Ở thời điểm này, tiền mã hóa đang là “miếng mồi ngon” đối với các tội phạm mạng. Thêm vào đó thị trường crypto ngày càng có tính thanh khoản cao nên các hacker rất dễ vận chuyển nó. Không những thế tiền điện tử vẫn chưa được pháp luật công nhận nên có cả một làn sóng lừa đảo được hình thành. Trong bài viết này, Thuvientaichinh sẽ giới thiệu đến bạn các hình thức lừa đảo tiền điện tử và cách phòng tránh. Hy vọng sẽ giúp ích cho công cuộc đầu tư của trader.
Lừa đảo tặng quà free trên mạng xã hội
- Mạng xã hội là nơi khó kiểm soát nhất và hầu hết ai cũng thích những món quà miễn phí. Thật hấp dẫn khi một bài đăng có tỷ lệ tương tác cao kèm với trong phần bình luận có một sàn giao dịch đang tặng bạn quà giveaway.
- Trong đó, họ hứa rằng nhà đầu tư chỉ cần mua 1 đồng coin bất kỳ là có thể gửi cho bạn gấp 10 lần số tiền đó. Nghe qua đã thấy quá thu hút rồi đúng không nào? Nhưng khoan đã bạn có thấy điểm nào sai sai ở đây không? Thị trường crypto làm gì có chuyện đơn giản như vậy và đây quả đúng là một hình thức lừa đảo tiền điện tử.
- Nhìn vào thực tế thật khó tin khi có một phần quà miễn phí nào mà lại bắt bạn phải chuyển tiền trước. Đặc biệt trên mạng xã hội các nhà đầu tư cần phải cảnh giác trước những tin nhắn hay bài post dạng như thế này. Trước những thông tin này bạn cần phải lờ nó đi, hoặc để chắc chắn hơn thì nhà đầu tư nên kiểm tra kỹ các tài khoản mạng xã hội ấy như thế nào.
Mô hình kim tự tháp
- Mô hình kim tự tháp là hình thức lừa đảo tiền điện tử nhiều tội phạm thực hiện nhất. Đây được xây dựng với cơ chế là một tổ chức đứng đầu, trong mô hình kim tự tháp thì họ ở đứng ở đỉnh. Sau đó, cấp trên sẽ tuyển dụng vào một số người cấp thấp hơn. Tiếp đến mỗi người trong số họ sẽ tuyển chọn những cấp khác nữa. Kết quả của mô hình này là một tổ chức phát triển theo cấp số nhân.
- Đặc trưng của mô hình này chính là các lời hứa hẹn sẽ nhận được phần thưởng khi bạn tuyển dụng thành công một cá nhân nào đó vào trong mạng lưới. Chẳng hạn như bạn sẽ nhận được thù lao 100 USD nếu như chiêu mộ thành công 1 cá nhân nào đó. Đặc trưng hơn nếu như người bạn chiêu mộ vào lại tiếp tục chiêu mộ thêm người khác thì bạn cũng nhận được một phần thưởng khác.
- Nếu như mô hình kim tự tháp phát triển càng nhiều thì các cấp cao và người đứng đầu càng nhận được nhiều tiền. Nhưng mô hình này thật ra không bền vững vì sẽ có lúc không chiêu mộ thêm được một ai cả. Điển hình nhất chính là dự án OneCoin, Bitconnect và PlusToken đã sớm sa vào vòng lao lý. Những người tham gia vào mạng lưới đã nhanh chóng tố cáo đây là một dự án ma với mô hình kim tự tháp.
Mô hình Ponzi
- Mô hình Ponzi cũng có vài nét tương tự như mô hình kim tự tháp nhưng nó lại được phát triển ở một tầm cao mới. Với hình thức lừa đảo tiền điện tử này bạn có thể nghe nói về cơ hội đầu tư với lợi nhuận được đảm bảo.
- Đặc điểm nhận biết mô hình Ponzi chính là ngụy trang trở thành một dịch vụ quản lý danh mục đầu tư. Theo đó kẻ lừa đảo sẽ lấy tiền của nhà đầu tư để chi trả hoa hồng cho nhà đầu tư khác. Và chu kỳ này cứ diễn ra mãi cho đến khi không còn ai tham gia nữa thì nó sẽ tự vỡ. Vì lúc ấy các kẻ lừa đảo không còn kinh phí để chi trả cho các nhà đầu tư cũ nên mô hình sụp đổ.
- Ví dụ, tổ chức yêu cầu bạn góp vào 100 USD và hứa hẹn sẽ trả lại cho bạn số tiền gấp đôi. Sau đó tổ chức sẽ thu hút thêm một nhà đầu tư khác và sử dụng số tiền mới này để thanh toán cho bạn 200 USD vào cuối tháng. Và để trả tiền cho các nhà đầu tư khác thì hắn ta phải lôi kéo thêm nhiều “con mồi”, cứ thế mà chu kỳ lặp đi lặp lại.
Tấn công giả mạo – Phishing
Hình thức lừa đảo tiền điện tử Phishing đã gây ra rất nhiều tổn thất, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư mới. Những kẻ lừa đảo sẽ mạo danh một người hoặc tổ chức uy tín nào đó và gửi thông tin đến bạn. Các kẻ lừa đảo có thể gửi thông tin qua điện thoại, email, trang web giả mạo đến ứng dụng nhắn tin. Trong đó, nhắn tin và email là hai hình thức lừa đảo tiền điện tử phổ biến nhất.
Các kẻ này sẽ cố gắng lấy thông tin cá nhân của bạn và sẽ gửi cho bạn tin nhắn về một điều gì đó bất ổn đang xảy ra trong tài khoản của nhà đầu tư. Nếu bạn không cẩn trọng thì sẽ nhấp vào link chuyển hướng bạn đến một trang web giả mạo nhìn giống hoàn toàn với trang chính thống. Bằng hình thức này các kẻ hacker sẽ lấy đi thông tin đăng nhập và số tiền điện tử của nhà đầu tư.
Chính vì thế, nhà đầu tư không nên tiết lộ thông tin mật khẩu ví của bạn cho bất kỳ ai. Và đặc biệt hơn bạn nên cảnh giác trước những ai yêu cầu bạn cung cấp mật khẩu. Thông thường các sàn giao dịch uy tín sẽ không bao giờ làm việc đó.
Hoặc bạn cũng có thể tham khảo một số mẹo bảo mật tài khoản để hạn chế hình thức lừa đảo tiền điện tử như sau:
- Kiểm tra đường dẫn của trang website mà trader được dẫn link đến.
- Đánh dấu lại trang mà bạn thường xuyên truy cập.
- Nếu như bạn có nghi ngờ với một chiêu trò nào đó thì hãy liên hệ ngay với sàn giao dịch chính thống để nhờ hỗ trợ.
- Lưu ý quan trọng nhất là không được để ai biết các khóa riêng tư hoặccụm từ dự phòng.
Bài viết liên quan:
- Đầu tư binance cần bao nhiêu tiền? Khi nào thì binance tính phí?
- Kinh nghiệm đầu tư coin đơn giản mà hiệu quả
- Bitcoin là gì? Top các sàn uy tín nhà đầu tư có thể yên tâm mua bitcoin
- Ví coin là gì? 2 bước để tạo ví coin
- Nên dùng ví coin nào là an toàn. Tìm hiểu ví coin thích hợp nhất
- Một số thuật ngữ tiền ảo, tiền điện tử mà bất cứ nhà đầu từ nào cũng cần biết
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien