Các tín hiệu từ mô hình chữ V đã giúp cho hơn 80% nhà đầu tư chứng khoán năm bắt được cơ hội giao dịch. Bởi thông qua mô hình chữ V nhà đầu tư sẽ biết được nó đang phản ánh hiện thực nền kinh tế là như thế nào? Một khi bạn biết cách kết hợp mô hình chữ V với những phân tích khác thì sẽ cho ra kết quả đầu tư đáng tin cậy hơn. Vậy thì còn chần chờ gì nữa mà không cùng Thuvientaichinh tìm hiểu qua mô hình này.
Mô hình chữ V là gì?
Mô hình chữ V có xuất thân từ V-Shaped Recovery, mô hình này chỉ thực sự xuất hiện khi cuối thời kỳ suy thoái kinh tế có những chuyển biến quá phức tạp. Trong đó:
- Giai đoạn đầu của mô hình chữ V là nền kinh tế có sự thụt lùi tuy nhiên sau đó đã có một số chính sách để hồi phục.
- Giai đoạn sau của mô hình chữ V là có sự đi lên từ mức đáy để chạm các mức đỉnh trước đó.
Khi bạn sử dụng mô hình chữ V áp dụng trong quá trình phân tích thị trường chứng khoán thì sẽ biết được dữ liệu của các chỉ số kinh tế. Ví dụ như GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lượng hàng sản xuất,…
Đối với các nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật, mô hình chữ V sẽ xuất hiện thường xuyên hơn nếu như thị trường có một khoảng thời gian giá đi xuống mạnh => tính thanh khoản đạt mức cao nhất => Cuối cùng giá đi lên lại rất nhanh.
Tuy nhiên, trong các trường hợp xuất hiện mô hình chữ V không thể nào loại bỏ nguyên nhân có sự tác động của các nhà tạo lập thị trường. Mục tiêu của họ chính là làm cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ bị ảnh hưởng tâm lý mà bán ra cổ phiếu để những đối tượng này mua vào. Nếu tình huống này diễn ra thì thị trường sẽ có một đợt giảm giá mạnh, ngay sau đó sẽ tăng giá mạnh.
Các nhận biết mô hình chữ V
Đặc trưng của mô hình chữ V chính là có một đợt suy thoái mạnh nhưng sau đó sẽ tăng mạnh. Nó tương tự như một số mô hình mà Thuvientaichinh đã nhắc đến trước đó như mô hình chữ L, chữ W. chữ U hay chữ J. Nếu bạn muốn nhận biết được mô hình này thì phải dựa rất nhiều vào yếu tố phân tích thị trường kinh tế. Cụ thể cách nhận biết mô hình chữ V như sau:
- Nếu trong giai đoạn suy thoái theo mô hình chữ V thì nền kinh tế thế giới đang có một đợt giảm mạnh nhưng nhanh chóng được điều chỉnh. Từ đó nó sẽ hồi phục nhanh chóng.
- Những đợt suy giảm và tăng nhanh như thế này trên thị trường rất thường xuyên xảy ra. Bởi lẽ tình hình cung cầu trên thị trường kinh tế thế giới đã có nhiều biến động.
- Với một mô hình đỉnh nhọn chữ V thì sẽ xảy ra sau một xu hướng tăng giá nhanh chóng, vì có sự đảo chiều từ tăng sang giảm. Sau đó sự đảo chiều sẽ xuất hiện khi và chỉ khi có một ngày đảo chiều chủ chốt đi kèm với khối lượng lớn.
- Với một mô hình đáy nhọn chữ V thì hoàn toàn ngược lại với mô hình đỉnh nhọn. Bởi vì xu hướng giảm sẽ nhanh chóng đảo chiều thành xu hướng tăng mà không hề có sự thông báo nào trước trên biểu đồ. Tuy nhiên, dấu hiệu nhận biết nó chính là có một khối lượng giao dịch rất lớn được diễn ra trên thị trường.
Ví dụ về mô hình chữ V
- Chúng ta hãy cùng nhìn về lịch sử kinh tế Mỹ năm 1953, thời điểm này là minh chứng cho một mô hình chữ V rõ nét nhất. Trước đó vào năm 1950, nền kinh tế Mỹ có sự phát triển vô cùng bùng nổ. Nhưng sau đó, chính sách của FED đưa ra nhằm hạn chế lạm phát đã nhanh chóng làm cho tình hình kinh tế của cường quốc này suy giảm mạnh, thậm chí là bước vào giai đoạn suy thoái.
- Tuy nhiên, sự phục hồi của kinh tế đã bắt đầu chậm rãi từ quý 3 đến quý 4 năm 1953. Tiếp diễn sau đó là nền kinh tế bắt đầu hồi phục nhanh chóng hơn và nhanh hơn cả đường xu thế.
- Từ những diễn biến trên, chắc có lẽ các độc giả đã hình dung được về mô hình chữ V rồi đúng không nào.
Cách đầu tư hiệu quả với mô hình chữ V
- Để đầu tư hiệu quả với mô hình chữ V thật sự không khó. Chỉ cần nhà đầu tư để ý đến một số mã cổ phiếu đang tụt dốc không phanh trên biểu đồ thị trường. Rồi sau đó bạn sẽ phân tích và đặt nghi vấn liệu nó có trở lại “đường đua” hay không? Nếu như bạn muốn giải đáp được thắc mắc trên thì Thuvientaichinh sẽ hướng dẫn bạn một mẹo nhỏ.
- Hoạt động kinh doanh của công ty chính là đáp án dành cho nhà đầu tư. Bạn thử nghĩ xem nếu một công ty kinh doanh bất ổn, không có nhiều chính sách về giá, công ty mang nhiều tiếng xấu thì làm sao giá cổ phiếu có thể hồi phục. Vì thế chuyện mô hình chữ V xuất hiện là rất khó xảy ra. Chính vì lẽ đó mà trader không cần phải quá quan tâm đến những cổ phiếu trong nhóm này.
- Thay vào đó, đối với một công ty đang làm ăn tốt nhưng tại sao cổ phiếu của họ bị giảm giá? Đây có thể là do một nguồn tin hay sự cố nào đó diễn ra đến hoạt động công ty nhưng nó chỉ mang tính chất ngắn hạn. Khi đó, các nhà đầu tư sẽ bị vướng phải tâm lý bán nhanh và sợ thua lỗ. Chính vì vậy mà mã cổ phiếu đó mới “rớt đài” và hình thành nên giai đoạn đầu của mô hình chữ V.
- Kèm theo nếu bạn thấy giá càng tụt dốc nhưng tính thanh khoản càng cao thì trader nên đặt câu hỏi là bên nào đang mua vào cổ phiếu? Chắc chắn những người có tâm lý ổn định hơn sẽ mua vào cổ phiếu này để kiếm tiền. Và một khi lượng cung đưa vào thị trường được mua hết thì tức nghĩa giá cổ phiếu sẽ tăng trở lại vì thị trường chứng khoán cần sức cầu. Đây cũng chính là thời điểm hồi phục đảo chiều tiếp theo của mô hình chữ V.
- Qua những thông tin này chắc hẳn nhà đầu tư đã hiểu rõ hơn về mô hình chữ V cũng như cách vận dụng nó trong đầu tư chứng khoán rồi phải không nào? Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ thật sự hữu ích đối với nhà giao dịch. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này nhé!
Bài viết liên quan:
- Đầu tư forex là gì? Đầu tư hiệu quả có mang lại lãi khủng?
- Top các sàn giao dịch forex trên thế giới
- Có nên đầu tư sàn forex tại Việt Nam không?
- Các thuật ngữ trong forex mà trader mới cần quan tâm
- Tìm hiểu khung thời gian giao dịch sàn forex
- Hướng dẫn đăng ký tài khoản forex 2022
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien