Đối với những ai vừa mới bắt đầu tìm hiểu về thị trường Bitcoin thì chắc hẳn sẽ còn lạ lẫm với Stablecoin. Đây là một loại tiền điện tử có giá trị ổn định và được kết nối với Fiat. Để biết thêm những thông tin liên quan đến Stablecoin thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Stablecoin là gì?
Stablecoin là loại tiền mã hóa được thiết lập trên nhiều chuỗi mạng lưới, đồng coin này được duy trì tương đối bình ổn. Với mục tiêu chính là ngăn chặn những rủi ro của biến động volatility (giá thị trường) thông qua phương thức bám trụ vào một giá trị cố định nào đó để tiếp tục hoạt động.
Stablecoin phải có tính phổ biến cao, ít có khả năng biến động về giá và không chịu sự giám sát hay quản lý từ một tổ chức Ngân hàng nào. Các đồng Tether (USDT) là đại diện coin cho Stablecoin, đồng coin này được sử dụng khá nhiều trên các sàn giao dịch tiền điện tử.
Cách thức hoạt động của Stablecoin
Trên thị trường Bitcoin sẽ có nhiều yếu tố xuất hiện gây biến động cho các loại đồng coin. Chính vì vậy, có khá nhiều dự án và ý tưởng được sáng lập để giải quyết vấn đề này.
Họ muốn ngăn chặn hoặc giảm tối đa những rắc rối có thể xảy ra trong hệ sinh thái tiền điện tử. Bằng phương thức sáng lập ra một loại tiền điện tử mang giá trị ổn định nhưng đồng coin đó cũng phải tuân thủ những quy định liên quan đến quá trình giao dịch như: tốc độ phải nhanh chóng,…
Phân loại Stablecoin
Theo Standard được đặt ra “tỷ lệ tài sản thế chấp” (backed) để phân chia Stablecoin thành các loại sau:
Stablecoin tập trung
Loại Stablecoin này có nhiệm vụ chủ yếu là lưu trữ các đồng USD hoặc tài sản Fiat, đảm bảo tỷ lệ 1:1 giữa 2 đồng coin USDT và USD.
Ngoài ra, Stablecoin tập trung còn được 1 tổ chức thuộc bên thứ ba bảo lãnh về độ uy tín và chịu sự quản lý bởi đơn vị này. Tuy nhiên, người dùng cũng có tâm lý e ngại vì Tether không có một bộ phận kiểm soát tài chính. Nếu không có sự minh bạch trong quá trình giao dịch tài sản thì có thể gây ảnh hưởng đến thị trường.
Stablecoin Phi tập trung
Đây là loại Stablecoin được thiết lập từ những tài sản mà người dùng sử dụng để đặt cọc với giá trị cao. Một ví dụ cụ thể là DAI – đây là loại coin được đúc với giá trị lên đến 1.6$.
Nếu tài sản đặt cọc có giá trị thấp (dưới mức tối thiểu) thì Vault sẽ được bán ra. Vì vậy, đồng DAI sẽ có giá trị ngang mức PEG.
Stablecoin Thuật toán
Đây là loại Stablecoin không cần đến tài sản lưu trữ. Nó hoạt động chủ yếu thông qua những thuật toán và Smart Contract để dễ dàng giám sát các nguồn cung token đã được ra mắt.
Để có thể giữ loại đồng ở một mức giá ổn nhất thì Stablecoin thuật toán có cách thức hoạt động khá nghiêm túc và chỉnh chu như một tổ chức ngân hàng. Thông qua phương thức điều tiết các nguồn cung cầu nhằm mục đích bổ trợ giá cho nhau. Đồng BAC là một ví dụ điển hình.
Stablecoin Dự trữ theo phân đoạn
Stablecoin Dự trữ theo phân đoạn là kết quả của sự phối hợp của dự trữ đầy đủ Stablecoin và không dự trữ Stablecoin. Loại Stablecoin này luôn có mức giá ổn định.
Đồng coin nổi trội của loại Stablecoin này là FRAX, khi FRAX được đúc và phát hành trên thị trường sẽ chỉ được lưu giữ lại 1 phần giá trị thông qua USDC. Phần còn lại sẽ được FXS hút đi.
Đánh giá tổng quan về Stablecoin
Ưu điểm
- Hoạt động trên Blockchain: tốc độ giao dịch nhanh chóng, có tính năng chuyển khoản, tiện ích với người dùng. Ngoài ra, nó không bị kiểm tra từ một bên nào.
- Trị giá tài sản ổn: Hỗ trợ khách hàng trong quá trình thảo luận và ẩn náu an toàn khi xuất hiện tình trạng biến động.
- Chi phí thấp: Stablecoin không chịu sự quản lý từ một bên thứ ba nào nên nó hỗ trợ hiệu quả trong chi phí giao dịch. Các nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch các loại stablecoin tại các sàn uy tín như Remitano,… với mức phí hợp lý.
- Công khai minh bạch: Người dùng giao dịch Stablecoin đều sẽ thấy rõ điều này trên các nền tảng Blockchain. Bạn có thể follow những giao dịch vừa diễn ra một cách rõ ràng mà những phương thức giao dịch khác không thể làm được.
Nhược điểm
- NCC có thể dễ dàng lôi kéo Stablecoin: Một trong những nhược điểm đáng lo ngại của Stablecoin đó chính là sự điều khiển bởi một đơn vị có quyền hành. Những đơn vị cung cấp này không có một bộ phận kiểm tra tài chính nào khiến người dùng sử dụng Stablecoin lo lắng sẽ mất tài sản bất cứ lúc nào.
- Bị tác động bởi Traditional finance: Các loại Stablecoin thường được ví với loại tiền truyền thống. Vì những tác động từ bên ngoài bao gồm: nền kinh tế thế giới, gần đây nhất là đại dịch covid-19 làm cho giá trị của Stablecoin bị lung lay, thiếu ổn định.
- Không có đơn vị quản lý: Hạn chế này cũng khiến cho Stablecoin mất đi giá trị trên sàn giao dịch. Vì không chịu sự kiểm soát của một tổ chức nào nên Stablecoin cũng gây ra sự lo lắng về tính bảo mật.
Có nên đầu tư vào Stablecoin không?
Hiện nay, vấn đề này vẫn đang được thảo luận và thậm chí gây ra nhiều ý kiến trái chiều về việc có nên đầu tư vào Stablecoin. Tuy nhiên, hãy xem xét từ những phương diện sau:
Trường hợp nên đầu tư:
- Bạn là một người mới tham gia vào nền tảng Blockchain và chưa có nhiều hiểu biết về thị trường này thì hãy giữ nguyên số tài sản KTS vào Stablecoin.
- Bên cạnh đó, sẽ có thời gian tiền điện tử có thể bị giảm sút đáng kể dẫn đến các giá trị của chúng cũng giảm theo. Vì vậy, trong thời điểm đó, người dùng nên chuyển đổi số tài sản KTS đang sở hữu sang Stablecoin để giữ nguyên giá trị ổn định.
Trường hợp không nên đầu tư:
- Khi bạn có đầy đủ kiến thức về thị trường Bitcoin và có một tâm lý vững vàng cùng cái đầu mạnh mẽ trước những ảnh hưởng giá trên thị trường. Lúc này, bạn có thể biết cách phân chia những tài sản sở hữu vào các loại tiền điện tử để kiếm thêm lợi nhuận cho mình.
- Tuy Stablecoin là một đồng tiền mã hóa có giá trị ổn định nhưng lại không có khả năng tăng cao. Chính vì thế, nếu bạn muốn kiếm thêm lợi nhuận thì không nên đầu tư vào Stablecoin.
Kết luận
Nói chung, Stablecoin là một loại tiền mã hóa nhắm vào mục đích giữ ổn định giá trị tài sản cho người dùng chứ không phải là một loại coin thích hợp để kiếm lời. Một lời khuyên chân thành, bạn nên biết cách phân chia tài sản sở hữu đang có một cách hợp lý. Từ đó, bạn sẽ tìm ra hướng đi đúng đắn để đầu tư vào một loại hình thích hợp. Hy vọng với những thông tin về Stablecoin sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích và có những quyết định đầu tư sáng suốt nhé!
Các bài viết tham khảo
- Binance NFT là gì ? Hướng dẫn sử dụng Binance NFT mới nhất
- GameFi là gì? Tìm hiểu kết hợp giữa Defi, NFT và blockchain game
- Dữ liệu On-chain là gì? Tìm hiểu chi tiết về dữ liệu On-chain
- Thuật toán đồng thuận là gì? Một số thuật toán Blockchain cần biết
- Hold Coin là gì? Chiến lược Hold Coin hiệu quả mới nhất
- Trade coin là gì? Hướng dẫn Trade coin cho người mới bắt đầu
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien