Sau khi chúng ta đã tìm hiểu các yếu tố có thể giúp cho nhà đầu tư đánh giá được tiềm lực của doanh nghiệp. Tiếp theo đây chúng ta sẽ xem xét đến một trong những công cụ phổ biến được các nhà đầu tư sử dụng để lựa chọn ra cổ phiếu phù hợp để đầu tư. Đó chính là tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) và tỷ lệ bán hàng (PSR). Đây cũng là hai nguồn thông tin quan trọng để đánh giá được kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Vậy cụ thể tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) và tỷ lệ bán hàng (PSR) là gì? Hãy cùng Thuvientaichinh tìm hiểu ngay thôi nào!
Tổng quát về tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E)
Định nghĩa tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E)?
- Tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) chính là hệ số mà thông qua đó chúng ta có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh của một công ty được đăng ký hoạt động công khai trên thị trường đầu tư chứng khoán. Theo đó, hệ số này được đo lường và được tạo thành từ hai yếu tố là mối quan hệ thị trường và thu nhập của mỗi cổ phiếu.
- Từ đó các nhà đầu tư có thể trả lời được câu hỏi là liệu cổ phiếu này đang được định giá quá cao hay quá thấp trên thị trường tài chính.
- Công thức tính tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) = giá cổ phiếu hiện tại/thu nhập trên mỗi cổ phiếu.
- Trong đó, giá cổ phiếu hiện tại thể hiện cho nhà đầu tư biết là các nhà giao dịch khác có thể sẵn sàng trả bao nhiêu tiền để sở hữu cổ phiếu. Ngoài ra, tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) của một công ty cũng có thể được so sánh với cổ phiếu của công ty khác nhưng phải cùng ngành.
Tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) quan trọng như thế nào?
- Trên thị trường chứng khoán thì tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) được xem như là một chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư.
- Thông thường, các nhà giao dịch sẽ quan tâm đến xu hướng định giá dài hạn xem xét đến việc làm thế nào tính P/E 10 hoặc P/E 30, đồng nghĩa với 10 hoặc 30 năm qua đối với thu nhập của công ty như thế nào.
- Tại sao người ta lại sử dụng các biện pháp dài hạn, bởi vì nó có thể bù đắp cho những thay đổi trong chu kỳ kinh doanh.
- Đồng thời các biện pháp còn được sử dụng khi nhà đầu tư đang cố gắng đánh giá giá trị tổng thể của chỉ số chứng khoán, ví dụ như S&P 500.
- Cụ thể là tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) đã có những bước chuyển mình khi dao động 6 lần vào năm 1949 đến hơn 120 lần vào năm 2009.
- Theo đó bình quân dài hạn của chỉ số này là 15 lần, điều này đồng nghĩa với việc tổng phí cao hơn 15 lần so với thu nhập trung bình có trọng số.
Tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) có bao nhiêu loại?
Tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) được chia thành 2 loại là tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) kéo dài và tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) chuyển tiếp. Cụ thể đặc điểm của nó như sau:
- Tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) chuyển tiếp được sử dụng để giá ước tính cho thu nhập và giúp cho chúng ta có thể so sánh được thu nhập hiện tại với thu nhập trong tương lai.
- Tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) kéo dài sẽ phụ thuộc rất nhiều vào hiệu suất của quá khứ bằng cách lấy giá cổ phiếu ở thời điểm hiện tại chia cho tổng thu nhập EPS trong 12 tháng gần nhất. Mặc dù rất nhiều nhà đầu tư rất tin tưởng vào những con số này vì nó cực kỳ khách quan. Nhưng tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) kéo dài có một nhược điểm là những hiệu suất trong quá khứ không thể nào tiên liệu trước cho tương lai.
Tổng quát về tỷ lệ bán hàng (PSR)
Định nghĩa tỷ lệ bán hàng (PSR) là gì?
- Để tính được tỷ lệ bán hàng (PSR) (hay còn được gọi là giá/bán hàng hoặc P/S) thì bạn chỉ cần lấy vốn hóa thị trường thị trường chia cho tổng doanh thu hoặc doanh thu của công ty trong thời gian gần nhất.
- Trong đó vốn hóa thị trường sẽ tính theo công thức lấy số lượng cổ phiếu đang lưu hành nhân với giá cổ phiếu. Trường hợp mà các nhà đầu tư ghi nhận được tỷ lệ bán hàng (PSR) càng thấp thì chứng tỏ kênh đầu tư này càng hấp dẫn.
Tầm quan trọng của tỷ lệ bán hàng (PSR)
Thông giá tỷ lệ bán hàng (PSR) các nhà đầu tư có thể định cỡ được giá cổ phiếu. Cụ thể là định giá bao nhiêu mỗi đô la doanh số của doanh nghiệp và tìm ra những cổ phiếu chưa thật sự tăng trưởng chưa có nhiều hiệu quả hoặc đang hứng chịu một thất bại tạm thời.
- Các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định giao dịch trong đầu tư chứng khoán ở trường hợp sau.
- Nếu như doanh nghiệp chưa kiếm ra lợi nhuận thì bạn sẽ xem xét đến tỷ lệ bán hàng đang cao hay thấp. Và khi so sánh với những công ty cùng ngành tương đương mà tỷ lệ này vẫn thấp hơn thì bạn hãy mua vào vì định giá của cổ phiếu thấp.
- Tất nhiên chỉ dựa vào một yếu tố thôi là chưa đủ bạn cần phải kết hợp với tỷ lệ và những số liệu tài chính khác.
Như vậy là Thuvientaichinh tài chính đã cung cấp cho bạn các công cụ chỉ báo giúp định giá được tài sản chứng khoán. Nhưng đây chỉ là một phần cực nhỏ khi bắt đầu tìm hiểu đầu tư. Do đó, bạn cần tìm hiểu thêm nhiều thông tin khác để gia tăng thêm độ chính xác và đưa ra quyết định tối ưu hơn nhé.
Bài viết liên quan:
- Mô hình búa hammer ngược là gì? Cách giao dịch ra sao?
- Tìm hiểu đường moving average từ A đến Z
- Phân tích kỹ thuật trong forex như thế nào là hiệu quả?
- Đầu tư forex tại việt nam có hợp pháp không?
- Cách đầu tư sàn forex an toàn
- Đầu tư vào forex, lãi khủng hay mất trắng?
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien