Thị trường tiền điện tử hiện đang ở trong xu hướng giảm kể từ khi đạt mức cao kỷ lục vào tháng 11/2021. Vốn hoá thị trường cũng giảm từ mức hơn 3 nghìn tỷ đô la xuống còn 1,2 nghìn tỷ đô la vào hôm thứ Sáu.
Ở thời điểm tăng trưởng mạnh mẽ, tiền điện tử được xem là mối nguy cho hệ thống tài chính toàn cầu. Nhưng kể từ khi rơi vào xu hướng giảm, rủi ro này đã giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, sự sụt giảm này có thể thời điểm hoàn hảo để các cơ quan quản lý thiết lập các quy định để thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo tính an toàn, hạn chế những phi vụ gian lận trên thị trường.
Mới đây, một Uỷ viên Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã nói về việc cơ quan quản lý cần phải có biện pháp để khuyến khích sự đổi mới và bảo vệ những người tham gia thị trường.
Cũng trong tháng này, Thượng viện Hoa Kỳ đã đưa ra một đề xuất đạo luật đối với tiền điện tử.
Tiền điện tử tiếp tục có thể tiếp tục giảm
Trong những tháng gần đây, thị trường trái phiếu và cổ phiếu liên tục chịu áp lực từ chính sách tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương. Tiền điện tử cũng không tránh khỏi số phận bị bán tháo hàng loạt. Cả Bitcoin và Ethereum đều giảm xuống mức thấp mới vào cuối tuần trước.
Quan sát biểu đồ có thể thấy Bitcoin đã giảm xuống mức 20.120 đô la, đây là mức thấp nhất kể từ tháng 12/2020.
Vào ngày 15/06, đồng tiền điện tử lớn thứ 2 thế giới – Ethereum cũng đã giảm xuống mức 1.105 đô la, đây là mức thấp nhất kể từ tháng 1/2021 đến nay.
Nhìn chung, xu hướng giảm của tiền điện tử vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.
Triển vọng về những quy định mới
Trong tháng này, Thượng nghị sĩ Kirsten Gillibrand của đảng Dân chủ và đảng viên Cynthia Lummis của Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ đã đưa ra những đề xuất mới để thiết lập một đạo luật giúp điều chỉnh tiền điện tử và những tài sản kỹ thuật số.
Dự luật Thượng viện Hoa Kỳ đưa ra có tên gọi là Đạo luật Đổi mới Tài chính Có trách nhiệm (RFIA), trong đó bao gồm những định nghĩa về mặt pháp lý đối với các tài sản kỹ thuật số, cùng với đó là yêu cầu Sở Thuế vụ Hoa kỳ (IRS) áp dụng hướng dẫn về việc chấp nhận tài sản kỹ thuật số và các khoản đóng góp từ thiện.
Đề xuất về đạo luật được tuân theo lệnh hành pháp của Tổng thống Joe Biden hồi tháng 3, lệnh yêu cầu các cơ quan liên bang, trong đó có Bộ Tài chính Hoa Kỳ, cần phải theo dõi và nghiên cứu những tác động của tiền điện tử đối với an ninh quốc gia và hệ thống tài chính, đồng thời yêu cầu Cục Dự trữ Liên bang Fed cần phải tìm hiểu để tạo ra loại tiền kỹ thuật số cho Hoa Kỳ.
Bà Janet Yellen – Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ đã cảnh báo rằng việc thiết lập quy định của chính phủ cần phải điều chỉnh sự gia tăng của tiền điện tử và kiếm soát tình trạng gian lận trên thị trường.
Cuộc vận động hành lang tiền điện tử
Bên cạnh quy định đang được Thượng viện Hoa Kỳ xem xét, cuộc vận động hành lang tiền điện tử ở Hoa Kỳ cũng đang tăng mạnh, với số người tham gia đã tăng từ 115 vào năm 2019 lên 320 người vào năm 2021.
Khoản chi tiêu được cung cấp bởi các quỹ của các sàn giao dịch Coinbase, Ripple và hiệp hội Blockchain dành cho các đại diện tập trung vào tiền điện tử đã lên mức 9 triệu đô la, tăng từ 2,2 triệu đô la trước đó.
Những đại diện vận động hành lang tiền điện tử bao gồm những cựu quan chức cấp cao của chính phủ thuộc phe ủng hộ tiền điện tử khi Hoa Kỳ bắt đầu lên kế hoạch đặt ra quy định đối với loại tài sản này.
Thị trường tiền điện tử mở rộng
Tiền điện tử đang có xu hướng mở rộng phạm vi khi nhiều nhà đầu tư chính thống đã đưa loại tài sản này vào danh mục đầu tư. Vào tháng 05/2022, ngân hàng đầu tư JP Morgan đã thay thế kênh đầu tư bất động sản thành điện tử, họ cho rằng tiền điện tử đang trở nên tiềm năng hơn với mức định giá thấp.
Nhiều tổ chức tài chính và nhà quản lý khác cũng đang dần đón nhận tiền điện tử và đưa nó vào danh mục đầu tư. Do đó, dù giá trị của các đồng tiền điện tử đang giảm, nhưng nó đang có xu hướng tiếp cận và trở thành tài sản chính thống.
Trong khi đó, vấn đề bảo mật đang là một trong những lo ngại hàng đầu của những người tham gia thị trường, thêm vào đó những rủi ro về quy định và sự kiểm soát của các chính phủ trên thế giới.
Tiền điện tử vốn là loại tài sản tự do, không thuộc quyền kiểm soát của chính phủ. Tuy nhiên, các chính phủ nắm giữ quyền lực và đưa ra các chương trình nghị sự chính sách và quản lý nền kinh tế, phần lớn là nhờ vào việc mở rộng và thu hẹp nguồn cung tiền. Việc tiền điện tử phát triển mạnh trong thười gian trước đã tạo thành rủi ro cho các cơ quan quản lý và ảnh hưởng đến khả năng thao túng nguồn cung tiền của chính phủ.
Mặc dù các cơ quan quản lý vẫn im lặng trước sự bùng nổ của tiền điện tử, nhưng nó vẫn tiềm ẩn nguy và có thể làm sụp đổ hệ thống tiền giấy. Do đó, tiền điện tử trước mắt vẫn đang vấp phải sự phản đối của các chính phủ. Việc thiết lập quy định của Thượng viện Hoa Kỳ về tiền điện tử có thể sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức trong thời gian tới, có lẽ điều chúng ta có thể làm lúc này là theo dõi và chờ đợi những tín hiệu mới.
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien
Tôi là Nguyễn Minh Tâm – Admin Website, Cộng Đồng Thư Viện Tài Chính | Nơi chia sẻ kiến thức, thông tin về giao dịch và đầu tư tài chính hàng đầu tại Việt Nam. Với gần 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trên các thị trường tài chính khác nhau và hơn 4 năm đào tạo huấn luyện, tôi đã giúp hơn +5000 nhà đầu tư, +300 đối tác, nhân viên có được cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn thông qua việc hiểu và thực thi các chiến lược giao dịch, đầu tư hiệu quả thị trường tài chính.Hãy theo dõi Tâm và Thư Viện Tài Chính để công việc đầu tư của bạn thuận lợi hơn nhé! Chúc bạn thành công!