Chắc hẳn nào giờ các nhà đầu tư đã nghe đến giao dịch trực tuyến, còn giao dịch ngoại tuyến thì chưa đúng không nào? Hãy dừng lại 10 phút ở bài viết này để tìm hiểu sâu hơn về thuật ngữ Offline transaction trong thị trường tiền điện tử bạn nhé. Thuvientaichinh tin chắc rằng nếu như bạn thực sự biết cách vận dụng được Offline transaction thì vẫn có cơ hội kiếm lời từ hình thức này đấy nhé!
Khái niệm Offline transaction là gì?
Offline transaction hay còn được gọi là giao dịch ngoại tuyến hoặc giao dịch ngoài chuỗi. Nghe có vẻ khá mới lạ đúng không nào? Tuy nhiên hình thức này khá đặc biệt khi nó cho phép nhà đầu tư có thể giao dịch trên mạng nơi tiền điện tử di chuyển giá trị ra ngoài blockchain. Chi phí để thực hiện Offline transaction tương đối thấp nên nó ngày càng được sử dụng phổ biến trong thị trường tiền điện tử. Đặc biệt đối với những nhà đầu tư nào có nguồn vốn lớn thì họ vẫn thích trải nghiệm hình thức mới này để kiếm tiền.
Thêm vào đó, một đặc điểm quan trọng nữa mà các nhà đầu tư cần phải nắm bắt qua chính là các giao dịch ngoại tuyến có thể được đối chiếu xác minh qua những giao dịch được ghi nhận lại trên chuỗi khối.
Một cách tốt nhất để các nhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn về giao dịch ngoại tuyến chính là so sánh nó với giao dịch trực tuyến. Cụ thể hơn thì đối với những giao dịch trực tuyến hay còn được gọi là giao dịch. Một khi các lệnh giao dịch của nó được xác định hợp lệ khi blockchain của nó ghi nhận thông tin. Bằng cách trải qua sự xác thực từ một nhóm các đối tượng những người tham gia. Từ đó, thông tin sẽ được ghi nhận lại trên sổ cái cũng như phù hợp với những đang có trên khối. Tuy nhiên, hình thức này khá tốn thời gian và chi phí để thực hiện xác thực dữ liệu.
Nhưng đối với Offline transaction thì mọi vấn đề gần như được giải quyết một cách đơn giản hơn. Vì bản chất của nó chính là có thể dịch chuyển dữ liệu cũng như giao dịch tiền điện tử ra khỏi mạng lưới blockchain. Nó như một bứt phá ra khỏi rào cản của hình thức giao dịch trực tuyến.
Cách Offline transaction phổ biến hiện nay
Theo như thông tin chúng tôi tham khảo và phân tích được thì hiện nay có 3 cách Offline transaction phổ biến mà các nhà đầu tư đang sử dụng. Về cơ bản đối với hình thức giao dịch trực tuyến diễn ra trên blockchain sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trạng thái của blockchain tại thời điểm nhất định. Nhưng đối với Offline transaction khi mọi giới hạn đã vượt qua ranh giới thì nó sẽ có nhiều phương pháp thực hiện.
Không để cho các nhà đầu tư chờ đợi lâu hơn nữa, Thuvientaichinh sẽ cung cấp thông tin hấp dẫn ngay sau đây. Các nhà đầu tư có thể sử dụng 1 trong 3 cách sau để thực hiện Offline transaction một cách tối ưu nhất. Cụ thể như sau:
- Phương pháp 1: Đây cũng là phương pháp đơn giản nhất mà hầu hết các nhà đầu tư đều có thể thực hiện được. Cụ thể thì bạn sẽ thực hiện một thỏa thuận chuyển nhượng đối với các bên liên quan. Thỏa thuận này sẽ bao gồm tất cả những thông tin quan trọng liên quan đến giao dịch và tất nhiên nó phải nhận được sự đồng ý từ cả hai bên.
- Phương pháp 2: Nếu như bạn vẫn không tin chắc chắn về đối phương của mình có thực sự đáng tin cậy hay không thì hãy nhờ vào bên thứ 3. Chẳng hạn như các nhà đầu tư có thể nhờ đến sự can thiệp của người xác nhận hay người đảm bảo thực hiện giao dịch. Hoặc nếu như không tìm được một bên thứ 3 phù hợp thì bạn có thể lựa chọn một số tổ chức có tên tuổi lớn. Ví dụ điển hình nhất là PayPal cũng đang hoạt động trong lĩnh vực này.
- Phương pháp 3: Phương pháp này tương đối hơi khá phức tạp hơn một chút nhưng không phải là không thể thực hiện được. Cụ thể hơn thì các nhà giao dịch có thể tham gia mua phiếu giảm giá để đổi lấy mã thông báo cần dùng và sau đó bạn sẽ cung cấp mã token đó lại cho bên khác. Cuối cùng thì bên này sẽ thực hiện đổi chúng để nhận về tài sản. Theo đó, loại tài sản mà bạn đổi có thể cùng một loại hoặc khác loại tùy thuộc vào đơn vị cung cấp phiếu giảm giá.
Đánh giá ưu điểm của Offline transaction
Như các bạn thấy đấy những giao dịch trên chuỗi thường cần một khoảng thời gian xác nhận rất dài. Cũng như giao dịch của bạn có được xác thực hay không còn phụ thuộc vào tải mạng cũng như số lượng giao dịch đang chờ “kiểm kê”.
Tuy nhiên đối với hình thức Offline transaction thường sẽ không có phí giao dịch. Bởi vì thực tế là không có một điều gì được xảy ra trên blockchain cả. Hiểu một cách đơn giản hơn là không có một người xác thực hay một người tham gia nào gửi gắm giao dịch của mình trên nền tảng blockchain. Chính vì yếu tố không có phí giao dịch nên đã làm cho hình thức này trở nên hấp dẫn hơn. Đặc biệt đối với những nhà đầu tư nào có khối lượng giao dịch lớn thì bạn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí cần thiết.
Đánh giá nhược điểm của Offline transaction
Mặc dù, các giao dịch Offline transaction có thể cung cấp tính ẩn danh cao hơn vì không có một thông tin nào là công khai. Nhưng đây cũng là một nhược điểm của nó, bởi vì bạn không thể nào xác định được đối phương là ai cũng như mức độ rủi ro trong giao dịch cũng sẽ rất lớn.
Chính vì lẽ đó mà nhà đầu tư cũng nên hết sức thận trọng khi sử dụng Offline transactio bạn nhé!
Bài viết liên quan:
- Hướng dẫn đầu tư tiền điện tử cho người mới bắt đầu
- Ethereum là gì? Thông tin chi tiết nhất về đồng tiền ảo ETH
- Blockchain là gì? Nguyên lý hoạt động và ứng dụng của Blockchain
- Đầu tư Bitcoin: Hướng dẫn chơi cho người mới bắt đầu
- Bitcoin là gì? Vì sao bạn nên đầu tư Bitcoin?
- Tìm hiểu ưu & nhược điểm của tiền điện tử Bitcoin
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien