Trong đầu tư chứng khoán, lợi nhuận và rủi ro luôn đi song hành cùng nhau. Chính vì vậy, các nhà đầu tư cần phải biết cách đánh giá tính thanh khoản và mức lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu là như thế nào. Từ đó, bạn sẽ đưa ra được quyết định đầu tư hợp lý nhất có thể. Nhưng để làm được điều đó, bạn phải tận dụng được mô hình CAPM. Vậy mô hình CAPM là gì? Cách tính và cách ứng dụng ra sao?
Mô hình CAPM là gì?
- Mô hình CAPM hay còn được gọi là mô hình Capital Asset Pricing Model. Ý nghĩa xây dựng mô hình này chính giúp chúng ta đánh giá được mối quan hệ “tuyệt vời” giữa lợi nhuận kỳ vọng với rủi ro trên thị trường. Chung quy lại thì chúng ta có thể dựa vào mô hình này để nhận định chính xác tiềm năng của các tài sản mà chúng ta sẽ đầu tư sắp tới.
- Trên thế giới, mô hình CAPM được rất nhiều nhà đầu tư chứng khoán sử dụng. Nó được phát triển bởi 3 nhân tài kinh tế bao gồm William Sharpe, Jack Treynor và John Lintner.
- Thực tế thì mỗi loại hình đầu tư sẽ tồn tại tỷ lệ rủi ro riêng. Nhưng thông qua mô hình CAPM bạn sẽ tiên đoán được lợi nhuận kỳ vọng mà mình nhận được là bao nhiêu.
Cách tính mô hình CAPM
Công thức tính mô hình CAPM (r) = Rf + β.(Rm-Rf).
Trong đó,
- r: Chính là lợi nhuận sinh lời mà các nhà đầu tư đặt kỳ vọng sẽ đạt được trong tương lai.
- Rf: Chính là lãi suất phi rủi ro, theo đó lãi suất rủi ro này gần như là bằng không.
- β: Chính là độ nhạy cảm của tài sản chứng khoán. Nếu như β = 1, chứng tỏ rủi ro tài chính đang nằm ở mức trung bình của thị trường. Còn nếu như β > 1 thì chứng tỏ mức rủi ro đang cao hơn mức trung bình. Và nếu như β < 1 thì chứng tỏ thời điểm này khá tốt vì rủi ro không vượt xa mức trung bình của thị trường.
- Rm – Rf: Chính là phần bù trừ cho rủi ro của thị trường chứng khoán.
Vi dụ mô hình CAPM
- Độc giả dự định rót vào thị trường chứng khoán 200.000.000 đồng với mã cổ phiếu ABC cùng tỷ lệ cổ tức là 3%/năm. Hệ số β chúng ta ghi nhận lúc này bằng 1, tức nghĩa mức độ rủi ro bằng với mức độ trung bình của thị trường.
- Giả định lãi suất phi rủi ro cũng là 3% nhưng trader lại kỳ vọng vào mức lợi nhuận mình có thể đạt được là 5%/năm.
- Từ những thông tin trên chúng ta có được công thức tính r = 5.2% vì 3% + 1.1 × (5% – 3%).
Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của mô hình CAPM trong đầu tư chứng khoán
Ưu điểm của mô hình CAPM
- Mô hình CAPM dễ áp dụng đối với tất cả nhà đầu tư.
- Mỗi danh mục đầu tư sẽ có khẩu vị rủi ro riêng, chính vì vậy mô hình CAPM sẽ không giới hạn bạn cách ứng dụng nó trong từng loại tài sản khác nhau.
- Ưu điểm lớn nhất của mô hình này chính là không bỏ qua các yếu tố thị trường thực tế. Chẳng hạn như bạn hoàn toàn có thể phân tích mức độ rủi ro, mức lợi nhuận thực tế của danh mục đầu tư.
Nhược điểm của mô hình CAPM
- Mô hình CAPM sẽ không còn chính xác nếu như bạn lựa chọn mô hình ủy thác đầu tư. Vì dựa trên quan điểm của người khác họ sẽ có góc độ đầu tư hoàn toàn khác nhau. Chính vì vậy mô hình CAPM không thể nào đáp ứng được tiêu chí này.
- Mô hình tài chính này chỉ xem xét tiềm năng trong một giai đoạn hiện tại. Nếu bạn muốn xem xét đến yếu tố tương lai thì thật sự rất khó.
- β trong công thức tính r chỉ mang tính tương đối vì β từng thời điểm sẽ cho chúng ta con số khác nhau. Để tính được hệ số này bạn phải dựa vào dữ liệu lợi nhuận ít nhất là 3 năm. Nhưng với mô hình CAPM thì nó chỉ hoạt động tốt trong một giai đoạn nhất định. Chính vì vậy, có thể trong cùng một tài sản kết quả phân tích mô hình của bạn sẽ khác nhau.
Ứng dụng mô hình CAPM
Mặc dù mô hình CAPM có một số hạn chế nhất định cũng như kết quả nó mang lại chỉ mang tính giả định. Nhưng Thuvientaichinh không thể nào phủ định rằng rất nhiều trader Việt Nam đang sử dụng mô hình này.
Để đạt được kết quả phân tích mô hình CAPM tốt nhất, các nhà đầu tư có thể ứng dụng mô hình CAPM kết hợp với việc sử dụng chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC). Từ đấy, bạn hoàn toàn có thể xác định được giá trị dòng tiền trong tương lai. Vì thực tế, giá trị tính toán dựa trên mô hình CAPM sẽ được dùng để làm chi phí vốn chủ sở hữu trong phương trình tính WACC.
Ngoài ra, ứng dụng mô hình CAPM cũng khá rộng rãi trong:
- Dự đoán, xác định kỳ vọng lợi nhuận trong tương lai.
- Đánh giá hiệu quả sinh lời của danh mục đầu tư.
- Giúp cho trader đạt được kết quả ra lệnh mua bán tài sản tối ưu nhất.
- Nếu mô hình CAPM mang lại các dữ liệu không tích cực thì bạn có thể điều chỉnh lại danh mục đầu tư của mình sao cho hợp lý nhất.
Có thể nói, CAPM là mô hình rất cần thiết trong quá trình đầu tư chứng khoán của độc giả. Nhưng để đạt được kết quả giao dịch tốt nhất bạn nên cập nhật thêm nhiều kiến thức phân tích thị trường hữu ích khác.
Hãy tiếp tục theo dõi Thuvientaichinh để chúng tôi cung cấp cho bạn các tin tức nóng hỏi về thị trường chứng khoán nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Bài viết liên quan:
- Có nên chơi forex hay không? Cùng phân tích về thị trường forex
- Tìm hiểu về ngoại hối là gì? Kinh doanh ngoại hối như thế nào?
- Cách chơi ngoại hối cho nhà đầu tư mới tìm hiểu
- Đầu tư vào thị trường forex có làm giàu được không?
- Kiếm tiền từ forex là gì? Kiếm tiền từ forex có dễ không?
- Thị trường forex uy tín không?
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien