Để có một giao dịch thành công, các trader phải nắm được những công cụ phân tích thị trường quan trọng. Trong đó, Harmonic là một mô hình không chỉ có kết cấu đặc biệt mà còn có khả năng xác định được từng chỉ số mô hình chuẩn xác.
Bên cạnh đó, bằng chỉ số Fibonacci giúp nhận diện các vùng bật lại chiều xu hướng tương đối đúng đắn. Ngoài ra, mô hình giá Harmonic còn giúp các trader nhận diện chiều di chuyển tiếp theo của giá theo xu hướng đã định.
Có thể nói kiến thức về mô hình giá Harmonic là vô tận, ở những bài học trước chúng ta đã cùng nghiên cứu đa dạng kiến thức về các cấu trúc mô hình cơ bản, quy tắc sử dụng cũng như 3 bước giao dịch với mô hình giá Harmonic. Ở bài viết này, các bạn hãy cùng thuvientaichinh tổng kết lại những kiến thức về mô hình giá Harmonic trong đầu tư tài chính nhé.
Điểm khác biệt của mô hình giá Harmonic
- So với các công cụ giao dịch Forex khác, thì mô hình giá Harmonic không chỉ khác biệt khi nó sử dụng tỷ lệ Fibonacci để xác định các bước ngoặt của thị trường.
- Mà nó còn cung cấp cho các trader những chuyển biến tiềm năng trong giao dịch Forex, cũng như các sóng ngược chiều xu hướng hoặc các điểm “bật” đảo chiều.
- Bên cạnh đó, với các dao động và cách thức hoạt động ở công cụ này sẽ giúp cho các trader thuận lợi giao dịch một cách đáng tin cậy.
Các đặc trưng của mô hình nguyên thủy Harmonic
Mô hình nguyên thủy của Harmonic có các đặc trưng sau:
- Không sử dụng tỷ lệ Fibonacci.
- Có 2 loại mô hình chính là Gartley tăng giá (Bullish Gartley) và Gartley giảm giá (Bearish Gartley).
- Mô hình cơ bản từ 5 điểm tạo thành 2 đỉnh núi lửa nằm xui (Gartley tăng giá) hoặc 2 đỉnh núi lửa nằm ngược (Gartley giảm giá).
- Đối với mô hình Gartley tăng giá thì điểm D không được thấp hơn điểm X và điểm C luôn thấp hơn điểm A.
- Đối với mô hình Gartley giảm giá thì điểm D không được vượt quá điểm X và điểm C không được vượt quá điểm A.
Các mô hình giá Harmonic quan trọng thường gặp trong Forex
Chỉ từ một mô hình nguyên thủy mà các chuyên gia trading đã sáng tạo thêm rất nhiều biến thể mô hình giá Harmonic khác nhau. Trong đó, có 6 mô hình cơ bản nhất mà các trader đã phát hiện và sử dụng cho đến tận bây giờ là:
- Mô hình Gartley (Gartley Bullish/Bearish)
- Mô hình AB=CD (AB=CD Bullish/Bearish)
- Mô hình 3 sóng ngang – Three Drive (3-Drives Bullish/Bearish)
- Mô hình con cua – Crab (Crab Bullish/Bearish)
- Mô hình con dơi – Bat (Bat Bullish/Bearish)
- Mô hình con bướm – Butterfly (Butterfly Bullish/Bearish)
- Mô hình cá mập Shark (Shark Bullish/Bearish)
- Mô hình mật mã – Cypher (Cypher Bullish/Bearish)
Các mô hình này đều có điểm chung là xuất phát từ 5 điểm X-A-B-C-D để cấu thành một mẫu hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, các trader có thể dễ dàng nhận biết bởi hình dáng đặc trưng của các mô hình này là chữ W (mô hình giá tăng) hoặc chữ M (mô hình giá giảm).
Trong các mẫu Harmonic trên, theo chúng tôi các trader thường nhìn thấy nhiều nhất trong các giao dịch là mô hình Gartley, mô hình ABCD hoặc mô hình 3 sóng ngang – Three Drive.
Các bước giao dịch hiệu quả với mô hình giá Harmonic
Các công đoạn xác định mô hình Harmonic cực kỳ khó đoán, đòi hỏi người sử dụng phải đo lường được chính xác các tỷ lệ. Đặc biệt hơn là mô hình này lại có thêm nhiều biến thể mô hình con như vậy.
Do đó việc nắm bắt được các bước để xác định mô hình này là cực kỳ quan trọng. Điều tiên quyết nhất chính là các trader phải cực kỳ kiên nhẫn và chờ đợi “khoảnh khắc ngàn vàng” đến với mình khi các mô hình hoàn thiện.
Bước 1: Nhận diện vị trí mô hình giá Harmonic tiềm năng.
- Để xác định được các mô hình giá Harmonic tiềm năng phải dựa vào sự tinh nhạy quan sát và các biến động giá trong phiên giao dịch. Tất cả các “price action” điều sẽ tạo nên các hình dáng đặc biệt.
- Nhưng để quan sát kỹ càng còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tư duy hình ảnh của mỗi cá nhân.
- Thay vào đó, chúng ta có thể kết hợp cùng công cụ Fibonacci để xác định chính xác từng mô hình.
Bước 2: Tiến hành tính toán tỷ lệ Fibonacci trong mô hình Harmonic tiềm năng.
- Ở bước này khi sử dụng tỷ lệ Fibonacci thoái lui (Fibonacci Retracement) hoặc Fibonacci mở rộng (Fibonacci Extension) vào đồ thị.
- Và thuận tiện so sánh các chỉ số đạt được để tìm cho mình một mô hình phù hợp thì thuvientaichinh gợi ý đến bạn một sơ đồ phát họa như bên dưới.
- Từ những số liệu có được bạn hãy đối chiếu với bảng bên dưới để thu về kết quả mong muốn nhé.
Với bảng dưới, các kí hiệu được hiểu như sau:
- B: Điểm B tương ứng trên mô hình.
- C: Điểm C tương ứng trên mô hình.
- D: Điểm D tương ứng trên mô hình.
- TP (take profit): Chốt lời.
Bước 3: Đặt lệnh mua, bán hoặc không giao dịch khi mô hình Harmonic hoàn tất.
Sau khi mô hình kết thúc tương ứng với các tỷ lệ Fibonacci, thì trader của chúng ta có thể đặt lệnh mua, lệnh bán hoặc chờ đợi sự xuất hiện của những cây nến tín hiệu để xác nhận thị trường. Nếu ngược lại, lời khuyên đối với các trader là nên đứng ngoài và quan sát hành vi của giá.
Lời kết
Trong phân tích kỹ thuật, mô hình giá Harmonic là công cụ đem đến các tính hiệu tương đối chính xác và mang bản chất tính toán để giao dịch. Chính vì thế, các kỹ thuật này đòi hỏi người dùng cần phải nhẫn nại, thường xuyên luyện tập và nghiên cứu chuyên sâu hơn. Bên cạnh đó, bất kỳ mô hình giá Harmonic nào cũng có sự tương đối, do đó các trader cần tận dụng chúng khi có sự phối hợp cùng với chỉ báo Fibonacci để chốt lời hiệu quả nhất nhé.
Các bài viết liên quan:
- Cách sử dụng đường EMA trong Forex tốt nhất
- Giá Bid và Ask trong giao dịch Forex
- Tìm hiểu từ A-Z mô hình nến búa ngược ( Inverted Hammer) là gì?
- Nến Nhật là gì? Các mô hình nến Nhật thường gặp bạn nên biết
- Cách đọc và phân tích biểu đồ nến Nhật trong Forex
- Mô hình giá là gì ? Những mô hình giá phổ biến trong Forex
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien