Công nghệ 4.0 ngày càng phát triển và các chiêu trò lừa đảo trên thị trường crypto gia tăng nhanh chóng. Trong đó Phising là một hình thức tấn công mạng vô cùng tinh vi có thể gây ra thiệt hại lớn đối với tất cả nhà đầu tư. Vậy Phising là gì? Làm thế nào để nhà đầu tư có thể phòng chống Phising hiệu quả? Hãy dành vài phút lướt qua vài biết này để biết cách bảo vệ mình bạn nhé!
Phising là gì?
Phising là sự kết hợp giữa 2 thuật ngữ là fishing và phreaking, hình thức lừa đảo này được biết đến là vào năm 1987. Chiêu trò lừa đảo “câu cá” ở đây chính là “câu thông tin người dùng”. Cụ thể hơn thì những kẻ giả mạo sẽ mạo danh thành các đơn vị tổ chức uy tín như ngân hàng, ví điện tử, trang website trực tuyến,…và đánh cắp các thông tin cá nhân quan trọng của nhà đầu tư.
Nghe đến đây thì chắc hẳn các nhà đầu tư đã thấy những kẻ này có một mục đích quá nguy hiểm đúng không nào. Nếu như bạn vô tình sập bẫy và chia sẻ các thông tin bảo mật như mật khẩu, thẻ tín dụng hay mật khẩu giao dịch thì sẽ gặp nguy hại về mất tài sản.
Chiêu trò Phising Thuvientaichinh thường thấy ở đây là có 2 hình thức. Một là thông qua email, hai là thông qua tin nhắn. Chỉ cần bạn sơ suất nhấn chọn vào đường link và đăng nhập hệ thống thì các hacker có thể nhanh chóng dựa vào sơ hở này để đánh cắp tài sản của nhà đầu tư.
Các hình thức Phising phổ biến trong thị trường Crypto
Dường như Phising không còn quá xa lạ trên thị trường tiền điện tử bởi vì nó xuất hiện ngày càng nhiều. Trước khi trader biết cách phòng chống Phising thì cần phải nhận biết các hình thức của nó.
Phising qua email
Một trong những kỹ thuật thường thấy khi tấn công Phising chính là qua hình thức giả mạo email. Tại đây các hacker sẽ gửi cho bạn một đường dẫn đến trang website giả mạo và để bạn “mắc câu”. Thông thường những email giả mạo rất giống với email chính thống. Thậm chí là nó chỉ khác ở một số đặc điểm rất nhỏ như dấu chấm câu. Vì thế nhà đầu tư nào không nhạy bén thì rất dễ trở thành con mồi của các kẻ xâm nhập này.
Một số yếu tố mà Phising qua email có thể ngụy trang và trader cần nhận biết như:
- Địa chỉ người gửi. Ví dụ địa chỉ đúng là sales.companyA@gmail, còn địa chỉ giả là sale.companyA@gmail.
- Chèn logo của công ty chính thống để gia tăng độ tin cây.
- Thiết kế các kiểu sổ hiển thị pop-up như như mail chính thống.
Phising qua website
Hình thức Phising phổ biến thứ 2 chính là làm giả mạo các trang website hay cụ thể hơn thì họ sẽ chỉ làm giả mạo các landing page là nhiều nhất. Hầu hết những trang này sẽ là trang đăng nhập, yêu cầu người dùng cung cấp thông tin tài khoản. Bạn có thể nhận biết chiêu trò Phising qua website thông qua một số đặc điểm như:
- Thiết kế giao diện gần giống 99% so với website chính thống.
- Đường link của trang website giả mạo chỉ khác 1 ký tự duy nhất.
- Trang website luôn có những thông tin khuyến khích nhà đầu tư đăng nhập tài khoản.
Phising qua voice
Ngoài 2 chiêu trò thường thấy trên thì các hacker còn sử dụng thêm hộp thư thoại tự động để lừa đảo các nhà đầu tư. Chẳng hạn như bạn sẽ nhận được một thông báo từ ngân hàng, thẻ tín dụng hay sàn giao dịch,…nhằm xác nhận thông tin. Sau đó những kẻ này sẽ lấy thông tin cá nhân của bạn và thực hiện đánh cắp tài sản.
Cách phòng chống Phising
Đối với các nhà đầu tư cá nhân nếu như bạn muốn phòng chống Phising thì hãy lưu ý những điểm sau:
- Trên thị trường tiền điện tử có rất nhiều trường hợp không thể nào lường trước được. Chính vì thế bạn hãy luôn cảnh giác, đặc biệt với những email nào thúc giục trader nhập thông tin cá nhân, nhạy cảm. Cho dù lời kêu gọi hành động đó có hấp dẫn đến đâu đi chăng nữa thì trader cũng cần phải kiểm tra và tìm hiểu thông tin thật kỹ lưỡng nhé.
- Nếu như bạn không chắc chắn 100% độ tin cậy của một email thì tuyệt đối không được nhấn chọn vào đấy.
- Nhà đầu tư không bao giờ được gửi thông tin bí mật của mình qua email.
- Các kẻ hacker còn có thể sử dụng công nghệ voice over Internet Protocol để lừa đảo các nhà đầu tư. Vì công nghệ này giúp người sử dụng không thể truy tìm được thông tin. Chính vì vậy bạn không nên trả lời bất kỳ một câu hỏi nào mà mình cảm thấy đáng nghi nhé.
- Nếu bạn muốn đảm bảo tính an toàn hơn thì hãy tải và sử dụng tường lửa cũng như phần mềm diệt virus. Hãy nhớ là cập nhật phiên bản mới nhất để đảm bảo thông tin cho tài khoản của mình bạn nhé.
- Các nhà đầu tư có thể chuyển thư vào hộp thư rác của mình. Hoặc cũng có thể gửi thông tin đến tổ chứng chống Phising qua địa chỉ reportphishing@antiphishing.org.
Các công cụ giúp phòng chống Phising
Đi kèm với sự phát triển của công nghệ 4.0 thì luôn có những tổ chức hình thành ra với mục đích bảo vệ người dùng. Nếu như bạn muốn xác định thông tin đâu là thật đâu là giả thì có thể tận dụng các công cụ như SpoofGuard, Anti-phishing Domain Advisor, Netcraft Anti-phishing Extension.
Ba nền tảng này mang đến nhiều tiện ích cũng như được nhiều nhà đầu tư đánh giá cao trong công tác phòng chống Phising. Và nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về những chiêu trò lừa đảo trong crypto thì hãy nhấn follow Thuvientaichinh nhé. Chúng tôi sẽ mang đến cho bạn các thông tin cực kỳ hữu ích về vấn đề này.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.
Bài viết liên quan:
- dYdX (DYDX) là gì? Tổng quan về tiền điện tử DYDX
- PooCoin là gì? Hướng dẫn sử dụng cơ bảnPooCoin.App
- Uniswap là gì? Tìm hiểu sàn Uniswap & đồng UNI Token
- KLAYswap Protocol là gì? KSP coin là gì? Những thông tin cơ bản
- Altcoin là gì? Những thông tin cần biết khi mua Altcoin?
- Sàn Bybit là gì? Hướng dẫn đăng ký và sử dụng từ A-Z
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien