Trong vài năm trở lại đây, quy định về tiền điện tử tại Việt Nam được nhiều người quan tâm. Hiện nay ở một số quốc gia có nền tài chính lớn cũng đã bắt đầu công nhận tiền điện tử như một loại tài sản để trao đổi, mua bán. Tuy nhiên, tiền điện tử có biến động quá lớn nên các ngân hàng trung ương phải thực thi nhiều chế tài quản lý hoạt động của thị trường crypto. Vậy ở nước ta thì sao? Quy định về tiền điện tử tại Việt Nam là như thế nào? Đáp án sẽ được cung cấp ngay trong bài viết này bạn nhé!
Tiền điện tử là gì?
- Tiền điện tử đươc biểu hiện dưới hình thức là những bit số, nó khác hoàn toàn với tiền giấy hay tiền xu mà chúng ta có thể cầm nắm được. Tiền điện tử chỉ được sử dụng trong “thế giới công nghệ” nhằm phục vụ cho những thanh toán điện tử thông qua hệ thống thông tin.
- Song song đó, tiền điện tử hiện nay đã trở thành kênh đầu tư vô cùng hấp dẫn vì khả năng sinh lời của nó. Tuy nhiên hình thức này không được nhiều quốc gia chấp nhận, trong đó có Việt Nam. Thị trường crypto biến động không ngừng nghỉ và nó còn được ví von là có thể xóa ngôi vị của “tiền pháp định”.
- Chính vì vậy mà chúng ta cần phải xem xét đến quy định về tiền điện tử tại Việt Nam để chuẩn hóa quá trình đầu tư của mình bạn nhé!
Quy định về tiền điện tử trên thế giới
- Trước khi chúng ta tìm hiểu về quy định về tiền điện tử tại Việt Nam thì hãy cùng điểm qua một số thông tin quan trọng của thị trường crypto trên thế giới bạn nhé. Kể từ khi thuật ngữ tiền điện tử xuất hiện, nó đã tác động tích cực lẫn tiêu cực đến thị trường tài chính nói chung.
- Với sự bùng nổ cũng như tính tiện ích mà tiền điện tử mang lại đã có một số quốc gia có cái nhìn tích cực hơn về đồng tiền này.
- Chính vì vậy họ đã chấp nhận tiền điện tử được lưu hành nhưng sẽ có một số chế tài quản lý nghiêm ngặt.
Quy định về tiền điện tử ở Liên Minh Châu Âu
Các vùng lãnh thổ khác nhau sẽ có chế tài về tiền điện tử khác nhau, chẳng hạn đối với Liên minh châu Âu thì quy định về tiền điện tử như sau:
- Với những tổ chức phi ngân hàng nếu muốn hoạt động tiền điện tử thì bắt buộc phải có vốn điều lệ tối thiểu là 350.000 Euro. Kèm theo đó là tỷ lệ thanh khoản để được ngân hàng trung ương cấp phép hoạt động.
- Các tổ chức tín dụng hay tổ chức chuyển tiền bưu điện sẽ được cấp phép phát hành tiền điện tử.
- Đặc biệt các tổ chức phát hành tiền điện tử ngoài việc có thể cung cấp dịch vụ tín dụng, họ còn có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình với cấp tín dụng hoặc cung ứng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, nếu muốn thực hiện được các điều trên, những tổ chức này phải đáp ứng được một số yêu cầu nghiêm ngặt từ Liên minh châu Âu.
Quy định về tiền điện tử tại Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là một quốc gia vô cùng khó tính đối với hoạt động của thị trường crypto. Sau đây là một số quy định đặc trưng nhất, mời bạn đọc tham khảo:
- Tại cấp độ Liên bang thì Hoa Kỳ hiện chưa có bất kỳ một quy định nào về việc quản lý tiền điện tử. Nhưng họ sẽ lập ra các quy tắc cụ thể đối với các tổ chức phát hành tiền điện tử.
- Nâng cao hơn so với quy định tiền điện tử của Liên minh châu Âu, tại Hoa Kỳ họ còn quy định chặt chẽ về dịch vụ chuyển tiền, hoạt động bán phát hành công cụ thanh toán, lữu trữ giá trị hay các quy định áp đặt rõ ràng với những tổ chức thực hiện các dịch vụ trên.
Quy định về tiền điện tử tại Việt Nam
Hiện nay quy định về tiền điện tử tại Việt Nam vẫn chưa có một văn bản ban hành cụ thể. Tuy nhiên, nước ta đang có một số văn bản về tiền điện tử mà nhà đầu tư cần biết qua. Các thông tin này chỉ mang tính đặc trưng, mời bạn đọc tham khảo nhé. Cụ thể như sau:
- Theo quy định của bộ luật dân sự thì tiền ảo không phải là một tài sản được chấp thuận.
- Một số hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình giao dịch tiền điện tử như: tạo ra các thông tin nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật; cản trở việc lựa chọn sử dụng giao dịch tiền điện tử; cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình chuyển, gửi và nhận dữ liệu; tạo hoặc phát tán phần mềm làm rối loạn, phá hoại hệ thống điều hành về giao dịch tiền điện tử.
- Nhà nước khuyến khích các tổ chức và cá nhân thực hiện thanh toán tiền điện tử trong môi trường mạng đươc quy định theo pháp luật.
Từ 3 thông tin căn bản này chúng ta thấy được rằng quy định về tiền điện tử tại Việt Nam không hề cấm các hình thức thanh toán khác ngoài đồng VNĐ. Đồng thời họ cũng khuyến khích mọi người thực hiện các giao dịch thanh toán tiền điện tử một cách cẩn trọng.
Điều này cũng dễ hiểu vì trong quá trình giao dịch tiền điện tử rất nhiều nhà đầu tư copy nhằm địa chỉ nên dẫn đến tính trạng mất tài sản và không có đơn vị nào có thể đứng ra lấy lại được. Chính vì vậy, để đầu tư tiền điện tử một cách tối ưu nhất, mỗi trader cần trang bị cho mình các kiến thức chuyên môn cũng như tìm hiểu rõ về thị trường trước khi vấn thân vào.
Bài viết liên quan:
- Đặc điểm của một số ví coin phổ biến. Nên dùng ví coin nào là an toàn
- Tìm hiểu các thuật ngữ tiền ảo được các nhà đầu sử dụng nhiều nhất
- Mua bán đồng coin trên sàn binance với các thao tác đơn giản
- Hiện nay, mua coin trên binance bằng usdt như thế nào?
- Hướng dẫn kiếm tiền từ swap coin hiệu quả
- Phương pháp trade coin hiệu quả được sử dụng nhiều nhất
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien