Rất nhiều nhà đầu tư gặp trường hợp nhận được một email thông báo là tài khoản MEXC của trader cần phải được nâng cấp vì lý do bảo mật. Nhà đầu tư nhanh chóng click vào đường link trong email và đăng nhập tài khoản MEXC của mình. Nhưng ngay sau đó, bạn phát hiện là tài khoản của mình hoàn toàn trống rỗng và tiền cũng không còn một đồng nào. Đây chính là một minh chứng cho Phishing – Hình thức lừa đảo vô cùng tinh vi mà các nhà giao dịch cần phải tìm cách phòng chống trong thị trường crypto.
Tìm hiểu về Phishing là gì?
Thuật ngữ Phishing được ra đời vào năm 1987 và nó dùng để ám chỉ về các cuộc tấn công mạng của hacker. Trong thị trường tiền điện tử thì các tin tặc sẽ giả mạo thành một đơn vị cung cấp giao dịch coin uy tin và đánh cắp thông tin tài khoản của nhà đầu tư. Hình thức mà các Phishing nhắm đến chính là vận dụng gửi thông báo qua email và tin nhắn. Nếu như các nhà giao dịch không chú ý và sơ sót nhấn ngay vào link giả mạo. Cũng như đăng nhập tài khoản của mình thì bạn sẽ biến thành con mồi của những kẻ Phishing.
Các hình thức Phishing phổ biến trong thị trường tiền điện tử
Nếu như bạn muốn biết cách phòng chống Phishing hiệu quả thì cần phải biết qua các hình thức lừa đảo này ra sao. Hiện tại Thuvientaichinh đã thống kê được 3 hình thức lừa đảo Phishing phổ biến nhất. Chắc chắn nhà giao dịch sẽ rất dễ bắt gặp ở đâu đó.
Phishing Email
Hình thức lừa đảo mạng thường thấy nhất chính là Phishing Email. Những kẻ hacker sẽ sử dụng thủ thuật công nghệ để giả mạo thành công ty uy tín và gửi cho bạn một email lừa đảo. Mục đích của những đối tượng này chính là dẫn người dùng truy cập vào một đường dẫn cũng như yêu cầu cung cấp thông tin quan trọng. Các con mồi thiếu kinh nghiệm sẽ nhanh chóng sập bẫy và bị đánh cắp thông tin.
Điểm khó đoán nhất chính là các email giả mạo được thiết kế rất giống với email thật. Và nó chỉ khác ở một số điểm nhỏ như dấu chấm câu, thứ tự sắp xếp từ.
Website Phishing
Ở một mức độ chuyên nghiệp hơn thì các kẻ lừa đảo sẽ xây dựng nên một trang website riêng và khiến nạn nhân tin rằng đây là một trang website uy tín. Mục đích của hình thức này chính là lừa người khác đăng nhập tài khoản và đánh cắp thông tin của họ.
Hầu như những trang web giả mạo này đều được thiết kế giống đến hơn 98% so với trang website thật. Từ bố cục, thiết kế, nội dung đến cả link của website.
Voice Phishing
Còn một hình thức lừa đảo tinh vi hơn nữa chính là thông qua các hộp thoại tự động. Nhà đầu tư sẽ nhận được thông báo tin nhắn về tài khoản của bạn gặp sự cố trên sàn giao dịch tiền mã hóa. Hoặc một số tình huống bất thường liên quan đến thẻ tín dụng. Theo đó, những kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu nhà giao dịch nạn nhân xác nhận một số thông tin quan trọng và đánh cắp nó nhằm mục đích cướp đoạt tài sản.
Cách phòng chống Phishing hiệu quả trong thị trường crypto
Có thể nói Phising là một trong những hình thức lừa đảo tinh vi và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho nhà đầu tư lẫn thị trường Crypto. Chính vì lẽ đó mà bạn cần phải biết cách phòng chống một cách hiệu quả. Cụ thể như sau:
- Bạn cần cảnh giác với những email nhận được từ người lạ, đặc biệt là những nội dung yêu cầu bạn cung cấp thông tin xác nhận.
- Những đường dẫn trong mail đưa bạn đến một trang website khác ngoài những trang website chính thông từ sàn giao dịch thì đều đáng ngờ. Nếu như bất cập ở đâu thì trader cần phải thoát ra ngay và không cung cấp bất kỳ một thông tin nào cả.
- Cần phải từ chối trả lời email từ người lạ.
- Nếu bạn muốn kiểm tra chuyên sâu hơn thì hãy check phần Secure Sockets Layer và Digital certificate để biết chắc chắn đó website đó có an toàn hay không.
- Đánh dấu trang những website mình hay dùng trên thanh công cụ để đảm bảo là trader truy cập vào đúng nơi.
- Tuyệt đối giữ bí mật thông tin cá nhân và không cung cấp cho bất kỳ ai lạ mặt.
Nếu bị tấn công Phishing thì bạn cần phải làm gì?
Việc bị tấn công bởi Phishing rất khó tránh khỏi, đặc biệt là đối với những nhà giao dịch mới chưa nắm bắt nhiều thông tin Crypto. Bạn hãy hình dung về việc bị tấn công Phishing cũng tương tự như việc bạn chuyển tiền nhầm ví và không có cách nào lấy lại được. Chính vì thế, điều quan trọng nhất vẫn là bạn phải hiểu rõ và nhận ra được dấu hiệu lừa đảo của hacker.
Chỉ với một cú click chuột thôi thì sẽ dẫn đến nhiều tổn thất lớn cho nhà giao dịch. Bất chấp những bộ lọc email rác thì bạn vẫn nên hết sức thận trọng. Nếu như bạn không may gặp phải tình trạng này thì hãy nhanh chóng liên lạc với đội ngũ chăm sóc khách hàng của sàn giao dịch để nhờ họ kiểm tra tài khoản. Hoặc nếu vẫn còn cơ hội cứu vãng tài khoản thì bạn hãy nhờ họ khóa tài khoản tạm thời để tránh trường hợp hacker đánh cắp toàn bộ tiền.
Còn nếu như tài khoản của bạn đã bị đánh cắp hoàn toàn thì nhà giao dịch hãy xem đó như là một bài học kinh nghiệm. Hy vọng các độc giả của chúng ta sẽ không rơi vào tình trạng này.
Bài viết liên quan:
- Metaverse là gì ? Những dự án Metaverse quan tâm
- Tìm hiểu các coin Metaverse và game Metaverse tiềm năng
- Binance coin (BNB) là gì? Có nên đầu tư BNB hay không
- Ripple (XRP) là gì ? Tìm hiểu chi tiết về Ripple
- Uniswap là gì? Thông tin về chi tiết về UNI
- Solana (SOL) là gì? Toàn tập về tiền điện tử SOL
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien