Cách vận hành của thị trường chứng khoán đang được lý giải theo rất nhiều lý thuyết. Trong đó, lý thuyết Dow là “cái nôi” mà rất nhiều nhà đầu tư quan tâm đến. Bởi vì nó có thể giúp cho nhà đầu tư nắm bắt được những gì đang diễn ra. Từ đó, tìm cho mình một cơ hội đầu tư tốt nhất. Trong nội dung sau đây, Thuvientaichinh sẽ giới thiệu đến bạn lý thuyết Dow là gì? & 12 Nguyên lý trong lý thuyết Dow. Mời bạn đọc qua.
Lý thuyết Dow là gì?
Lý thuyết Dow liên quan đến phân tích kỹ thuật trong thị trường tài chính nói chung. Nhưng nó được áp dụng nhiều trong thị trường chứng khoán. Theo đó, nó như một nền tảng một nền móng để cho người sử dụng có thể nghiên cứu thị trường. Và cũng thông qua kiến thức nhập môn này mà các nhà đầu tư có thể dễ dàng phân biệt cũng như nắm bắt lý thuyết của nhiều nền tảng khác.
12 Nguyên lý trong lý thuyết Dow
Khi nhà đầu tư đã thực hiện nghiên cứu lý thuyết Dow thì cần phải nắm bắt qua 12 nguyên lý quan trọng bên dưới đây. 12 Nguyên lý này như một kho tàng mà Charles. H. Dow đã xây dựng nên để làm thước đo cho thị trường.
Nguyên lý 1: Chỉ số bình quân thị trường phản ánh tất cả
Trên thị trường tài chính nói chung và chứng khoán nói riêng thì tất cả hành động của nhà đầu tư đều có một sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Từ những người chưa biết gì về thị trường chứng khoán, cho đến những nhà giao dịch dày dặn kinh nghiệm. Tất cả những hành động này đều sẽ tác động và phản ánh lên tốc độ cung cầu của toàn thị trường chung.
Ngay cả ngoài tác nhân con người, như thiên tai hay dịch bệnh, những trạng thái này sẽ tác động trực tiếp đến giá cổ phiếu. Từ đó gây ra các biến động bất ngờ trên thị trường chứng khoán.
Nguyên lý 2: 3 xu thế của thị trường
Giá cổ phiếu dao động sẽ tạo nên những xu thế quan trọng trên thị trường. Trong đó,
- Xu thế cấp 1 là xu thế quan trọng nhất và cơ bản nhất. Bởi vì những biến động tăng giảm của thị trường sẽ kéo dài liên tục trong một thời gian dài. Thường sẽ từ 1 năm đến nhiều năm. Từ đó, giá cổ phiếu cũng sẽ có sự dịch chuyển quanh vùng 20%.
- Xu thế cấp 1 có thể sẽ nghịch đảo chiều và tạo thành xu thế cấp 2 hay còn được gọi là phản ứng với thị trường. Xu thế cấp 2 chỉ xuất hiện khi xu thế cấp 1 kết thúc và thường nó chỉ có những tác động nhỏ mà thôi.
Nguyên lý 3: Xu thế cấp 1
Sau đây chúng ta sẽ cùng phân tích chuyên sâu hơn về nguyên lý cấp 1 nhé. Cụ thể như sau:
- Nếu như xu thế cấp 1 tiếp tục tăng trưởng đạt đỉnh cao hơn đỉnh trước đó thì đó gọi là thị trường tăng giá – con bò tót- Bull Market.
- Ngược lại, nếu như giá chứng khoán mỗi lần điều chỉnh có sự thấp hơn mức trước đó thì thị trường giảm giá – con gấu – Bear Market.
- Thông thường nguyên lý này sẽ được nhiều nhà đầu tư dài hạn theo dõi. Bởi vì trader sẽ mua vào cổ phiếu ở giá thấp và đợi thị trường đạt Bear Market hay Bull Market thì mới thực hiện giao dịch để kiếm lời.
Nguyên lý 4: Xu thế cấp 2
Khi xu thế cấp 2 xuất hiện thì chúng ta có thể hiểu về một đợt điều chỉnh và tạm ngưng của xu thế cấp 1. Tức nghĩa:
- Thị trường sẽ có một đợt suy giảm tạm thời và thực hiện điều chỉnh ở Bull Market.
- Ngược lại thị trường cũng có thể tạo nên một sự điều chỉnh tăng giá tạm thời ở Bear Market.
Nguyên lý 5: Xu thế nhỏ (Minor)
Đúng như tên gọi của nó, xu thế nhỏ thể hiện sự dao động giá chứng khoán chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Và nó là một trong 3 xu thế có khả năng bị tác động bởi nhiều yếu tố khác.
Nguyên lý 6: Thị trường tăng giá – Bull Market
- Thời kỳ 1: Đây là giai đoạn tích tụ khi các nhà đầu tư cảm thấy chán nản với những gì mình đầu tư vào trên thị trường chứng khoán. Có khá nhiều người muốn rút khỏi đầu tư để bảo vệ an toàn cho tài sản của mình. Tuy nhiên ở cuối thời kỳ 1 thường tình hình kinh doanh hay biến động thị trường sẽ có một diễn biến tích cực nhỏ.
- Thời kỳ 2: Giai đoạn này hoạt động kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ làm cho nhiều nhà đầu tư khác bị thu hút. Đây cũng là thời kỳ mang lại nhiều lợi nhuận cho các trader theo trường phái phân tích kỹ thuật.
- Thời kỳ 3: Đầu thời kỳ thị trường chứng khoán hoạt động rất sôi nổi và tích cực. Tuy nhiên sau 2 năm tình từ thời điểm tăng giá thì rất nhiều newbie cho rằng nên bán ra để kiếm lợi nhuận. Vì vậy sẽ xuất hiện tình trạng bán tháo.
Nguyên lý 7: Thị trường giảm giá – Bear Market
- Thời kỳ 1: Đây là giai đoạn phân bổ khi các cổ phiếu đang đạt mức giá trị cao không bình thường. Thị trường tại thời điểm này vô cùng sôi động nhưng đã bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lo lắng.
- Thời kỳ 2: Đây là giai đoạn hỗn loạn khi số lượng nhà đầu tư mua vào bắt đầu giảm xuống, thậm chí là cực kỳ trầm trọng.
- Thời kỳ 3: Cổ phiếu vẫn duy trì mức giảm giá đến mức thấp nhất. Và để đảm bảo an toàn thì cuối thời kỳ 3, hầu hết các trader đều tập trung giao dịch vào cùng một số cổ phiếu đặc biệt.
Nguyên lý 8: 2 đường chỉ số bình quân phải cùng xác nhận xu thế của thị trường
Tất cả những dấu hiệu trên thị trường không thể nào xác định chính xác được cho đến khi cả 2 đường chỉ số bình quân cùng xác nhận xu thế của thị trường. Có thể 2 đường chỉ số này xác định không cùng một ngày. Bởi vì đôi khi chúng sẽ có thời gian cách xa nhau thậm chí đến gần 1 tháng. Chính vì vậy trader cần phải thực sự kiên nhẫn để chờ thời cơ.
Nguyên lý 9: Khối lượng giao dịch áp dụng kèm với xu thế thị trường
Nguyên lý này chỉ phát huy hết sức mạnh của mình khi trader áp dụng nó trong một khoảng thời gian dài. Bởi vì những phân tích về giá trong lý thuyết Dow mới thực sự có giá trị. Hầu hết khối lượng giao dịch chỉ mang tính chất tham khảo để hiểu rõ về những gì đang diễn ra trên thị trường.
Nguyên lý 10: Đường ngang có thể thay thế cho các xu thế cấp 2
Đường ngang hay còn được gọi là xu thế đi ngang. Nếu như giá vượt qua khỏi ranh giới này thì nó có thể là tín hiệu của đạt đỉnh hoặc chạm đáy. Từ đó trader có thể xây dựng cho mình một chiến lược đầu tư tối ưu nhất.
Nguyên lý 11: Chỉ sử dụng mức giá đóng cửa để nghiên cứu
Theo quan điểm của lý thuyết này thì nhà đầu tư sẽ ít quan tâm đến các mức giá trước đó của cổ phiếu. Thay vào đó họ chỉ tập trung vào giá đóng cửa. Ví dụ như nếu bạn muốn xác định xu thế cơ bản là tăng giá thì giá đóng cửa phải là 150.70.
Nguyên lý 12: Một xu hướng luôn được giả định
Trước khi có bất kỳ tín hiệu nào diễn ra giúp cho nhà đầu tư xác định được xu thế đảo chiều thì bạn cần phải giả định là xu hướng đó vẫn còn tiếp diễn tăng. Tại sao lại như vậy? Nguyên lý giúp cho nhà đầu tư có thể đề phòng những tình huống phản ứng quá sớm với thị trường. Kết quả là trader sẽ mất đi cơ hội tốt để kiếm lời.
Bài viết liên quan:
- Hướng dẫn xem biểu đồ forex trực tuyến
- Hướng dẫn sử dụng MT4 mới nhất 2022
- MT5 Forex là gì? Hướng dẫn tải và sử dụng MetaTrader 5 chi tiết
- Trendline là gì? Cách vẽ đường trendline và cách giao dịch hiệu quả
- Đường ema trong forex thể hiện ý nghĩa gì?
- Bid và ask là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đối với giao dịch ngoại hối?
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien