí giao dịch. Sau đó nguồn kinh phí này sẽ được phân bổ đều theo tỷ lệ cho những người tham gia trong bể thanh khoản.
Rủi ro của Liquidity Pool (bể thanh khoản)
Tất cả những gì tồn tại trên thị trường tiền điện tử đều tồn tại hai mặt tích cực và tiêu cực. Đối với Liquidity Pool, bể thanh khoản luôn tìm ẩn nhiều rủi ro mà nhà đầu tư chưa hề dự phòng đến. Bên cạnh các rủi ro thông thường như lỗi hợp đồng thông minh, khả năng bảo mật và rủi ro hệ thống. Liquidity Pool còn tồn tại 2 vấn đề lớn nhất, đó chính là lỗ tạm thời và hack bể thanh khoản.
Với lỗ tạm thời, đây chắc hẳn là một khái niệm với các Newbie. Đặc biệt với những bạn nào đang tìm hiểu thông tin về bể thanh khoản trong thị trường tự động (AMM). Hiểu một cách đơn giản hơn thì khoản lỗ này sẽ được quy đổi thành USD khi thêm thanh khoản vào AMM so với việc chỉ lưu trữ dữ liệu một cách bình thường.
Thêm một yếu tố khác bạn cần chú ý khi tham gia vào bể thanh khoản chính là hợp đồng thông minh. Nếu như bạn đồng ý tham gia, các nhà đầu tư phải tuân thủ điều kiện là gửi tiền vào hợp đồng thông minh. Nếu về mặt lý thuyết thì tiền của bạn sẽ do hợp đồng thông minh quản lý và không cần thông qua bất kỳ ai. Tuy nhiên chúng ta không thể nào lường trước được vấn đề. Nếu như smart contract xảy ra lỗi hoặc một số hình thức khai thác, tấn công hợp đồng thông qua vay nhanh, tiền của bạn có thể bị mất vĩnh viễn.
Lưu ý, nhà đầu tư cần đặc biệt chú tâm đến những dự án nào mà đội ngũ phát triển có khả năng thay đổi đột ngột quy tắc quản lý các bể thanh khoản. Đó có thể là một trò lừa đảo. Vì họ có quyền được quy cập vào hợp đồng thông minh và rút sạch thanh khoản của dự án. Như vậy bạn sẽ mất toàn bộ vốn đầu tư.
Kết luận
Với những thông tin trên, Thuvientaichinh hy vọng bạn đã hiểu được kiến thức quan trọng về bể thanh khoản (Liquidity Pool). Hãy đăng ký và tham gia các nhóm, channel của Thuvientaichinh để được thảo luận cùng các admin và nhiều member khác trong cộng đồng nhé!
Bài viết liên quan:
- Đầu tư Bitcoin dài hạn là gì? Kinh nghiệm hold coin hiệu quả
- Sàn giao dịch Gate.io review: cách đăng ký, xác minh tài khoản
- Coin nền tảng là gì? Nên đầu tư coin nền tảng nào tiềm năng?
- Cách chơi Margin trên Binance, tất cả những gì bạn cần biết
- Hướng dẫn cách đầu tư tiền điện tử vô cùng thú vị
- Đầu tư binance là gì? Hướng dẫn cách đầu tư hiệu quả
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien