Hôm nay chúng ta sẽ cùng khám phá nền kinh tế New Zealand có ảnh hưởng gì đến toàn cầu trong bài viết dưới đây nhé. Có thể nói đây là một đất nước quá tuyệt vời về du lịch cũng như nền kinh tế New Zealand rất phát triển và nhiều người biết đến.
Khám phá thông tin về New Zealand
New Zealand có vị trí nằm ở phía Tây Nam thuộc khu vực Thái Bình Dương. Và đất nước này được hình thành từ 2 hòn đảo chính (Đảo Bắc và Đảo Nam) và khoảng 600 đảo nhỏ vùng lân cận.
Đồng thời New Zealand được đánh giá là đáng sống nhất và nằm sát kề với Úc.
Tiếp giáp | Úc, Fiji, Tonga |
Diện tích | 104.483 dặm vuông |
Dân số | 4.537.081 (thứ 123) |
Mật độ | 42,7 người/dặm vuông |
Thủ đô | Wellington |
Nguyên thủ quốc gia | Nữ vương Elizabeth II |
Người đứng đầu Chính phủ | Jacinda Ardern |
Tiền tệ | Đô la New Zealand (New Zealand) |
Đối tác nhập khẩu | Trung Quốc 16,4%, Úc 15,2%, Mỹ 9,3%, Nhật Bản 6,5%, Singapore 4,8%, Đức 4,4% |
Đối tác xuất khẩu | Nhật Bản 7%, Mỹ 9%, Trung Quốc 15%, Úc 21,1% |
Múi giờ | GMT +12 |
Tổng quan nền kinh tế New Zealand
New Zealand có số lượng dân không quá đông như những quốc gia khác, do đó GDP cũng khá nhỏ. Trong năm 2011, GDP của nước này có giá trị 123 tỷ USD, đứng thứ 65 trong số các nền kinh tế thế giới.
Nhưng các nhà giao dịch không nên đánh giá thấp quốc gia này vì hầu hết kinh tế của họ đều tập trung vào thương mại, chủ yếu với Australia, Nhật Bản, và Mỹ. Bên cạnh đó, nền kinh tế New Zealand còn chiếm phần quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu với quặng, kim loại và lông.
Ngoài ra, nền kinh tế New Zealand hoạt động chính dựa vào nông nghiệp và du lịch, cho nên họ sẽ nhập khẩu một lượng lớn hàng hóa từ nước khác như máy móc, thiết bị, phương tiện, và các sản phẩm điện tử.
Chính sách tài chính và tiền tệ của New Zealand
Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) là Ngân hàng Trung ương của New Zealand. Đây là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý chính sách tiền tệ – tài chính của đất nước này.
RBNZ đảm nhận vai trò duy trì sự ổn định giá cả, đáp ứng nhu cầu tiền tệ của công chúng, thiết lập lãi suất, giám sát sản lượng và tỷ giá hối đoái.
Do đó, RBNZ phải đảm bảo rằng lạm phát hàng năm phải đáp ứng đúng mục tiêu mà họ đề ra ở mức 1,5%. Thậm chí, RBNZ còn xây dựng một hệ thống công cụ để quản lý chính sách tiền tệ của mình:
- Thống đốc RBNZ sẽ thiết lập lãi suất tiền mặt chính thức (OCR) để gây ảnh hưởng đến lãi suất trong một khoảng thời gian ngắn hạn.
- Ngân hàng Trung ương sẽ kiểm soát mức lãi suất đối với cá nhân và doanh nghiệp. Thông qua hình thức cho vay 25 điểm cơ bản trên lãi suất này và đi vay ở 25 điểm cơ bản dưới OCR đối với ngân hàng thương mại.
- Nhằm đáp ứng nhu cầu tiền mặt hay lượng tiền dự trữ của các ngân hàng thương mại nên RBNZ đã xây dựng thị trường mở.
Những điều cần biết về đô la New Zealand NZD
- Đồng đô la New Zealand NZD có mối liên kết chặt chẽ đối với hàng hóa sản xuất trong nước. Đặc trưng này được hình thành do New Zealand là đất nước có nền kinh tế chuyên về xuất khẩu và nông nghiệp. Do đó những biến động về đồng NZD đều chịu ảnh hưởng bởi yếu tố này.
- Đồng NZA có mối tương quan với đồng AUD: Có thể nói New Zealand là đất nước liền kề với Úc, cũng như 2 quốc gia này là đối tác lớn với nhau. Do đó hiệu quả kinh tế của Úc có tác động rất lớn đến New Zealand.
- Đồng đô la New Zealand NZD được rất nhiều nhà giao dịch sử dụng để trading theo hướng chênh lệch lãi suất. Vì chúng hưởng mức lãi suất cao hơn cả những nền kinh tế Nhật Bản, Anh, Mỹ.
- Tính thanh khoản của đồng NZD còn nhiều hạn chế: Do dân cư ít nên đất nước này luôn muốn gia tăng tính thanh khoản của đồng NZD. Cụ thể, nếu dân số tăng, nhu cầu về mọi thứ đều tăng lên đặc biệt là việc sở hữu đồng NZD.
- Tin tức thời tiết cũng ảnh hưởng đến đồng NZD: Nền kinh tế New Zealand hoạt động dựa vào nông nghiệp. Cũng có nghĩa là điều kiện thời tiết khắc nghiệt kéo theo nông nghiệp và nền kinh tế New Zealand bị ảnh hưởng.
Những chỉ số quan trọng của nền kinh tế New Zealand
- GDP – Tổng sản phẩm quốc nội: Hầu hết GDP của quốc gia trên thế giới đều quan trọng đối với nền kinh tế nước nhà. Chỉ số này được sử dụng để phục vụ như một thước đo hiệu suất của nền kinh tế New Zealand.
- CPI – Chỉ số giá tiêu dùng: Đây là chỉ số thể hiện yếu tố lạm phát của một đất nước. Đối với New Zealand thì chỉ số này được sự giám sát chặt chẽ của RBNZ.
- Cán cân thương mại: Các nhà giao dịch hãy chú trọng đến chỉ số này khi trading với đồng NZD nhé vì nền kinh tế New Zealand hoạt động hầu hết dựa vào xuất khẩu.
Các yếu tố làm biến động đồng NZD
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Nếu GDP tăng trưởng mạnh thì chứng tỏ nền kinh tế New Zealand đang phát triển mạnh. Từ đó thúc đẩy nhiều nhu cầu đầu tư và sử dụng tiền tệ NZD.
- Yếu tố xuất khẩu: Nếu quá trình xuất khẩu của New Zealand diễn ra liên tục và thường xuyên thì tức nghĩa người dùng trên toàn cầu đang muốn sử dụng sản phẩm của quốc gia này. Từ đó, giá cả hàng hóa tăng, NZD tăng và GDP tăng.
Khám giá chiến thuật giao dịch đồng NZD
Khi xem xét đến cặp tiền tệ NZD/USD thì chúng ta cần phân tích chúng ở cả hai khía cạnh. Nếu vị thế 100.000 đơn vị NZD/USD thì mỗi chuyển động pip = 10 USD. Và nếu vị thế 10.000 NZD/USD thì mỗi chuyển động pip = 1 USD.
Vậy chiến thuật giao dịch đồng NZD là gì? Đây là câu hỏi của rất nhiều nhà giao dịch khi thực hiện trading với cặp tiền tệ NZD/USD.
Các nhà giao dịch cần lưu ý đến những báo cáo dữ liệu nền kinh tế New Zealand. Vì đây là những tín hiệu tích cực để các nhà giao dịch tiến hành mua cặp tiền NZD/USD.
Và trường hợp ngược lại, nếu báo cáo dữ liệu nền kinh tế New Zealand xấu đi thì các nhà giao dịch hãy bán cặp tiền NZD/USD.
Bên cạnh đó, nhà giao dịch nên xem xét về giá hàng hóa vì chúng sẽ tác động gián tiếp đến hành động giá của cặp tiền tệ NZD/USD.
Tuy nhiên, nếu thị trường biến động mạnh và tâm lý thị trường của nhà giao dịch lo sợ. Khi đó họ sẽ tiến hàng rời khỏi đồng NZD và tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn như USD.
Các bài viết liên quan:
- Đầu tư ngoại hối sàn forex là gì ? Tìm hiểu và hướng dẫn cách đầu tư?
- Ngoại hối Forex là gì ? Có nên đầu tư vào sàn Forex không?
- Xếp hạng các sàn giao dịch Forex uy tín tốt nhất hiện nay
- Swap là gì? Tìm hiểu phí qua đêm trong giao dịch Forex
- Ý nghĩa và cách sử dụng chính xác các loại lệnh trong forex
- Phòng tránh Margin Call trong Forex hiệu quả
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien